zalo
Rối loạn đường huyết thai kỳ và những điều mẹ bầu cần lưu ý
Thai kỳ

Rối loạn đường huyết thai kỳ và những điều mẹ bầu cần lưu ý

Đào Nhàn
Đào Nhàn

13/04/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Các chuyên gia đã chỉ ra rằng: “Trong 10 người thì có 2 người mắc bệnh rối loạn đường huyết thai kỳ”. Đây là một căn bệnh phổ biến ở phụ nữ mang thai. Vậy, bệnh lý này có nguy hiểm đến cơ thể mẹ và bé không? Hãy cùng Monkey khám qua bài viết sau nhé!

Đường huyết và chỉ số đường huyết thai kỳ là gì?

Đầu tiên, chúng ta cần phải nắm được đường huyết là gì. Đường huyết là một cụm từ để chỉ lượng đường (glucose) trong máu. Bình thường đường là nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể, là nguồn nguyên liệu cho hệ thần kinh và não bộ. Ở trong máu luôn có một lượng đường nhất định, khi lượng đường này tăng lên hoặc giảm xuống hơn mức quy định thì đó là dấu hiệu của bệnh lý.

Chỉ số đường huyết thai kỳ là con số đánh giá lượng đường (glucose) chứa trong máu của thai phụ. Mức đường huyết này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn của mẹ và sự phát triển của thai nhi.

Chỉ số đường huyết thai kỳ ở mẹ bầu. (Ảnh: Toihuongdan.com)

Rối loạn đường huyết trong thời kỳ mang thai có thể dẫn đến một số bệnh lý, đặc biệt nó còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của thai nhi. Tình trạng này sẽ được chẩn đoán trong ba tháng giữa hoặc ba tháng cuối của thai kỳ. 

Đối với tất cả phụ nữ khi mang thai có yếu tố nguy cơ đái tháo đường đều cần được tầm soát bệnh sớm bằng nghiệm pháp dung nạp glucose bằng đường uống. Xét nghiệm này sẽ được thực hiện ở tuần thứ 24 đến 28 của thai kỳ. Chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ khi nồng độ glucose thỏa mãn được các tiêu chuẩn sau:

  • Nồng độ glucose trong máu lúc đói ≥ 5,1 mmol/L

  • Nồng độ glucose trong máu đo được sau một giờ làm nghiệm pháp dung nạp glucose ≥ 10 mmol/L

  • Nồng độ glucose trong máu đo được sau 2 giờ làm nghiệm pháp dung nạp glucose ≥ 8.5 mmol/L

Mẹ bị rối loạn đường huyết thai kỳ có nguy hiểm không?

Mức đường huyết thai kỳ bất thường đều có thể dẫn đến bệnh lý và ảnh hưởng một cách trực tiếp đến sức khỏe của cả mẹ bầu và thai nhi.

Trong mỗi lần thăm khám thai theo định kỳ, đo đường huyết luôn là một xét nghiệm cần được chú ý quan tâm, nên được coi là một xét nghiệm thường quy. Xét nghiệm đường huyết sẽ giúp phát hiện sớm các bệnh lý tăng hoặc giảm đường huyết có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Những rối loạn đường huyết khi mang thai có thể gặp gồm:

Hạ đường huyết thai kỳ

Hạ đường huyết thai kỳ trong thời kỳ mang thai là một dấu hiệu nguy hiểm có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Mẹ bầu được chẩn đoán là hạ đường huyết khi mức đường huyết giảm xuống dưới 70 mg/dl.

Nguyên nhân của căn bệnh này có thể là do mẹ bầu không ăn uống hợp lý, ăn ít, vận động quá sức. Hoặc có thể là do trước đó mẹ bầu bị mắc bệnh đái tháo đường và đang dùng thuốc điều trị một cách chưa hợp lý.

Hạ đường huyết có thể hồi phục nhờ một số biện pháp bổ sung đường kịp thời. Tuy nhiên, cũng cần phải đặc biệt lưu ý khi tình trạng này thường xuyên xảy ra.

Tăng đường huyết thai kỳ

Như đã nói ở trên, tăng đường huyết thai kỳ được chẩn đoán khi mức glucose đói hoặc sau bữa ăn vượt quá ngưỡng cho phép. Nhiều phương pháp chẩn đoán có thể được áp dụng trong các trường hợp khác nhau.

Tăng đường huyết thời kỳ mang thai nếu quá cao có thể nguy hiểm đến sức khỏe của mẹ bầu và ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển bình thường của thai nhi.

                 Ảnh hưởng xấu của rối loạn đường huyết (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Chỉ số đường huyết thai kỳ ảnh hưởng đến mẹ bầu

Mẹ bầu có thể gặp phải một số biến chứng nguy hiểm sau:

  • Mẹ có thể dễ bị mắc tiền sản giật, tiền giật cao gấp 4 lần người bình thường

  • Dễ xảy ra các biến chứng khi sinh nở

  • Nếu thai nhi quá lớn có thể bị chấn thương vùng lưng, gãy xương và trật khớp

  • Tỉ lệ sinh non và sinh mổ khá cao do thai nhi quá lớn

  • Sảy thai, thai chết lưu

  • Có thể bị băng huyết sau khi sinh

  • Đa ối

  • Dễ mắc hội tăng huyết áp thai kỳ

Chỉ số đường huyết thai kỳ ảnh hưởng đến thai nhi

Những biến chứng khi rối loạn đường huyết thai kỳ không chỉ ảnh hưởng đến mẹ, mà còn đem đến hậu quả rất khôn lường đối với thai nhi. Các chị em nên đặc biệt lưu tâm về vấn đề này.

  • Nguy cơ bé sinh ra bị thừa cân, béo phì và dễ mắc các bệnh về đường hô hấp cao.

  • Dễ mắc các bệnh đường huyết từ khi còn trẻ tuổi.

  • Nguy cơ bị dị tật thai nhi.

  • Bị thương khi sinh ra vì bị kẹt vai trong bụng mẹ bầu.

  • Hạ đường huyết ở trẻ mới sinh, nguy cơ về các bệnh đa hồng cầu, cơ tim phì đại.

  • Suy giảm các chức năng, tăng khả năng chết lưu.

Khi nào cần kiểm soát đường huyết?

Rối loạn mức đường huyết trong thời kỳ mang thai nếu không được phát hiện sớm và không có các biện pháp điều trị phù hợp sẽ có thể gây ra nhiều tai biến nguy hiểm. Đặc biệt nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mẹ bầu và cả sự phát triển của thai nhi.

Trường hợp cần kiểm soát đường huyết. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Những đối tượng được khuyến cáo sàng lọc tiểu đường thai kỳ

  • Có người thân trong gia đình bị mắc bệnh đái tháo đường.

  • Thai phụ có tiền sử tiểu đường: Trong giai đoạn mang thai lượng đường trong máu sẽ tăng rất nhanh. Dù các chị em đã chữa trị được căn bệnh này trước lúc mang thai nhưng vẫn có nguy cơ tái bệnh lại rất lớn.

  • Người mang thai bị béo phì

  • Sinh con trước có cân nặng ≥ 4kg.

  • Có tiền sử sảy thai nhiều lần trước đó.

  • Những lần mang thai trước bị mắc rối loạn đường huyết thai kỳ.

Thời điểm thích hợp để kiểm soát đường huyết 

Kiểm soát đường huyết thai kỳ là một việc làm vô cùng cần thiết mà các mẹ bầu cần chú ý, đặc biệt là trong tuần thai từ 24 đến 28 tuần. Vì đây là giai đoạn nhau thai đang phát triển hoàn thiện, nội tiết tố tăng sản xuất kích thích tiết ra hormon kháng lại insulin gây tăng lượng đường trong máu.

Các bước trong quy trình kiểm soát đường huyết thai kỳ

Dung nạp glucose đường uống là nghiệm pháp dùng để xét nghiệm đái tháo đường thai kỳ. Nghiệm pháp này được các bác sĩ khuyến cáo thực hiện trên các thai phụ có thai nhi từ 24 đến 28 tuần tuổi.

Trước khi làm xét nghiệm đường huyết thai kỳ 2 ngày, các mẹ bầu nên ăn uống bình thường, hạn chế vận động mạnh, không được sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,… 

Không nên dùng các nhóm thuốc gây ảnh hưởng đến mức đường huyết. Nên nhịn ăn trong khoảng thời gian từ 8 – 10 tiếng trước khi làm các xét nghiệm đường máu để tránh ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.

Quy trình thực hiện xét nghiệm glucose huyết thai kỳ

Thai phụ sẽ được lấy mẫu máu vào 3 thời điểm khác nhau: Lần đầu tiên là vào lúc thai phụ đến viện (thường là vào buổi sáng) và trước đó thai phụ đã được dặn dò là nên nhịn ăn trước đó ít nhất là 8 tiếng. 

Sau đó, thai phụ sẽ được uống dung dịch glucose và ngồi nghỉ trong vòng từ 3 đến 5 phút. Sau 1 tiếng thì thai phụ sẽ được lấy mẫu xét nghiệm máu lần 2. Lần lấy thứ 3 là sau khi uống dung dịch glucose 2 tiếng.

                   Xét nghiệm đường huyết thai kỳ (Ảnh: Baosonhospital.com)

Cách đọc kết quả đường huyết thai kỳ

  • Khi đói: đường huyết < 5.1 mmol/L

  • Sau khi uống dung dịch glucose 1 giờ: đường huyết < 10 mmol/L

  • Sau khi uống dung dịch glucose 2 giờ: đường huyết < 8,5 mmol/L

Nếu nồng độ đường huyết của 1 trong 3 chỉ số trên cao vượt quá mức bình thường cho phép thì thai phụ được chẩn đoán là mắc đái tháo đường thai kỳ.

Nếu nồng độ đường huyết sau khi uống dung dịch glucose 2 giờ nằm trong khoảng từ 7,8 đến 11,1 mmol/L thì thai phụ được chẩn đoán là tiền đái tháo đường thai kỳ.

Xem thêm: 

Thai phụ nên làm gì nếu bị mắc đái tháo đường thai kỳ?

Khi kết quả đường huyết thai kỳ của thai phụ được chẩn đoán là mắc các bệnh về tiều đường thì thai phụ nên:

  • Hạn chế ăn các loại đồ ăn chứa nhiều tinh bột, chia chế độ ăn phù hợp cho 3 bữa.

  • Nên chọn ăn các loại thức ăn chứa nhiều chất xơ, các loại rau củ quả chứa ít đường, hạn chế ăn các loại thức ăn chứa nhiều chất béo. 

  • Duy trì chế độ luyện tập thể dục thường xuyên, ngủ đủ giấc tránh thức khuya.

  • Giữ một tinh thần thoải mái để giữ lượng đường huyết không vượt quá cao.

  • Sử dụng thuốc điều trị bệnh đái tháo đường insulin với sự hướng dẫn của bác sĩ để kiểm soát đường huyết thai kỳ tốt và không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Lưu ý khi phụ nữ mang thai rối loạn đường huyết thai kỳ. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Lợi ích của liệu pháp đường huyết thai kỳ là gì?

Theo các bác sĩ cho biết, rối loạn đường huyết thai kỳ (đái tháo đường thai kỳ) là một mối nguy cơ đáng lo ngại đối với sức khỏe của cả sản phụ và thai nhi. Nó có thể gây ra nhiều biến chứng không mong muốn. 

Không phải là mọi sản phụ đều hiểu biết rõ về các xét nghiệm đái tháo đường thai kỳ, nhiều sản phụ vẫn còn chưa nhận thức được tầm quan trọng của các chỉ số này. Trong khi đó, căn bệnh này gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả bản thân thai phụ và cả sức khỏe lẫn sự phát triển của thai nhi.

Kỹ thuật đo đường huyết thai kỳ (Ảnh: Hoanmyvinh.com)

Xét nghiệm đái tháo đường thai kỳ là vô cùng quan trọng và cần thiết để bảo đảm sức khỏe và sự phát triển toàn diện của thai nhi và sức khỏe của mẹ bầu. Khi phát hiện sớm và điều trị kịp thời bệnh lý có thể giảm các nguy cơ trên xuống mức thấp nhất.

Nếu không được làm các xét nghiệm chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ có thể phát hiện muộn hoặc không phát hiện được bệnh vì thường bệnh sẽ không có các triệu chứng cụ thể. Khi đó rất dễ làm tăng nguy cơ mắc các biến chứng nguy hiểm cho cả bản thân thai phụ và thai nhi.

Cách duy trì chỉ số đường huyết thai kỳ bình thường?

Những tác hại của bệnh đái tháo đường thai kỳ gây ra cho cả mẹ bầu và thai nhi là vô cùng nghiêm trọng. Để tránh khỏi những trường hợp không mong muốn xảy ra, thai phụ cần được trang bị đầy đủ kinh nghiệm và hiểu biết về rối loạn đường huyết thai kỳ, mức đường huyết thai kỳ ở mức bao nhiêu thì được coi là cao và có biện pháp phù hợp để duy trì nồng độ đường huyết ở mức bình thường.

Cần giữ một chế độ ăn uống hợp lý

Mẹ bầu cần tuân thủ tháp dinh dưỡng đủ 5 nhóm chất bao gồm:  protein, chất sắt, axit folic, chất xơ và vitamin C. Đặc biệt, cần chọn những thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng.

Chế độ dinh dưỡng phù hợp ( Ảnh: Canva.com)

Trong thời kỳ mang thai, thai phụ nên tránh ăn nhiều các loại thực phẩm làm tăng lượng đường huyết như các loại bánh kẹo ngọt chứa đường hóa học, các thực phẩm đóng gói. Nếu đang sử dụng các loại thuốc có tác dụng lên mức đường huyết thì cần sử dụng theo lời khuyên của bác sĩ để không ảnh hưởng xấu đến nồng độ đường huyết.

Tuyệt đối tránh sử dụng các loại đồ uống có cồn, chất kích thích như rượu, bia,…

Vận động hợp lý

Thường xuyên vận động sẽ giúp các tế bào trong cơ thể khỏe mạnh, giúp máu lưu thông tốt hơn và giảm thiểu nguy cơ chỉ số đường huyết quá cao. Ngoài ra, trong quá trình hoạt động sẽ làm cho các chị em thoải mái, đem lại nguồn năng lượng tốt cho ngày dài

Luyện tập thể dục thường xuyên (Ảnh: Canva.com)

Uống nhiều nước

Không chỉ phụ nữ mang thai, mà tất cả mọi người nên uống đủ nước hàng ngày. Uống nước giúp đẹp da, lưu thông khí huyết và loại bỏ những chất độc hại trong cơ thể.

Bổ sung đủ nước trong thời kỳ mang thai (Ảnh: Canva.com)

Luôn giữ một thái độ tích cực, vui vẻ, thoải mái

Tâm trạng tốt giúp chị em phụ nữ luôn lạc quan yêu đời. Đặc biệt là với những sản phủ đang đang trong quá trình điều trị bệnh tiểu đường thai kỳ. 

Trên đây là bài viết nói về chỉ số đường huyết thai kỳ bình thường hay rối loạn và một số điều mà các mẹ bầu cần lưu ý. Với những kiến thức trên, mong rằng nó có thể mang đến những điều hữu ích cho các mẹ trong thời kỳ mang thai.

Gestational Diabetes - Ngày truy cập: 11/04/2022

https://www.webmd.com/diabetes/gestational-diabetes

Đào Nhàn
Đào Nhàn

Tôi là Đào Nhàn, biên tập viên có hơn 3 năm kinh nghiệm viết bài nhiều lĩnh vực như giáo dục, sức khỏe, công nghệ...

Bài viết liên quan
Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!