zalo
Mẹ bầu 15 tuần cần chú ý những gì?
Thai kỳ

Mẹ bầu 15 tuần cần chú ý những gì?

Thúy Anh
Thúy Anh

20/05/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Mẹ bầu 15 tuần sẽ cảm nhận được sự lớn lên từng ngày của bé cùng với những thay đổi trên cơ thể mẹ. Các triệu chứng các mẹ thường gặp là gì? Cần lưu ý những vấn đề gì để có thai kỳ khỏe mạnh?

Sự thay đổi trên cơ thể bà bầu tuần 15

Sau 3 tháng đầu thai kỳ, ở tuần thứ 15, mẹ bầu sẽ bắt đầu cảm nhận rõ rệt hơn những thay đổi trên cơ thể mình khi mang thai. 

Bụng lớn hơn

Cơ thể mẹ bầu sẽ tăng trung bình khoảng 1,5 - 2 kg. Điều này cũng đồng nghĩa với việc mẹ sẽ nhận thấy phần bụng của mình to hơn. 

Tuy nhiên lúc này thai phụ vẫn chưa nhận được rõ là bạn đang mang bầu nếu như chỉ nhìn từ bên ngoài. Chỉ khi sờ nén thành bụng mới có thể cảm nhận được đỉnh tử cung cao khoảng 10 - 12cm dưới rốn.

Bụng mẹ lúc này đã to hơn trước. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Cảm giác ốm nghén

Ở tuần 15, phần lớn các mẹ đều sẽ giảm cảm giác ốm nghén so với những ngày đầu. Mẹ cũng cảm thấy khỏe hơn vì đây là giai đoạn ổn định của thai kỳ. 

Đau dây chằng tròn

Trong giai đoạn thai nhi đang phát triển, buồng ối chứa nước ối và nhau thai ở bên trong. Vì thế thai phụ sẽ không tránh khỏi cảm giác đau nhói vùng chậu hay còn gọi là đau dây chằng tròn. 

Dây chằng tròn là hệ thống dây chằng ở vị trí khung xương chậu bao quanh tử cung. Khi tử cung giãn nở, phần dây chằng này cũng căng ra theo gây cảm giác khí chịu. 

Các cơn đau này thường sẽ kéo dài trong khoảng vài phút và thường xuất hiện trong 3 tháng đầu, cuối chu kỳ. 

Cảm giác nghẹt mũi

Mặc dù tam cá nguyệt thứ 2 được cho là khoảng thời gian dễ chịu nhất trong suốt thai kỳ nhưng một số những triệu chứng khó chịu vẫn có thể ảnh hưởng tới mẹ như cảm giác bị nghẹt mũi. 

Triệu chứng nghẹt mũi xuất hiện đến từ sự thay đổi hormone trong cơ thể mẹ bầu. Dấu hiệu nặng hơn có thể là chảy máu cam khi sự lưu lượng máu trong cơ thể gia tăng, mở rộng mạch máu tại khoang mũi. 

Không chỉ dừng lại ở việc gây ảnh hưởng tới mũi mà còn khiến mẹ dễ bị viêm nướu gây ra những khó chịu và tổn thương răng miệng. 

Nghẹt mũi. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Cảm nhận chuyển động của bé

Một số mẹ mang thai tuần 15 đã có thể cảm nhận được những chuyển động đầu tiên của bé. Lúc này mẹ sẽ thấy như tiếng vỗ nhẹ, ợ hơi, lách tách,... 

Càng về những tuần tiếp theo các âm thanh, cử động này sẽ rõ ràng hơn. Đây thực sự là những khoảnh khắc tuyệt vời kết nối giữa mẹ và bé. 

Mẹ đã có thể cảm nhận được chuyển động của em bé. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Khí hư

Nội tiết tố nữ sẽ tăng cao khi thai nhi được 15 tuần. Điều này ảnh hưởng lên niêm mạc âm đạo nên nhiều mẹ bầu 15 tuần sẽ thấy huyết trắng nhiều hơn trước. Huyết trắng có thể ra nhiều hơn trong thời gian suốt thai kỳ. 

Tuy nhiên, bà bầu cũng không nên quá lo lắng bởi độ axit cao trong dịch âm đạo sẽ tạo điều kiện tốt giúp ngăn chặn sự phát triển của các vi khuẩn có hại bên trong âm đạo. 

Huyết trắng ra nhiều hơn trước. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Thay đổi về tâm lý

Ngoài những thay đổi trên cơ thể, phụ nữ mang thai tuần thứ 15 cũng sẽ nhận thấy những thay đổi đặc biệt. Tâm trạng thất thường, khó kiểm soát vui buồn vô cớ. 

Nhiều mẹ có cảm giác thất vọng và mệt mỏi, tâm trí mơ hồ khó tập trung nên sẽ ảnh hưởng rất lớn tới công việc cũng như cuộc sống thường ngày. 

Thay đổi về tâm lý. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Một số triệu chứng có thể gặp

Sự phát triển của thai nhi 15 tuần diễn ra rất nhanh. Vì thế những dấu hiệu thay đổi bất thường trong cơ thể bà bầu 15 tuần cũng diễn ra mạnh mẽ. Các triệu chứng có thể phải đối mặt như:

  • Trào ngược thực quản - dạ dày do bổ sung quá nhiều thức ăn cùng lúc.

  • Hoa mắt, chóng mặt.

  • Đau đầu thường xuyên do gia tăng nội tiết tố, mệt mỏi, căng thẳng kéo dài. 

Đau đầu, chóng mặt. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Mang thai 15 tuần đã biết giới tính em bé chưa?

Chắc hẳn bất kỳ cha mẹ nào cũng đều mong ngóng biết được giới tính thai nhi cũng như sự phát triển của con. 

Theo các bác sĩ, ở giai đoạn tuần 15 đến 18, cơ quan sinh dục của thai nhi đã hình thành và phát triển hoàn chỉnh. Vì thế dựa vào các phương pháp y khoa mà các bác sĩ có thể xác định được chính xác giới tính của em bé. 

Để biết được thai nhi là trai hay gái, có thể áp dụng các phương pháp như: Siêu âm, chọc dò ối (xác định được giới tính, dị tật bẩm sinh nếu có và các bệnh lý liên quan tới nhiễm sắc thể giới tính).

Siêu âm giúp mẹ chẩn đoán giới tính thai nhi. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Sự phát triển của thai nhi 15 tuần tuổi

Ở tuần thứ 15, mức độ phát triển của thai nhi mạnh hơn so với ở tam cá nguyệt thứ nhất. Thông qua hình ảnh siêu âm, mẹ có thể nhận thấy ngoại hình của bé yêu một cách rõ ràng. 

  • Chiều dài thai nhi khoảng 12cm, nặng khoảng 57gr.

  • Phát triển nang lông, tuyến dưới da, da còn mỏng có thể nhìn xuyên qua da.

  • Tai phát triển hướng ra ngoài, nhưng vẫn ở vị trí hơi thấp. 

  • Hai mắt di chuyển cân đối hơn về gần mũi

  • Lông màu, tóc trên da đầu bắt đầu xuất hiện. 

  • Xương, tủy xương tạo nên hệ thống xương khớp tiếp tục phát triển. Cuối tuần 15, em bé có thể nắm tay nhờ sự phát triển của cơ bắp. 

Sự phát triển của thai nhi. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Xem thêm: Mẹ bầu 13 tuần có những thay đổi gì?

Bà bầu tuần thứ 15 cần chú ý những gì?

Trong tuần thứ 15 cũng như toàn bộ thai kỳ, các mẹ cần đặc biệt lưu ý tới chế độ chăm sóc để luôn khỏe mạnh và có một tinh thần thoải mái nhất. 

Chế độ dinh dưỡng

Theo các chuyên gia, ở giai đoạn này mẹ bầu 15 tuần cần tiếp tục duy trì chế độ dinh dưỡng thông qua chế độ ăn đa dạng. Trong đó chú trọng bổ sung sắt, acid folic, canxi. 

  • Cung cấp trái cây, rau xanh trong khẩu phần ăn hàng ngày để tránh tình trạng táo bón, cung cấp vitamin cho cơ thể. 

  • Sử dụng sữa, sản phẩm từ sữa để bổ sung canxi cho sự phát triển xương cho thai nhi. 

  • Cung cấp protein đặc biệt là thịt nạc, cá, trứng, thịt bò,...

Nên bổ sung đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Chăm sóc bản thân

Cùng với việc xây dựng chế độ ăn lành mạnh và đầy đủ dưỡng chất, thai phụ 15 tuần cần hết sức chú trọng tới việc chăm sóc bản thân.

Những điều nên làm

Để đảm bảo thai nhi 15 tuần tuổi khỏe mạnh, cơ thể phụ nữ mang thai khỏe khoắn, mẹ nên:

  • Uống đầy đủ nước: 2 - 3 lít/ngày 

  • Dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn, ngủ đủ giờ.

  • Ăn uống khoa học, chia nhỏ bữa ăn theo các khung giờ. 

  • Luyện tập những bài thể dục nhẹ nhàng để giảm thiểu tình trạng đau nhức.

Ngủ đủ giấc. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Những điều nên tránh

Nhằm hạn chế tối đa những tác động tiêu cực đến con, mẹ bầu nên chủ động tránh: 

  • Tiếp xúc với khu vực có môi trường không khí ô nhiễm.

  • Luyện tập quá sức.

  • Sử dụng thuốc không đúng cách.

  • Suy nghĩ, lo lắng, buồn phiền.

  • Bỏ ăn hoặc ăn quá mức.

Không được tự ý sử dụng thuốc nếu chưa có chỉ định của bác sĩ. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Tư thế ngủ

Thời gian này, bụng các mẹ đã lớn dần nên thai phụ cần lưu ý trong tư thế ngủ để tránh những áp lực lên vùng bụng. Tư thế nằm nghiêng về một bên là thoải mái và lành mạnh nhất. 

Nếu như mẹ bầu nằm ngửa sẽ gây áp lực tới các động mạch lớn cung cấp máu cho phần dưới cơ thể mẹ và bé. Như vậy vô tình sẽ khiến cả mẹ và thai nhi thiếu oxy, làm cho hoạt động thở trở nên khó khăn hơn. 

Bên cạnh đó, việc nằm sấp cũng không nên vì áp lực tới tử cung càng lớn hơn, thậm chí còn gây nguy hiểm tới bé. 

Nên nằm nghiêng để tránh áp lực lên vùng bụng. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Vận động

Vận động rất tốt cho các mẹ bầu trong việc duy trì và nâng cao sức khỏe. Tuy nhiên, các mẹ nên lựa chọn những bài tập nhẹ nhàng để thực hiện một cách hiệu quả. 

Thai phụ nên tập bài nhấn lưng củng cố hỗ trợ tốt tư thế khi mang thai. Cách tập rất đơn giản:

  • Đứng dựa lưng vào tường, giang 2 chân bằng vai.

  • Ấn nhẹ phần lưng vào tường giữ trong vòng 5 - 10s.

  • Lặp lại như vậy từ 5 - 10 lần. 

Quản lý cân nặng

Kiểm soát cân nặng là vấn đề vô cùng quan trọng với các mẹ bầu. Với đặc thù chiều cao, cơ xương và cơ bắp của phụ nữ Việt thì lượng cân nặng mẹ bầu 15 tuần cần thấp hơn so với chuẩn cân nặng chung trên thế giới. 

Trung bình cân nặng lý tưởng ở tuần tăng xấp xỉ khoảng 1 kg cho tới thời điểm siêu âm thai 15 tuần. Nếu như trường hợp mẹ bị nghén ở tam cá nguyệt thứ nhất thì đến giai đoạn này có thể tăng lên 2kg. 

Quản lý cân nặng. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Chú ý hiện tượng tiền sản giật

Tiền sản giật luôn là mối đe dọa lớn tới các mẹ bầu tuần 15. Từ thời gian này trở đi nguy cơ tiền sản giật còn đi kèm với các triệu chứng tăng huyết áp, tiểu ra protein, rối loạn các chức năng, ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe của mẹ và bé. 

Nếu như nằm trong nhóm có nguy cơ cao bị tiền sản giật, các mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ thường xuyên về việc sử dụng thuốc dự phòng. Đồng thời, cung cấp đủ canxi trong chế độ ăn để cải thiện đáng kể tình trạng này. 

Chú ý hiện tượng tiền sản giật. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Trên đây là những thay đổi thường gặp khi mẹ bầu 15 tuần. Để giảm thiểu những khó chịu trong thời gian này các mẹ nên lưu ý tới các vấn đề chăm sóc sức khỏe, luyện tập, ổn định tâm lý để trải qua tam cá nguyệt thứ hai một cách an toàn nhất. 

15 Weeks Pregnant - Truy cập ngày 17/05/2022

https://www.whattoexpect.com/pregnancy/week-by-week/week-15.aspx

15 Weeks Pregnant - Truy cập ngày 17/05/2022

https://www.babycenter.com/pregnancy/week-by-week/15-weeks-pregnant

15 Weeks Pregnant - Truy cập ngày 17/05/2022

https://www.thebump.com/pregnancy-week-by-week/15-weeks-pregnant

15 Weeks Pregnant: Symptoms, Tips, and More - Truy cập ngày 17/05/2022

https://www.healthline.com/health/pregnancy/15-weeks-pregnant

Thúy Anh
Thúy Anh

Với kinh nghiệm 3 năm viết bài đa lĩnh vực và thực hành nuôi dạy con thông qua ứng dụng Monkey hàng ngày. Tôi mong muốn chia sẻ những kiến thức dạy trẻ tốt nhất cho các phụ huynh đang đọc bài viết của mình

Bài viết liên quan
Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!