zalo
Bà bầu tháng thứ 2: Tổng hợp lời khuyên từ chuyên gia
Thai kỳ

Bà bầu tháng thứ 2: Tổng hợp lời khuyên từ chuyên gia

Thúy Anh
Thúy Anh

17/06/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Bà bầu tháng thứ 2 có thể gặp phải rất nhiều triệu chứng. Thai phụ cần phải làm gì để bản thân và con được khỏe mạnh? Những lời khuyên của các chuyên gia sẽ giúp mẹ tháo gỡ mọi thắc mắc.

Monkey Math
Monkey Junior
Lộ trình học tiếng Anh toàn diện
Giá chỉ từ
799.000 VNĐ
1.359.000 VNĐ
discount
Save
41%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Lộ trình Tiếng Anh toàn diện cho trẻ 0-11 tuổi chuẩn đầu ra Cambridge
  • Áp dụng các phương pháp giáo dục được kiểm chứng trên thế giới
  • Công nghệ M-Speak độc quyền chấm điểm và nhận xét phát âm chuẩn tới từng âm vị
  • Kho học liệu khổng lồ với 4000+ hoạt động tương tác
  • Hệ thống lớp học, giáo viên đồng hành cùng ba mẹ và bé
Monkey Math
Monkey Stories
Kho truyện tương tác
Giá chỉ từ
699.000 VNĐ
1.199.000 VNĐ
discount
Save
42%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Luyện đọc với kho 1000+ truyện tranh tương tác
  • Rèn luyện kỹ năng Đọc - Hiểu thông qua trò chơi và câu hỏi tương tác
  • Lộ trình học 14 cấp độ giúp dễ dàng nhận thấy sự tiến bộ của trẻ
  • Công nghệ trí tuệ nhân tạo M-Speak chấm điểm và nhận xét phát âm khi bé kể chuyện
Monkey Math
Monkey Math
Ứng dụng học Toán bằng Tiếng Anh
Giá chỉ từ
499.000 VNĐ
832.000 VNĐ
discount
Save
40%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • 4 cấp độ học từ dễ đến nâng cao phù hợp với nhiều lứa tuổi & trình độ của trẻ
  • Hệ thống bài học đồ sộ và bài bản giúp trẻ tự tin tiếp cận kiến thức mới
  • Sách bài tập bổ trợ Monkey Math Workbook hỗ trợ đắc lực trong việc nâng cao năng lực toán học cho trẻ
  • Hơn 60 chủ đề thuộc 7 chuyên đề toán học lớn giúp trẻ dễ dàng nắm bắt các khái niệm toán học
  • Phát triển đồng bộ tư duy & ngôn ngữ giúp con học giỏi cả toán và tiếng Anh
Monkey Math
VMonkey
Truyện tiếng Việt
Giá chỉ từ
399.000 VNĐ
665.000 VNĐ
discount
Save
40%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Áp dụng phương pháp học tập hiện đại qua trò chơi, hình ảnh, âm thanh
  • Học vần chuẩn và nhanh nhất theo chương trình học vần theo sách giáo khoa mới
  • Trẻ có thể đọc trôi chảy trước khi vào lớp 1 nhờ 700+ truyện tranh tương tác, 300+ sách nói
  • Tăng khả năng Đọc - Hiểu với 1500+ câu hỏi tương tác sau truyện
  • Phát triển trí tuệ cảm xúc (EQ) và nuôi dưỡng tâm hồn của trẻ nhờ 1000+ truyện cổ tích dân gian, thơ, bài học cuộc sống chọn lọc
  • Hệ thống bài học đồ sộ, bài bản
  • Trẻ tự tin tiếp thu kiến thức mới trên lớp
  • Cấp độ học từ Dễ đến Nâng cao phù hợp với trình độ và nhận thức của trẻ

Sự phát triển của thai nhi 8 tuần đầu

Bào thai ở tháng thứ 2 phát triển về nhiều mặt, đặc biệt là tập trung hình thành tất cả các cơ quan chính bên trong.

  • Tốc độ tăng trưởng nhanh hơn so với tháng đầu tiên, kích thước trong khoảng 2-3cm và trọng lượng khoảng 4g.

  • Bắt đầu phân hóa đầu, mình, tay, chân; Ngón tay, chân ở dạng màng và cánh tay đã cong ở chỗ khuỷu.

  • Mắt, tai, miệng với môi trên xuất hiện.

  • Một quả tim cơ bản cũng bắt đầu được hình thành và hệ tuần hoàn cũng phát triển, vào khoảng tuần thứ 6 của thai kỳ có thể nghe nhịp tim.

  • Bắt đầu hình thành ống thần kinh để chuẩn bị cho việc tạo não, tủy sống, và các dây thần kinh chính.

  • Dây rốn bắt đầu phát triển từ một đoạn ngắn của ruột.

  • Bộ phận sinh dục dần hình thành nhưng cơ quan giới tính vẫn giống nhau, chưa phân hóa rõ nam hay nữ cho tới tuần thứ 7 hoặc 8. 

  • Đã nhìn thấy hình hài của con người qua siêu âm.

Sự phát triển của thai nhi 8 tuần đầu. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Những triệu chứng bà bầu tháng thứ 2 có thể gặp

Đa số bà bầu tháng thứ 2 mới nhận thấy rõ các triệu chứng thai kỳ và cảm nhận chính xác về việc mình đang mang thai.

Ốm nghén

Tình trạng ốm nghén ở phụ nữ mang thai xuất hiện từ tháng đầu nhưng qua tháng thứ 2 mới bắt đầu thể hiện rõ ràng và mạnh hơn, với dấu hiệu đặc trưng là buồn nôn nhất là vào buổi sáng nhưng cũng có thể kéo dài cả ngày.

Ngoài ra, mẹ còn bị nhạy cảm với các mùi vị, đặc biệt là mùi thức ăn tanh như thịt sống, cá sống,… khiến giảm cảm giác thèm ăn. Mức độ ốm nghén nhẹ hay nặng tùy từng cơ thể mẹ bầu. Có chị em chưa ăn nhưng chỉ cần ngửi mùi thôi cũng có thể bị buồn nôn và xây xẩm cả ngày.

Tình trạng ốm nghén. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Tâm trạng thay đổi thất thường

Tâm lý mẹ bầu thay đổi thất thường, sớm nắng chiều mưa, vui buồn vô cớ giống đứa trẻ khó chiều. Điều này là do sự thay đổi của nội tiết tố progesterone và estrogen dẫn đến việc biến đổi của các thành phần hóa học trong não. 

Nhịp tim nhanh

Trái tim của bà bầu 2 tháng phải hoạt động hơn 20% công suất so với trước đây để bơm thêm một lượng máu, oxy và chất dinh dưỡng cung cấp cho thai nhi. Nó trở nên “bận rộn” hơn và mẹ sẽ cảm nhận được nhịp tim nhanh hơn so với khi chưa mang bầu. 

Tăng cân nặng

Nếu mẹ không bị ốm nghén hành hạ thì cân nặng có thể tăng trong giai đoạn này.  Điều đó cho biết em bé phát triển tốt. Tuy nhiên, mức tăng thường không nhiều bởi thai 2 tuần tập trung hình thành và phát triển các cơ quan chứ không phải cân nặng.

Thân nhiệt tăng

Phụ nữ mang thai có sự thay đổi về nội tiết tố và tim hoạt động nhiều hơn làm tăng sự trao đổi chất khiến nhiệt độ cơ thể tăng nhẹ. Thân nhiệt mẹ bầu có thể tăng thêm khoảng 0,5 độ C so với bình thường và trung bình rơi vào khoảng 36,9 – 37,2 độ C. 

Thay đổi dịch âm đạo và xuất hiện máu báo thai

Sự thay đổi của nội tiết tố và chèn ép của tử cung khiến thai phụ ra dịch âm đạo nhiều hơn. Bên cạnh việc trễ kinh, mẹ cũng có thể nhận thấy máu báo thai với lượng máu ít và có màu đỏ nhạt, xảy ra khi phôi thai làm tổ trên niêm mạc tử cung, khiến lớp niêm mạc bị tổn thương và chảy máu.

Vòng một có nhiều thay đổi

Ngực mẹ bầu lớn hơn do sự thay đổi của hormone progesterone và estrogen làm tăng lượng mỡ dự trữ trong cơ thể. Ngoài ra, mẹ sẽ thấy rõ các mạch máu xanh dưới lớp da, núm vú có màu sẫm hơn, ngực trở nên căng tức và nhạy cảm hơn so với bình thường.

Vòng một có nhiều thay đổi. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Vòng bụng lớn dần hơn

Vòng hai của bà bầu lớn hơn một chút ở vùng bụng dưới do thai nhi đang lớn dần lên; Tử cung với lượng nước ối cùng thể tích máu và cân nặng tăng cũng làm vòng bụng mẹ bầu to hơn.

Tự nhiên thèm ăn

Bước sang tháng thứ 2, nhiều thai phụ có biểu hiện thèm ăn, cảm giác nhanh đói và bụng thường cồn cào. Nếu mẹ đã thèm món nào mà không được thỏa mãn sẽ thấy rất khó chịu. Món mẹ bầu thèm có thể trước đây từng thích hoặc ghét cay ghét đắng, thậm chí là những món ăn kỳ lạ.

Nhức mỏi cơ thể, nhất là đau lưng

Cơ thể bà bầu tháng thứ 2 thường bị nhức mỏi, đau lưng, tê chân,… Nguyên nhân đến từ việc ốm nghén, khó ngủ, sự gia tăng kích thước tử cung chèn ép các cơ và làm căng dây chằng khiến lưng và chân dễ bị mỏi.

Hiện tượng nhức mỏi cơ thể. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Đi tiểu thường xuyên

Do sự gia tăng của hormone hCG trong thai kỳ, sự chèn ép của tử cung lên bàng quang và thận phải hoạt động nhiều hơn bình thường khiến bà bầu thấy mắc tiểu nhiều hơn, cảm thấy giống như bị són tiểu.

Thường xuyên khát nước

Việc đi tiểu thường xuyên và thể tích máu gia tăng khiến mẹ bầu tháng thứ 2 thường xuyên thấy khát nước. Ngoài ra, cơ thể mẹ cũng sẽ cần một lượng chất lỏng nhất định để hình thành túi nước ối.

5+ lời khuyên từ chuyên gia dành cho mẹ mang thai 2 tháng đầu

Bà bầu tháng thứ 2 có quá nhiều triệu chứng. Để bước qua giai đoạn này thoải mái hơn và an toàn hơn, thai phụ có thể áp dụng những lời khuyên của các chuyên gia.

Chế độ dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng khoa học là điều rất quan trọng trong thai kỳ của mẹ bầu. Bà bầu tháng thứ hai hãy duy trì chế độ ăn uống sau đây: 

Những điều nên làm

Mẹ bầu 2 tháng hãy ăn nhiều thực phẩm sau: 

  • Bổ sung các thực phẩm giàu dinh dưỡng như canxi, axit folic, kẽm, sắt, iốt và vitamin D, DHA, kết hợp đầy đủ các loại thực phẩm như rau xanh các loại, ngũ cốc, các loại thịt.

  • Tăng cường ăn các loại trái cây như chuối, táo, nho, dâu tây, cam, … để bổ sung vitamin và khoáng chất.

  • Uống thêm các loại vitamin bổ sung, đặc biệt là viên uống chứa acid folic để ngăn ngừa dị tật bẩm sinh ở thai nhi.

Những điều không nên làm

Sau đây là những loại thực phẩm, đồ uống không tốt cho sức khỏe mà mẹ bầu nên tránh sử dụng khi mang thai tháng thứ 2:

  • Các loại cá có chứa hàm lượng thủy ngân như cá thu, cá ngừ,…

  • Các loại thịt được chế biến và đóng gói sẵn hoặc gan động vật.

  • Thức ăn chiên xào với quá nhiều dầu mỡ.

  • Thức ăn chứa nhiều axit như măng chua muối, cà muối, dưa chua,...

  • Các đồ ngọt như bánh kẹo, nước uống có đường.

  • Một số loại thực phẩm như rau ngót, măng tươi, khổ qua, đu đủ xanh, quả dứa; Hoặc quả có tính nóng như vải, nhãn, táo mèo.

Chế độ sinh hoạt, vận động

Thai nhi 2 tháng chưa ổn định, nguy cơ sinh non còn cao nên thai phụ cần vận động một cách hợp lý và phải có sự tư vấn của bác sĩ, cụ thể:

  • Không mang vác vật nặng, vận động quá sức để tránh bị đau bụng, đau lưng. 

  • Tránh với tay để lấy các vật trên cao hoặc đi giày cao gót.

  • Nên vận động nhẹ nhàng, vừa sức với các môn thể thao như bơi lội, yoga, đi bộ.

  • Không nên tham gia các môn thể thao mất nhiều sức lực, dễ ngã như trượt ván, lặn, judo,…

  • Nghỉ ngơi ngay nếu thấy mệt, đừng bắt cơ thể hoạt động quá giới hạn.

Chế độ sinh hoạt, vận động. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Siêu âm khi mang thai tháng thứ 2

Bà bầu tháng thứ 2 cần khám thai để biết tim thai và những chỉ số phát triển của thai nhi. Mẹ bầu nên siêu âm theo những mốc thời gian sau: 

  • Tuần thứ 5 - 6: Cần siêu âm để xác định chính xác việc mẹ có đang mang thai hay không, kiểm tra vị trí làm tổ của phôi thai và em bé có tim thai hay chưa. 

  • Tuần thứ 8: Nếu lần siêu âm trước em bé chưa có tim thai thì mẹ cần siêu âm để kiểm tra lại và xác định sự phát triển của phôi thai. Lần siêu âm này về cơ bản khá giống với lần đầu nhưng bác sĩ sẽ kiểm tra toàn diện hơn.

  • Ngoài khám định kỳ thì mẹ còn cần siêu âm bất cứ khi nào cơ thể có dấu hiệu bất thường.

Các mốc siêu âm khi mang thai tháng thứ 2. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Dấu hiệu bất thường cần gặp bác sĩ ngay

Để đảm bảo an toàn cho mẹ và thai nhi, bà bầu tháng thứ 2 cần theo dõi sức khỏe hàng ngày và gặp bác sĩ ngay nếu cơ thể có những bất thường dưới đây:

  • Đau bụng dữ dội, đau âm ỉ kèm với xuất huyết âm đạo, mệt mỏi, chóng mặt,… Có thể là dấu hiệu của thai ngoài tử cung, nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc sảy thai.

  • Đau bụng dưới: Có thể là bị nhiễm trùng nấm men và đường tiết niệu; Nếu đau dai dẳng, dữ dội, đau tập trung ở một bên hoặc có xuất huyết âm đạo thì nhiều khả năng thai ngoài tử cung hoặc sảy thai.

  • Đau lưng nghiêm trọng: Làm ảnh hưởng đến sinh hoạt hoặc đi kèm với sốt, xuất huyết âm đạo hoặc đi tiểu nhiều là dấu hiệu sảy thai.

  • Bị nôn nghén quá mức: Sẽ dẫn đến mất nước, suy nhược cơ thể, tăng nguy cơ thai kém phát triển hoặc sinh non.

  • Bị ngứa lòng bàn tay, chân: Có thể là do ứ mật thai kỳ, làm tăng nguy cơ sinh non hay thai lưu.

  • Đi tiểu nhiều, đau buốt, đau bụng dưới, tiểu rắt: Là dấu hiệu của nhiễm trùng đường tiết niệu.

  • Thị lực bị giảm mạnh: Thường nhìn thấy những chấm sáng, bị nổ đom đóm. Đây có thể là dấu hiệu tình trạng tiền sản giật.

Dấu hiệu bất thường cần gặp bác sĩ ngay. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Xem thêm: Bà bầu tháng đầu có được quan hệ không? 5 lưu ý quan trọng mẹ đừng bỏ qua

Lời khuyên dành cho bố

Người chồng là nguồn động viên rất to lớn cho bà bầu 2 tháng trong việc giúp mẹ đối phó với những thay đổi và nhu cầu của cơ thể. Hãy yêu thương, quan tâm, động viên, chia sẻ với vợ nhiều hơn, không chỉ qua lời nói mà còn cả hành động. Người chồng có thể tìm hiểu về những món ăn tốt cho vợ và tự tay chế biến món ngon. 

Cùng mẹ thai giáo sớm cho thai nhi ngay từ tháng thứ 2 là điều rất cần thiết, không chỉ là chia sẻ với mẹ mà còn giúp cho bé phát triển tốt hơn, cả về thể chất và tinh thần.

Bố mẹ có thể tìm kiếm nguồn thông tin thai giáo khoa học với app VMonkey có các bài hát, câu chuyện bằng tiếng Việt và app Monkey Stories có bài hát, câu chuyện bằng tiếng Anh, giúp cho quá trình thai giáo của cha mẹ được dễ dàng và trọn vẹn hơn. 

Các phần mềm tại Monkey giúp bố mẹ thai giáo tốt hơn. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Một số lưu ý khác

Để có thai kỳ khỏe mạnh, thoải mái hơn, phụ nữ mang thai tháng thứ hai cần lưu ý các điều sau đây:

  • Không tự ý dùng thuốc hoặc bất kỳ thực phẩm chức năng nào mà không có sự chỉ định của bác sĩ.

  • Vệ sinh tay đúng cách để phòng ngừa bệnh tật.

  • Chọn áo ngực đúng size và có chất liệu cotton thấm hút mồ hôi, thông thoáng để không bị kích ứng da và chèn ép vùng ngực.

  • Đừng quên chăm sóc da bằng cách uống nhiều nước và sử dụng các loại kem dưỡng ẩm có thành phần từ thiên nhiên, không ảnh hưởng đến thai nhi.

  • Bước đi chậm rãi từng bước ngắn với dép thấp và có độ bám dính tốt để tránh té ngã.

  • Không xoa bụng bầu để tránh kích thích tử cung co thắt.

  • Dành nhiều thời gian cho việc nghỉ ngơi, thư giãn.

  • Tránh tiếp xúc hóa chất độc hại, nước hoa, nước có cồn để tránh gây dị tật thai nhi.

  • Duy trì khám thai định kỳ để theo dõi sự phát triển của thai và nhận biết sớm những dấu hiệu bất thường.

Nên chú ý khám theo định kỳ theo chỉ dẫn của bác sĩ. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Mang thai 2 tháng chưa bao giờ là dễ dàng đối với mẹ bầu. Bà bầu tháng thứ 2 hãy áp dụng ngay những lời khuyên trên để giải quyết những vấn đề mình đang gặp phải. Mẹ đừng quên thăm khám bác sĩ thường xuyên để được chăm sóc tốt hơn.

What to Expect at 2 Months Pregnant - Truy cập ngày 10/06/2022

https://www.healthline.com/health/pregnancy/2-months-pregnant

What happens in the second month of pregnancy? - Truy cập ngày 10/06/2022

https://www.plannedparenthood.org/learn/pregnancy/pregnancy-month-by-month/what-happens-second-month-pregnancy

2 Months Pregnant: Symptoms and Fetal Development - Truy cập ngày 10/06/2022

https://www.pampers.com/en-us/pregnancy/pregnancy-calendar/2-months-pregnant

Thúy Anh
Thúy Anh

Với kinh nghiệm 3 năm viết bài đa lĩnh vực và thực hành nuôi dạy con thông qua ứng dụng Monkey hàng ngày. Tôi mong muốn chia sẻ những kiến thức dạy trẻ tốt nhất cho các phụ huynh đang đọc bài viết của mình

Bài viết liên quan

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!