zalo
Bị zona khi mang thai 3 tháng đầu có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào?
Thai kỳ

Bị zona khi mang thai 3 tháng đầu có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào?

Thúy Anh
Thúy Anh

27/04/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Bệnh zona được gây ra bởi virus thủy đậu, có thể xuất hiện bất cứ lúc nào, kể cả khi mang thai. Mẹ bầu bị zona khi mang thai 3 tháng đầu có ảnh hưởng đến thai nhi không? Mẹ cần lưu ý gì nếu chẳng may mắc bệnh ở tam cá nguyệt thứ nhất? 

Dấu hiệu mẹ bị zona 3 tháng đầu

Khi nghi ngờ bản thân bị bệnh zona, phụ nữ mang thai hãy giữ bình tĩnh. Điều quan trọng đầu tiên mà mẹ cần làm là xác định đúng các triệu chứng theo từng giai đoạn bệnh để có hướng điều trị đúng cách.

Giai đoạn đầu

Cơ thể mẹ bầu sẽ xuất hiện các dấu hiệu:

  • Cảm thấy nóng rát hoặc ngứa ran, sưng đỏ, châm chích ở vùng da…

  • Đôi khi mệt mỏi, sốt, buồn nôn, ớn lạnh, tiêu chảy…

  • Đau nhức đầu, khó chịu trong người, sợ ánh sáng…

Mẹ bị zona khi mang thai 3 tháng đầu có thể bị sốt. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Giai đoạn phát triển

Sau 2 - 3 ngày của giai đoạn một, bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn phát triển với các triệu chứng:

  • Xuất hiện mảng đỏ dài, gồ cao hơn da tại vị trí đau rát.

  • Các vệt đỏ xuất hiện mụn nước, bọng nước tập trung thành chùm, thành đám khiến thai phụ bị ngứa, đau rát, khó chịu.

  • Mụn nước nhỏ dễ nổi ở mặt, bụng, ngực, gáy, liên sườn, cánh tay, cổ tay…

Thai phụ sẽ trải qua giai đoạn ngứa gây khó chịu. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Giai đoạn 3

Sau 7 – 10 ngày nổi mụn nước, bệnh sẽ tiến triển đến giai đoạn cuối:

  • Mụn nước tụ mủ, căng mọng, vỡ ra và đóng vảy.

  • Khi vỡ, mụn nước có thể gây chảy máu.

  • Sau từ 2 đến 3 tuần, vảy khô lại, tự bong và biến mất nhưng có thể để lại sẹo.

Trung bình, tính từ lúc mẹ bầu bị nổi phát ban cho đến khi sẹo lành hoàn toàn sẽ mất từ 2 đến 4 tuần.

Các nốt mụn nước trên cơ thể. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Tại sao mẹ bầu 3 tháng đầu dễ bị zona thần kinh?

Zona thần kinh là một căn bệnh nhiễm trùng da được gây ra do sự tái hoạt của virus Varicella Zoster (VZV – thuộc họ virus herpes). Đây cũng là loại virus gây bệnh thủy đậu. 

Ở các thai phụ đã từng mắc bệnh thì sau khi khỏi, một số virus sẽ ẩn nấp trong hạch thần kinh. Khi gặp điều kiện thuận lợi, chúng sẽ tái hoạt động, sinh sôi và gây bệnh.

Thai phụ dễ bị zona thần kinh trong 3 tháng đầu thai kỳ. Nguyên nhân là do khi mới mang thai, cơ thể người mẹ sẽ có nhiều thay đổi về tâm sinh lý, nội tiết tố, lo lắng, dinh dưỡng thiếu cân bằng, thiếu nước do ốm nghén. Điều này khiến cho hệ miễn dịch suy yếu, không đủ sức chống lại virus đã tồn tại trong cơ thể.

Tại sao mẹ mang thai 3 tháng đầu dễ bị zona? (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Mang thai 3 tháng đầu bị zona có sao không?

Khi xuất hiện các triệu chứng bị zona khi mang thai 3 tháng đầu, mẹ bầu chắc chắn rất băn khoăn không biết thai nhi có bị ảnh hưởng không. Câu trả lời sẽ tùy thuộc vào mức độ mẹ mắc bệnh là nặng hay nhẹ.

Đối với mẹ

Nếu mẹ bầu 3 tháng đầu bị zona mức độ nhẹ thì sức khỏe thai nhi sẽ không ảnh hưởng. Mặc dù vậy, do nguy cơ nhiễm trùng tại các vết mụn nước và có khả năng để lại sẹo nên mẹ hãy thận trọng khi dùng thuốc điều trị.

Bệnh có thể xuất hiện với bất cứ bộ phận nào trên cơ thể như âm đạo, niêm mạc miệng, bụng, chân, tay, mắt, ngực…Nếu mẹ bị zona ở miệng với mức độ nhẹ thì không cần quá lo lắng. Mẹ hãy bình tĩnh, thăm khám bác sĩ để được chữa trị kịp thời.

Để tránh tình trạng bệnh trở nên trầm trọng thì thai phụ cần chú ý trong mọi hoạt động nhằm giữ gìn sức khỏe cho bản thân và em bé. 

Nếu bệnh ở mức độ nhẹ thì mẹ không nên quá lo lắng. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Đối với thai nhi

Nếu các virus varicella-zoster xâm nhập vào bào thai thì sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình hình thành tế bào thần kinh của thai nhi. Trường hợp mẹ bị zona mức độ nghiêm trọng trong tam cá nguyệt thứ nhất thì tỉ lệ thai nhi bị dị tật rất cao. Trẻ còn có khả năng gặp phải một số vấn đề về sức khỏe bẩm sinh.

Giai đoạn 3 tháng đầu là thời gian các cơ quan của thai nhi đang trong quá trình hình thành và phát triển. Do đó, thai phụ cần lưu ý không được để bệnh trở nặng.

Thai nhi có thể bị ảnh hưởng từ bệnh. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Điều trị bệnh zona như thế nào?

Khi thấy mình có dấu hiệu bị zona khi mang thai 3 tháng đầu, thai phụ hãy đến ngay cơ sở y tế để được bác sĩ kịp thời thăm khám và chỉ định điều trị. 

Một trong những mục tiêu của việc điều trị là làm giảm đau, làm lành tổn thương, ngăn ngừa biến chứng.

Cũng tương tự như những trường hợp thông thường khác, việc điều trị bệnh zona cho mẹ bầu sẽ sử dụng các loại thuốc:

  • Thuốc kháng virus: Valacylovir, Famciclovir, Acyclovir có tác dụng ức chế virus phát triển, nhanh lành vết thương, giảm tổn thương mới, giảm đau.

  • Thuốc điều trị triệu chứng tại chỗ: Thoa dung dịch màu milian, castellani, hồ nước, mỡ kháng sinh (nếu có bội nhiễm) để giúp vết thương chóng lành.

  • Nếu mẹ bầu có nguy cơ bội nhiễm vi khuẩn cao, đau nhiều, đau dai dẳng, bác sĩ có thể chỉ định dùng kháng sinh giảm đau, chống bội nhiễm, kháng viêm, an thần…

Điều trị zona thần kinh ở bà bầu như thế nào? (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Lưu ý: Phụ nữ mang thai không được tự ý dùng bất kỳ loại thuốc nào nếu chưa được bác sĩ cho phép.

Những lưu ý đối với bà bầu bị zona ở tam cá nguyệt thứ nhất

Dưới đây là những điều mà mẹ bầu bị zona khi mang thai 3 tháng đầu cần lưu ý:

  • Kiêng ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ, chất béo, đồ ăn cay nóng, thức ăn nhanh, thức ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, đồ nướng…

  • Không ăn các thực phẩm chứa arginine như bơ đậu phộng, bánh mì, yến mạch, lúa mì để tránh làm vết loét trở nên nặng hơn.

  • Tuyệt đối không sử dụng đồ uống chứa gas, cồn và chất kích thích như bia rượu, thuốc lá…

  • Hạn chế tiêu thụ thức ăn, đồ uống nhiều đường như bánh ngọt, nước ngọt, kẹo… vì chúng sẽ gây nóng gan, lở ngứa, mụn nhọt, khiến gan bị quá tải và làm bệnh trở nên trầm trọng.

  • Không chà xát, gãi vùng da bị mụn rộp để tránh vết thương lan sang các vùng da khác, tăng nguy cơ bội nhiễm vi khuẩn, để lại sẹo. Thay vào đó, mẹ nên để mụn nước phồng rộp và vỡ tự nhiên.

  • Dùng gạc sạch và nước muối sinh lý để rửa sạch, thấm khô vùng da vỡ mụn nước, tránh để lan sang các vùng da khác và hạn chế nguy cơ bội nhiễm.

  • Vệ sinh cơ thể sạch sẽ, không cần kiêng gió, kiêng nước, mặc trang phục rộng rãi, mềm mại để không cọ xát vết thương.

Nên vệ sinh cơ thể sạch sẽ. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Xem thêm: Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ tại nhà và những điều mẹ cần biết

Làm sao để ngăn ngừa bệnh zona tái phát?

Bệnh zona có thể tái phát nhiều lần nếu thai phụ không giữ vệ sinh sạch sẽ và sức đề kháng tốt. Để ngăn ngừa bệnh tái phát, các chuyên gia đã đưa ra những lời khuyên sau:

  • Rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng hoặc dung dịch rửa tay tiệt khuẩn trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi tiếp xúc với mọi người.

  • Tiêm phòng vaccine thủy đậu trước khi mang thai nếu chưa từng mắc bệnh thủy đậu trước đó.

  • Tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch bằng cách bổ sung vitamin và khoáng chất, xây dựng chế độ ăn uống dinh dưỡng, sinh hoạt điều độ, thường xuyên tập thể dục…

Rửa tay sạch trước khi ăn là một trong những biện pháp phòng tránh bệnh. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Mong rằng những chia sẻ trên đã giúp mẹ có thêm thông tin về vấn đề bị zona khi mang thai 3 tháng đầu. Tuy tỉ lệ này khá thấp nhưng mẹ cũng không nên chủ quan. Thai phụ hãy đi khám thai định kỳ để sớm nhận biết và điều trị bệnh, giảm thiểu nguy cơ biến chứng.

What Happens When You Get Shingles When Pregnant? - Truy cập ngày 27/04/2022

https://www.medicinenet.com/shingles_and_pregnancy/article.htm

Shingles During Pregnancy: Causes, Symptoms, and Treatment - Truy cập ngày 27/04/2022

https://www.verywellfamily.com/shingles-during-pregnancy-causes-symptoms-treatment-5118174

Shingles During Pregnancy - Truy cập ngày 27/04/2022

https://www.webmd.com/baby/shingles-during-pregnancy

What You Should Know About Shingles and Pregnancy - Truy cập ngày 27/04/2022

https://www.healthline.com/health/shingles-and-pregnancy

Thúy Anh
Thúy Anh

Với kinh nghiệm 3 năm viết bài đa lĩnh vực và thực hành nuôi dạy con thông qua ứng dụng Monkey hàng ngày. Tôi mong muốn chia sẻ những kiến thức dạy trẻ tốt nhất cho các phụ huynh đang đọc bài viết của mình

Bài viết liên quan

Trẻ em cần được trao cơ hội để có thể học tập và phát triển tốt hơn. Giúp con khai phá tiềm năng tư duy và ngôn ngữ ngay hôm nay.

Nhận tư vấn Monkey