zalo
5 cách điều trị tiểu đường thai kỳ hiệu quả cao
Thai kỳ

5 cách điều trị tiểu đường thai kỳ hiệu quả cao

Đào Nhàn
Đào Nhàn

12/04/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Các biến chứng của bệnh tiểu đường thai kỳ luôn là nỗi lo lắng của các chị em phụ nữ đang mang thai. Bài viết này sẽ chỉ ra 5 cách điều trị tiểu đường thai kỳ hiệu quả các mẹ bầu nên ghi nhớ.

Tiểu đường thai kỳ là gì?

Tiểu đường thai kỳ (hay đái tháo đường thai kỳ) là căn bệnh thường gặp ở phụ nữ mang thai. Đây là tình trạng lượng đường trong máu tăng cao, nếu không được phát hiện sớm và điều trị có thể xảy ra các biến chứng gây nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi.

Bệnh tiểu đường thai kỳ thường gặp ở các bà bầu. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường thai kỳ được các chuyên gia lý giải rằng, nhu cầu năng lượng của cơ thể trong giai đoạn mang thai tăng cao hơn bình thường nên đòi hỏi lượng đường cao hơn. Để giải quyết nhu cầu đó, cơ thể thai phụ sẽ tự sản sinh insulin. Tuy nhiên, nhiều trường hợp cơ thể thai phụ không thuận lợi để sản xuất insulin.

Mặt khác, khi mang thai, nhau thai cũng tạo ra nội tiết tố có lợi cho sự phát triển của thai nhi. Những nội tiết tố này lại gây ra những tác động tiêu cực đến insulin, khiến tình trạng rối loạn nội tiết tố xảy ra. Hậu quả là mẹ bầu mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ.

Ngoài ra còn một số yếu tố nguy cơ khác khiến bệnh tiểu đường thai kỳ xuất hiện ở nhiều phụ nữ mang thai như: tiền sử bản thân hoặc gia đình mắc bệnh đái tháo đường, mẹ mang thai ngoài 35 tuổi, thừa cân, béo phì,...

Khi bị tiểu đường thai kỳ, mẹ bầu sẽ nhận thấy một số biểu hiện như:

  • Thường xuyên khát nước, giữa đêm cũng phải dậy nhiều lần để uống nước.

  • Tần suất đi tiểu và lượng nước tiểu nhiều hơn so với thai phụ bình thường.

  • Vùng kín bị viêm nhiễm, nấm khó điều trị dứt điểm.

  • Cơ thể mệt mỏi, thiếu sức sống và có thể sụt cân bất thường.

  • Các vùng da tổn thương, trầy xước lâu lành lại.

Tất cả những biểu hiện đó đều khiến thai phụ cảm thấy khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày. Nếu không kiểm soát được lượng đường trong máu, cả mẹ bầu và thai nhi còn có nguy cơ phải đối mặt với những biến chứng nguy hiểm khác.

Nguy cơ trẻ bị sinh non do bệnh tiểu đường thai kỳ. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Cụ thể, ngay trong giai đoạn thai kỳ, mẹ bị bệnh tiểu đường có nguy cơ bị sảy thai, thai chết lưu, sinh non, tiền sản giật,... Với những đứa trẻ may mắn “thoát hiểm” qua giai đoạn thai kỳ thì khi sinh ra vẫn có nguy cơ bị ảnh hưởng. Tỷ lệ trẻ sinh ra bị thừa cân, béo phì, hụt canxi, dễ mắc các bệnh về đường hô hấp hay thậm chí là mắc các dị tật bẩm sinh.

Chính vì vậy, để giảm thiểu những rủi ro xảy ra do bệnh đái tháo đường thai kỳ, các mẹ bầu cần khám và theo dõi sức khỏe để phát hiện bệnh sớm. Từ đó, bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị tiểu đường thai kỳ phù hợp nhất với tình trạng của bệnh nhân.

5 cách điều trị tiểu đường thai kỳ 

Theo chia sẻ của các chuyên gia, chế độ dinh dưỡng và chế độ sinh hoạt lành mạnh đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc điều trị bệnh tiểu đường thai kỳ. Dưới đây là 5 cách điều trị bệnh tiểu đường thai kỳ hiệu quả mà các mẹ bầu cần lưu ý:

Thường xuyên theo dõi đường huyết 

Thường xuyên theo dõi đường huyết là cách để kiểm soát lượng glucose trong máu thai phụ. Vì thế, khi bị bệnh tiểu đường thai kỳ, mẹ bầu cần phải thường xuyên kiểm tra và ghi chép lại chỉ số đường huyết để theo dõi.

Mẹ bầu cần thường xuyên theo dõi chỉ số tiểu đường thai kỳ. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Về thời gian đo chỉ số đường huyết, mẹ bầu cần lưu ý các thời điểm:

  • Kiểm tra đường huyết lúc đói vào buổi sáng.

  • Kiểm tra sau khi ăn sáng khoảng 1-2 tiếng.

  • Kiểm tra t sau khi ăn trưa khoảng 1-2 tiếng.

  • Kiểm tra sau khi ăn tối khoảng 1-2 tiếng.

  • Và kiểm tra trước khi đi ngủ.

Chỉ số tiểu đường thai kỳ được đánh giá ở mức bình thường khi lượng glucose trong máu thai phụ ở mức như sau:

  • Chỉ số lúc đói : ≤ 92 mg/dl (5.1 mmol/l)

  • Chỉ số sau ăn 1 giờ: ≤ 180 mg/dl (10 mmol/l)

  • Chỉ số sau ăn 2 giờ : ≤ 153 mg/dl (8.5 mmol/l)

Ngoài việc theo dõi đường huyết tại nhà, các mẹ bầu cũng cần lưu ý tái khám định kỳ theo đúng lịch hẹn của bác sĩ. Khi đi khám đừng quên mang theo bảng theo dõi chỉ số đường huyết mà bạn đã ghi chép lại để bác sĩ đánh giá hiệu quả điều trị bệnh.

Xem thêm:

Tuân thủ chế độ ăn uống khoa học 

Đảm bảo chế độ dinh dưỡng khi bị tiểu đường thai kỳ. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Để đảm bảo một chế độ ăn uống lành mạnh, mẹ bầu cần dung nạp vừa đủ các nhóm dinh dưỡng gồm: chất tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Trong đó:

Nhóm tinh bột

Tinh bột có trong rất nhiều loại thực phẩm. Tuy nhiên, các mẹ nên lựa chọn nguồn tinh bột thô như ngũ cốc nguyên cám, gạo lứt còn vỏ cám, các loại hạt, đậu… Lý do bởi tinh bột thô hấp thụ vào cơ thể chậm hơn so với tinh bột tinh chế, giúp lượng đường trong máu không thể tăng vọt sau khi ăn. 

Các loại bánh ngọt, bánh mì, gạo trắng và khoai tây,...là những đồ mẹ bị tiểu đường thai kỳ không nên ăn.

Nhóm chất đạm

Chất đạm là nguồn dinh dưỡng không thể thiếu với tất cả mọi người. Trong chế độ ăn của người bị tiểu đường thai kỳ, chất đạm chiếm 20% tổng năng lượng cả ngày. Một số nguồn thực phẩm chứa đạm dễ tiêu hóa mẹ bầu nên lựa chọn như: thịt nạc, cá, trứng, sữa, các loại đậu,...

Nhóm chất béo

Để chữa tiểu đường thai kỳ nhanh hơn, mẹ bầu cần nói không với các chân béo, đặc biệt là chất béo có nguồn gốc từ động vật. Ngoài ra còn cả các loại thực phẩm chế biến sẵn, da, mỡ, nội tạng động vật, kem phô mai,...cũng không nên ăn. Thay vào đó là sử dụng các loại hạt có dầu hoặc nấu ăn bằng dầu thực vật sẽ tốt hơn cho sức khỏe. 

Nhóm vitamin và khoáng chất

Cần bổ sung vitamin và các khoáng chất cho cơ thể mẹ bầu. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Vitamin và khoáng chất luôn luôn quan trọng đối với sức khỏe con người. Khi mang thai, nhu cầu về các chất này cũng tăng lên nhiều. Vì vậy, mẹ bầu cần bổ sung nhiều vitamin B, C, D, E, canxi, sắt, axit folic, iot, magie,...từ nguồn thực phẩm, sữa hoặc thuốc uống bổ sung. Tuy nhiên, khi sử dụng thuốc mẹ cần phải hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Bên cạnh đó, các mẹ cũng cần lưu ý ăn nhiều rau xanh và hoa quả để cung cấp đầy đủ chất xơ, vitamin cho cơ thể. Bổ sung chất xơ giúp phòng ngừa nguy cơ táo bón, làm chậm quá trình hấp thu đường vào máu và cải thiện chức năng của insulin.

Trung bình mỗi ngày mẹ nên ăn ít nhất 500 - 600 gram rau xanh. Các loại trái cây nên lựa chọn cần có chỉ số đường huyết thấp, ít ngọt. Ví dụ như: cam, quýt, lê, táo, bơ, dâu, thanh long, dưa gang, kiwi,... Lưu ý nên ăn các xác trái cây để tận dụng chất xơ, tránh trường hợp chỉ ép nước để uống.

Ngoài ra, mẹ bầu nên chia thành các bữa ăn nhỏ, gồm 3 bữa chính và 2 bữa phụ. Điều này giúp cho lượng đường trong máu luôn được duy trì ở mức bình thường, không bị tăng cao sau khi ăn hoặc không bị tụt đường huyết sau ăn quá lâu. 

Kiểm soát cân nặng ở mức vừa phải

Duy trì cân nặng lý tưởng để giảm nguy cơ biến chứng tiểu đường thai kỳ. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Thừa cân không những là một trong các nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường thai kỳ mà còn có tác động tiêu cực đến sức khỏe của thai phụ đã mắc căn bệnh này. Vì thế, kiểm soát cân nặng là cách chữa tiểu đường thai kỳ vô cùng quan trọng. 

Số cân nặng nên tăng trong từng giai đoạn mang thai còn phụ thuộc vào chiều cao và cân nặng của thai phụ. Vì thế, mẹ bầu nên hỏi bác sĩ cụ thể hơn về trường hợp này. Mẹ cũng cần lưu ý không nên kiểm soát cân nặng bằng các biện pháp giảm cân khi mang thai để tránh ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Tập thể dục vừa phải

Vận động tập thể dục ở mức vừa phải không chỉ đơn giản là làm việc nhà. Mẹ bị tiểu đường thai kỳ nên vận động bằng cách đi bộ, bơi lội hoặc tập các bài thể dục nhịp điệu,... Việc vận động ở mức vừa phải không chỉ giúp cơ thể tiêu hao nguồn năng lượng dư thừa, tránh tăng cân quá mức mà còn giảm đường huyết, giảm đề kháng insulin.

Tập thể dục vừa phải để tốt cho sức khỏe mẹ bầu. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Sử dụng insulin nếu cần thiết

Bên cạnh thực hiện lối sống lành mạnh, phụ nữ mang thai có thể uống thêm insulin để kiểm soát tốt lượng đường trong máu tốt hơn. Tuy nhiên, việc uống insulin với liều lượng cụ thể ra sao cần phải có hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ.

Như vậy, Monkey đã chia sẻ đến các chị em 5 cách điều trị tiểu đường thai kỳ hiệu quả trong bài viết này. Hy vọng các mẹ có thể áp dụng đúng để kiểm soát tốt lượng đường trong máu khi mang thai, ngăn ngừa nguy cơ xảy ra biến chứng nguy hiểm.

Đào Nhàn
Đào Nhàn

Tôi là Đào Nhàn, biên tập viên có hơn 3 năm kinh nghiệm viết bài nhiều lĩnh vực như giáo dục, sức khỏe, công nghệ...

Bài viết liên quan
Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!