Nếu chị em phụ nữ nào còn chưa biết đến đường huyết thai kỳ là gì và tầm quan trọng của nó trong quá trình mang thai thì cần tham khảo ngay bài viết này nhé. Dưới đây Monkey sẽ chia sẻ kinh nghiệm đi test dung nạp đường huyết thai kỳ và những lưu ý mẹ bầu cần phải biết.
Test dung nạp đường huyết thai kỳ là gì?
Test dung nạp đường huyết thai kỳ là xét nghiệm được dùng để đo lượng glucose có trong cơ thể. Đặc biệt, đối với phụ nữ trong quá trình mang thai lượng đường trong máu tăng nhanh chóng. Theo dõi chỉ số đường huyết thường xuyên giúp chị em phụ nữ tránh được căn bệnh tiểu đường, gây biến chứng cho cơ thể mẹ và bé.
Ở Việt Nam hiện nay, nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống là phương pháp xét nghiệm an toàn và được sử dụng phổ biến nhất. Nghiệm pháp này thường được chỉ định với phụ nữ mang thai có nguy cơ cao mắc các bệnh tiền đái tháo đường, đái tháo đường thai kỳ, đặc biệt là tiểu đường thai kỳ.
Rối loạn đường huyết thai kỳ khi mang thai thường không có biểu hiện gì quá đặc biệt. Tuy nhiên, mẹ bầu không để ý và theo dõi thường xuyên có thể gây nên một số bệnh lý nguy hiểm cho mẹ, đặc biệt là với thai nhi.
Đối với thai phụ, khi đường huyết thai kỳ quá cao làm cho cân nặng tăng nhanh chóng, không kiểm soát được cân nặng gây béo phì và khó lấy lại vóc dáng trước kia sau khi sinh. Ngoài ra, khi thai nhi to quá mức sẽ làm cho người mẹ đi lại khó khăn, khó thở và dẫn đến một số biến chứng sau:
-
Nguy cơ sinh non lớn.
-
Khó sinh, tăng nguy cơ nhiễm trùng và băng huyết sau sinh.
-
Tỉ lệ mổ lấy thai lớn.
-
Thường xuyên rối loạn lượng đường trong máu gây khó thở, thậm chí là hôn mê.
-
Tăng nguy cơ cao huyết áp thai kỳ, tiền sản giật, sản giật.
Không chỉ riêng đối với cơ thể mẹ, rối loạn dung nạp đường huyết thai kỳ còn gây rất nhiều biến chứng nguy hiểm đối với thai nhi.
-
Tăng tỉ lệ dị tật thai.
-
Trường hợp thai nhi quá to dẫn đến quá trình sinh đẻ khó khăn, bé có thể gặp sang chấn khi sinh như: trật khớp vai, gãy xương đòn, cơ thể bị tím do bởi các dụng cụ phẫu thuật.
-
Tuổi thai càng lớn, thai nhi có nguy cơ chết lưu đột ngột do chỉ số đường huyết của mẹ không ổn định.
-
Trẻ sơ sinh có nguy cơ bị thiếu canxi, da vàng, nặng có thể gây hôn mê.
-
Khi trẻ lớn lên, tỷ lệ mắc bệnh béo phì, tiểu đường, đái tháo đường lớn.
Trường hợp có thể áp dụng nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống
Các chuyên gia đã chỉ ra rằng, nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống nên được thực hiện ở giai đoạn 24-28 tuần của thai kỳ. Ngoài ra, với một số trường hợp đặc biệt nên đi test dung nạp đường huyết thai kỳ và theo dõi chỉ số này thường xuyên hơn. Cụ thể:
-
Phụ nữ có tiền sử mắc bệnh tiểu đường, đái tháo đường.
-
Sản phụ bị béo phì hoặc tăng cân nhanh quá mức trong thời gian mang thai.
-
Thai phụ có huyết áp cao.
-
Tiền sử gia đình có người bị tiểu đường.
-
Mang thai sau 35 tuổi.
-
Đa thai
Lưu ý, các đối tượng sau không được áp dụng phương pháp dung nạp glucose đường uống:
-
Sản phụ được chẩn đoán có nồng độ đường huyết cao.
-
Người mắc các bệnh cấp tính, suy dinh dưỡng.
-
Bệnh nhân nằm liệt giường trong vòng 3 ngày.
Quy trình xét nghiệm dung nạp đường huyết thai kỳ
Để có được kết quả xét nghiệm về chỉ số dung nạp đường huyết thai kỳ chính xác nhất, sản phụ cần nhịn ăn trong vòng 8-12 tiếng. Trong thời gian đó không nên hút thuốc, sử dụng các chất kích thích, vận động mạnh hoặc là dùng một số loại thuốc nhất định.
Cuộc xét nghiệm thường kéo dài trong vòng 4 tiếng. Trong thời gian xét nghiệm, sản phụ nên ngồi yên không nên vận động nhiều để tránh làm rối loạn chỉ số đường huyết.
Quy trình xét nghiệm được tiến hành qua 5 bước như sau:
-
Bước 1: Lấy mẫu máu của sản phụ ngay khi tiến hành xét nghiệm. Điều kiện để tiến hành lấy mẫu là cơ thể sản phụ đang lúc đói và đây sẽ là kết quả để so sánh với 2 lần lấy máu sau đó.
-
Bước 2: Sản phụ sẽ được bác sĩ cho uống một cốc nước chứa 75-100g glucose.
-
Bước 3: Sau thời gian uống nước đường 1 tiếng, sản phụ được tiến hành lấy máu lần 2.
-
Bước 4: Bác sĩ tiến hành lấy máu lần 3 sau khi sản phụ uống nước đường 2 tiếng.
-
Bước 5: Sau khi đi so sánh, phân tích 3 mẫu máu, bác sĩ sẽ đưa ra kết quả chẩn đoán và định hướng cách chữa trị bệnh lý. Với một số ca nặng, các chị em có thể phải tiến hành thêm những cuộc xét nghiệm khác nữa.
Căn bệnh tiểu đường thai kỳ là một vấn đề đáng lo ngại ở chị em phụ nữ khi mang thai. Tuy nhiên, nhiều sản phụ vẫn chưa nhận thức được tầm quan trọng của nó dẫn đến xuất hiện nhiều biến chứng gây hại cho sức khỏe sản phụ và thai nhi.
Vậy nên, test dung nạp đường huyết thai kỳ ở tuần thứ 24-28 là vô cùng cần thiết. Nếu không may sản phụ mắc phải bệnh rối loạn đường huyết sẽ được các y bác sĩ tư vấn và có cách thức xử lý kịp thời.
Xem thêm:
- Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ ăn dứa được không? - Lời khuyên từ bác sĩ
- Chỉ số đường huyết thai kỳ có ý nghĩa như nào đến sức khỏe mẹ bầu?
Ý nghĩa các chỉ số sau khi tiến hành nghiệm pháp dung nạp glucose
Hiện nay, y khoa tại Việt Nam đang áp dụng kết quả nghiên cứu của hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA 2016) để đọc các chỉ số dung nạp đường huyết thai kỳ và đưa ra các chuẩn đoán về bệnh lý.
Sản phụ sẽ được chẩn đoán bị các bệnh về đái tháo đường nếu cuộc xét nghiệm cho ra kết quả như sau:
-
Lớn hơn 5,1 mmol/l (tức 92 mg/dL) khi đói
-
Lớn hơn 10,0 mmol/l (tức 180 mg/dL) sau 1h
-
Lớn hơn 8,5 mmol/l (tức 153 mg/dL) sau 2h.
Test dung nạp đường huyết thai kỳ bao nhiêu tiền?
Test dung nạp đường huyết thai kỳ khá phổ biến, nên các chị em có thể tiến hành xét nghiệm ở bất kì cơ sở ý tế nào mà mình cảm thấy yên tâm. Thông thường, chi phí phải trả cho một lần xét nghiệm dung nạp đường huyết thai kỳ như sau:
-
Đo lượng glucose trong máu khi đói: 50.000 - 80.000 VNĐ.
-
Nghiệm pháp dung nạp glucose: 200.000-300.000 VNĐ.
Chi phí thực tế thai phụ cần bỏ ra tùy thuộc vào trình độ chuyên môn, độ uy tín, cơ sở vật chất nơi các chị em thực hiện xét nghiệm. Đặc biệt, với một số bệnh viện lớn, thai phụ cần mất thêm chi phí tư vấn dịch vụ từ 50.000 - 200.000 VNĐ.
Kinh nghiệm test dung nạp glucose đường uống cho kết quả chính xác nhất
Các chị em vừa được đọc quy trình xét nghiệm chỉ số đường huyết ở trên, chắc hẳn sẽ cảm thấy khá đơn giản. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể sử dụng phương pháp dung nạp glucose bằng đường uống. Cụ thể:
-
Người có tiền sử bệnh glucose huyết tăng hoặc có mẫu xét nghiệm glucose lúc đói >0.7 mol
-
Thai phụ có bệnh cấp tính, suy dinh dưỡng mãn tính
-
Thai phụ đang dùng thuốc có chứa thành phần corticoid, thuốc lợi tiểu, thuốc chẹn beta giao cảm trong vòng ít nhất 3 ngày.
Ngoài ra, khi đi test dung nạp đường huyết thai kỳ thai phụ cần lưu ý những vấn đề sau để không gặp phải tình trạng phản tác dụng dụng quá trình xét nghiệm:
-
Nghỉ ngơi ít nhất 30 phút trước khi tiến hành nghiệm pháp.
-
Trong thời gian đợi lấy mẫu, thai phụ cần duy trì tâm trạng ổn định, không sử dụng chất kích thích như cà phê, rượu, bia,...
Sau khi kết thúc 3 lần lấy mẫu xét nghiệm các chị em có thể ăn gì đó nếu cảm thấy hoa mắt chóng mặt. Và đặc biệt cần tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ về chế độ ăn uống, sinh hoạt hàng ngày.
Thời gian xét nghiệm chỉ số đường huyết sẽ kéo dài khoảng 4 giờ. Vì vậy các chị em cần sắp xếp công việc hợp lý, tránh trường hợp đang xét nghiệm lại bỏ về gây lãng phí và mất thời gian.
Mong rằng, những thông tin mình vừa chia sẻ ở trên đã cung cấp một lượng thông tin cần đủ cho thai phụ khi đi test dung nạp đường huyết thai kỳ. Cảm ơn các chị em đã đọc hết, chúc mọi người luôn khoẻ mạnh.