Cùng với sự phát triển của thai nhi, cơ thể bà bầu tháng thứ 3 cũng có nhiều thay đổi. Mẹ bầu cần lưu ý rất nhiều điều để đảm bảo sức khỏe thể chất và tinh thần luôn được tốt.
Sự phát triển của thai nhi 3 tháng
Thai nhi 3 tháng phát triển với tốc độ rất nhanh, không còn là phôi thai mà đã thành bào thai, với các chức năng cơ thể đang dần hoàn thiện qua mỗi tuần.
-
Kích thước dài 5,3cm, giống quả chanh và nặng khoảng 14gr.
-
Đã hình thành rõ rệt mắt, mũi, miệng, cằm và tai; Mắt dù chưa mở nhưng đã có thể nheo, miệng có cử động mút rất đáng yêu.
-
Tóc cũng hình thành, chồi răng nhỏ xuất hiện dưới nướu.
-
Tay và chân bắt đầu dài ra và hình thành từng ngón riêng biệt, xuất hiện móng và các ngón chân đã có thể cuộn lại, đầu nhỏ lại dài bằng 1/3 chiều dài cơ thể.
-
Não, tế bào thần kinh và các khớp thần kinh cũng phát triển với tốc độ chóng mặt, sản sinh thêm khoảng 250.000 tế bào mới mỗi phút.
-
Thận đã hoạt động được, có thể lọc và đào thải những chất dư thừa dưới dạng nước tiểu.
-
Tim đã được chia thành 4 ngăn, bắt đầu xuất hiện van tim.
-
Hệ tiêu hóa, phổi và hệ tiết niệu đã bắt đầu hình thành, các cơ quan thiết yếu khác gồm ruột và gan đã hoạt động đúng chức năng cần đảm nhận.
-
Cơ quan sinh sản cũng đang phát triển nhanh chóng bên trong nhưng nhìn bên ngoài vẫn chưa rõ ràng là bé trai hay gái.
-
Nhau thai đã phát triển tương đối hoàn thiện, đảm nhận phần lớn việc sản sinh ra hormone.
Những thay đổi đối với bà bầu 3 tháng
Cơ thể bà bầu tháng thứ 3 mặc dù vẫn còn phải đối mặt với các triệu chứng đặc trưng ở 3 tháng đầu thai kỳ nhưng sẽ dần giảm bớt qua các tuần.
Tuần thứ 9
Tuần thứ 9 của thai kỳ, lượng hormone đạt đến đỉnh điểm khiến mẹ có thể phải đối mặt với một số triệu chứng dữ dội nhất trước khi chúng biến mất dần dần ở các tuần tiếp theo:
-
Thường xuyên phải đi tiểu do kích thước tử cung đã to gấp đôi chèn lên bàng quang và thận cũng phải làm việc nhiều hơn.
-
Hơi đau ở vùng bụng dưới do dây chằng bị chèn ép.
-
Có thể ra nhiều khí hư với dịch nhầy không mùi, trong suốt để giúp loại bỏ vi khuẩn.
-
Tuyến sữa bắt đầu phát triển khiến ngực dần lớn và đậm màu hơn.
Tuần thứ 10
Sang tuần 10, mẹ sẽ cảm thấy sức khỏe được cải thiện hơn:
-
Mọi cảm giác ốm nghén và mệt mỏi giảm dần.
-
Tăng tiết dịch âm đạo.
-
Có thể bị chảy máu nướu do sự thay đổi nội tiết.
-
Cảm giác đau ở vùng lưng hông do dây chằng bị kéo căng.
Tuần thứ 11
Mẹ bầu tuần thứ 11 có những dầu hiệu sau:
-
Xuất hiện triệu chứng chuột rút do tử cung chèn ép khiến lưu lượng máu đến các bộ phận như tay, chân khó khăn hơn.
-
Bụng đã bắt đầu to hơn với kích thước tử cung gần bằng một quả bưởi.
-
Vùng da quanh rốn sẫm màu với các đường sọc nâu đậm hơn mỗi tuần.
-
Dễ gặp các vấn đề liên quan đến đường ruột, tiêu hóa như táo bón, khó tiêu, ợ nóng, đầy hơi, chướng bụng do hormone làm chậm tiêu hóa làm giãn van giữa dạ dày và thực quản của mẹ.
Tuần thứ 12
Ở tuần cuối của tháng 3, sự gia tăng các hormone thai kỳ đã dần ổn định nên các dấu hiệu điển hình ở giai đoạn này cũng giảm dần và biến mất:
-
Triệu chứng ốm nghén có dấu hiệu giảm đi rõ rệt, gần như biến mất, nhưng có thể lại xuất hiện tình trạng đau đầu, chóng mặt do sự thay đổi hormone, giảm đường huyết, mất nước, mất ngủ hoặc do lo lắng kéo dài.
-
Núm ti sẫm màu hơn, xuất hiện các tĩnh mạch màu xanh rất rõ ràng bên dưới da.
-
Tử cung tiếp tục lớn lên, tương đương kích thước nắm tay người lớn.
-
Thân nhiệt vẫn duy trì ở mức cao, khoảng 36,9 đến 37,2 độ C.
-
Khí hư ra nhiều hơn nhằm bảo vệ âm đạo khỏi nhiễm khuẩn, có thể ra máu do cổ tử cung khi mang bầu nhạy cảm hơn bình thường.
Bà bầu tháng thứ 3 cần lưu ý gì?
Tháng thứ 3 của thai kỳ mẹ vẫn phải đối mặt với nguy cơ sinh non cao do bào thai chưa ổn định. Thai phụ cần phải lưu ý rất nhiều thứ để bước sang tháng 4 thoải mái và an toàn cho cả mẹ và con.
Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu tháng thứ 3
Bà bầu tháng thứ 3 phải đối mặt với những cơn ốm nghén đang lên đến đỉnh điểm khiến mẹ nhận được ít dinh dưỡng hơn. Vì vậy, mẹ bầu rất cần một chế độ ăn uống giàu dưỡng chất và cân bằng, hợp lý.
Thực phẩm nên ăn
Phụ nữ mang thai tháng thứ 3 cần bổ sung các thực phẩm có nhóm chất sau:
-
Vitamin B6 để giảm buồn nôn: Thịt nạc, trứng, hoa quả họ cam quýt, các loại đậu, hạt dinh dưỡng và quả bơ.
-
Folate hoặc axit folic giúp phát triển não và tủy sống của thai nhi: Bông cải xanh, cam, quýt, đậu Hà Lan, các loại rau lá xanh đậm như cải bó xôi và cải xoăn kale,... Dùng thêm viên uống bổ sung axit folic cho bà bầu.
-
Axit béo omega-3 giúp phát triển mắt và não thai nhi: Đậu nành, dầu hạt cải, quả óc chó, hạt chia, hạt lanh, cá hồi, cá mòi, quả bơ,…
-
Bổ sung chất xơ: Rau, củ, quả như cải bó xôi, bông cải xanh, khoai lang, cà bắp cải, bí đỏ,…
-
Carbohydrate cung cấp nguồn năng lượng cần thiết cho cơ thể: Ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, khoai tây và khoai lang,…
-
Protein là thành phần cấu tạo nên DNA, mô và cơ và kích hoạt các enzym trong cơ thể: Các loại đậu, các loại hạt, thịt gà,…
-
Canxi giúp phát triển xương, răng của thai nhi cũng như giúp xương của mẹ chắc khỏe hơn: Sữa, cải xoăn, cải xoong và cá mòi.
-
Vitamin D giúp phát triển hệ miễn dịch, phân chia tế bào và xương, răng của thai nhi: Cá hồi, cá thu và cá ngừ, lòng đỏ trứng, sữa.
-
Kẽm giúp phát triển của hệ miễn dịch và hệ thần kinh: Thịt bò, cải bó xôi, nấm, hàu, thịt cừu, bí ngô, thịt gà, các loại hạt và đậu.
Thực phẩm nên tránh
Ngoài việc bổ sung các thực phẩm giàu dinh dưỡng, mẹ bầu 3 tháng cũng cần tránh một số thực phẩm sau đây:
-
Hải sản nhiều thuỷ ngân gây suy giảm chức năng não ở thai nhi: Cá ngừ mắt to, cá thu vua, cá cam,...
-
Trứng sống, thịt sống và các sản phẩm từ sữa chưa được khử trùng: Có thể chứa vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm.
-
Ăn quá nhiều thực phẩm giàu vitamin A có thể gây dị tật bẩm sinh: Thịt gà, thịt bò và gan bê, tránh dùng viên uống bổ sung vitamin A.
-
Thực phẩm chứa caffeine làm tăng nhịp tim thai: Cà phê, trà và đồ uống có ga,…
-
Thức ăn đường phố: Nguy cơ ăn phải thực phẩm bẩn gây nhiễm khuẩn và các bệnh về tiêu hóa.
-
Thực phẩm đóng hộp: Có thể chứa nhiều chất bảo quản gây hại cho sự phát triển của thai nhi.
Xem thêm: Bà bầu tháng thứ 2: Tổng hợp lời khuyên từ chuyên gia
Khám thai định kỳ
Bà bầu tháng thứ 3 không nên bỏ qua các thời điểm siêu âm quan trọng sau:
-
Từ 6-10 tuần: Siêu âm để xác định chính xác mẹ đã có thai và thai đã vào làm tổ trong tử cung chưa, là thai đơn hay thai đôi và có tim thai hay không.
-
Từ 11 - 13 tuần: Đo độ mờ da gáy để dự đoán dị tật thai nhi do sự bất thường của một số nhiễm sắc thể như hội chứng Down, bị tim bẩm sinh,….
-
Ngoài ra, mẹ bầu cần khám thai định kỳ để nắm rõ sự phát triển của em bé, được bác sĩ tư vấn về chế độ dinh dưỡng và tiêm phòng vắc xin.
Để có một thai kỳ khỏe mạnh, bà bầu hãy tuân thủ quy trình khám thai định kỳ và làm đầy đủ các xét nghiệm theo yêu cầu của bác sĩ chuyên khoa.
Cân bằng tâm lý, cảm xúc
Mang thai tháng thứ 3, thai phụ chịu ảnh hưởng rất nhiều từ sự thay đổi của các hormone trong cơ thể. Về tâm lý, mẹ thường rất dễ xúc động và cảm thấy khó chịu. Bên cạnh đó, người mang thai còn rất mệt mỏi do các triệu chứng ốm nghén hành hạ, hay lo nghĩ về quá trình mang thai và nuôi con có thuận lợi không.
Tâm lý căng thẳng, mệt mỏi của người mẹ sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Vì vậy, chị em bầu bì hãy giữ một tinh thần lạc quan, thoải mái. Hãy chia sẻ mọi lo nghĩ mình đang gặp phải với người thân yêu. Đừng sống khép mình mà hãy giao lưu, gặp gỡ bạn bè, trò chuyện vui vẻ sẽ giúp tâm trạng được thoải mái hơn.
Tiếp tục quá trình thai giáo
Quá trình thai giáo rất quan trọng đối với sự phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần của bé. Ngoài thai giáo gián tiếp qua việc dành thời gian đọc sách để trang bị kiến thức chăm sóc và nuôi dạy con sau này, mẹ bầu cũng nên lựa chọn thai giáo trực tiếp ngay khi em bé còn đang trong bụng.
Mẹ có thể áp dụng nguồn thai giáo trực tiếp uy tín và chất lượng đã được rất nhiều ông bố, bà mẹ lựa chọn gồm app VMonkey với các bài hát, câu chuyện bằng tiếng Việt và Monkey Stories với các bài hát, câu chuyện bằng tiếng Anh.
Chúc mẹ bầu luôn luôn vui vẻ, khỏe mạnh với những chia sẻ liên quan đến bà bầu tháng thứ 3. Những lưu ý quan trọng sẽ giúp mẹ đi đúng hướng trong chăm sóc sức khỏe bản thân và thai nhi để quá trình mang thai an toàn hơn.
3 Months Pregnant: Symptoms and Fetal Development. - Truy cập ngày 10/06/2022
https://www.pampers.com/en-us/pregnancy/pregnancy-calendar/3-months-pregnant
What are the symptoms of pregnancy in the third month? - Truy cập ngày 10/06/2022
https://www.plannedparenthood.org/learn/pregnancy/pregnancy-month-by-month/what-happens-third-month-pregnancy
What to Expect at 3 Months Pregnant - Truy cập ngày 10/06/2022
https://www.healthline.com/health/pregnancy/3-months-pregnant