zalo
Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ ăn dứa được không? - Lời khuyên từ bác sĩ
Thai kỳ

Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ ăn dứa được không? - Lời khuyên từ bác sĩ

Thúy Anh
Thúy Anh

08/04/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Dứa là loại trái cây thanh mát, vị chua được nhiều người yêu thích, trong đó có các mẹ bầu. Có khá nhiều thai phụ băn khoăn không biết liệu mắc bệnh tiểu đường thai kỳ ăn dứa được không.

Thành phần dinh dưỡng và những lợi ích của quả dứa đối với bà bầu

Dứa là loại trái cây có chứa giá trị dinh dưỡng cao. Trong khoảng 225g quả dứa tươi có chứa 82 calo, 0.2g chất béo, 2mg natri, 16g đường, 2.3g chất xơ, 0.89g protein và không chứa cholesterol. Các vitamin C, A, B6 cùng nhiều khoáng chất canxi, sắt, kali, magie, folate, vitamin… trong dứa cung cấp gần như đầy đủ các chất mà cơ thể cần.

Ăn dứa rất tốt cho sức khỏe của con người nói chung và mẹ bầu nói riêng. Nhờ những dưỡng chất kể trên mà ăn dứa với liều lượng vừa phải sẽ mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe, chúng có thể kể đến là:

  • Kháng viêm.

  • Tăng cường sức đề kháng, giúp an thần.

  • Tốt cho sức khỏe tim mạch.

  • Giảm cholesterol trong máu.

  • Thúc đẩy hệ tiêu hóa hoạt động tốt, phòng chống rối loạn tiêu hóa.

  • Giảm nguy cơ bị khó tiêu, đầy bụng, táo bón.

  • Hỗ trợ điều hòa lượng đường trong máu.

  • Hàm lượng chất xơ dồi dào giúp cải thiện chỉ số insulin.

  • Chống xơ cứng động mạch, chữa viêm khớp, sỏi thận…

  • Kiểm soát tốt cân nặng.

Dứa có nhiều lợi ích đối với bà bầu. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Với những lợi ích trên, liệu bà bầu bị tiểu đường có ăn dứa được không?

Người bị tiểu đường thai kỳ có được ăn dứa không?

Chế độ dinh dưỡng rất quan trọng khi mắc bệnh thai kỳ. Do đó, không ít mẹ bầu có thắc mắc rằng, tiểu đường thai kỳ ăn dứa được không. Đáp án là được. 

Theo nhiều cuộc nghiên cứu, ăn dứa có công dụng làm giảm lượng cholesterol trong máu, từ đó giảm biến chứng ở bệnh nhân tiểu đường. Quả dứa đã được chứng minh là phù hợp với người bị tiểu đường có nguy cơ biến chứng tim mạch hoặc thể trạng béo phì. 

Thành phần của dứa có chứa nhiều đường tự nhiên và carbohydrate không tốt cho sức khỏe. Do đó, thai phụ không nên ăn quá nhiều. Chỉ số đường huyết của mỗi người là khác nhau nên lượng dứa mà các mẹ ăn cũng không giống nhau. 

Nếu muốn ăn dứa, mẹ cần ăn với chế độ phù hợp, số lượng cân đối. Để chắc chắn hơn, mẹ bầu hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi ăn.

Người bị tiểu đường thai kỳ có ăn dứa được không? (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Xem thêm: Tiểu đường thai kỳ ăn đu đủ chín được không? - Lời khuyên từ bác sĩ

Phụ nữ mang thai bị tiểu đường nên ăn dứa như thế nào?

Về liều lượng

Mẹ bầu mắc bệnh tiểu đường thai kỳ khi ăn dứa cần lưu ý rằng, trong 7.4g carbohydrate của một lát dứa mỏng đã có lượng đường tự nhiên lên đến 5.5g. Một lát dứa 85g đã chứa đến 8.3g đường tự nhiên. 

Loại đường này có cấu trúc đơn giản, dễ tiêu hóa, hấp thu nhanh hơn những loại carbohydrate khác. Cơ thể mẹ bầu có khả năng bị tăng đường huyết sau khi ăn.

Thai phụ cần ăn dứa ở mức độ chừng mực, không nên ăn quá nhiều dứa cùng một lúc và trong nhiều ngày liên tục. Mỗi tuần, mẹ bầu chỉ nên ăn khoảng 500g dứa. 

Mẹ bầu nên ăn lượng dứa vừa đủ. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Về cách thức chế biến

Để ăn dứa một cách an toàn, mẹ bầu có thể bổ sung dứa vào thực đơn như một phần của chế độ dinh dưỡng cân bằng, lành mạnh.

Mẹ hãy chọn ăn dứa tươi hoặc ăn dứa đóng hộp không thêm đường. Mẹ cần tránh dùng thực phẩm chế biến từ dứa với hàm lượng đường cao, điển hình là siro dứa hay nước ép dứa.

Trong trường hợp mẹ mới đưa dứa vào khẩu phần ăn thì mẹ hãy thường xuyên kiểm tra lượng đường huyết trong máu. Nếu việc ăn dứa làm tăng lượng đường trong cơ thể lên đáng kể, mẹ hãy điều chỉnh, giảm lượng dứa xuống hoặc cắt giảm những loại thực phẩm chứa carbohydrate khác trong khẩu phần.

Mỗi lần ăn, mẹ chỉ nên ăn tối đa nửa quả dứa và không nên ăn quá nhiều. Mẹ cũng có thể kết hợp ăn dứa cùng với những thực phẩm chứa chất xơ, chất đạm để lượng đường trong chế độ dinh dưỡng được cân bằng. 

 Nên kết hợp thế nào khi ăn dứa? (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Trong 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ bầu không nên ăn dứa. Nguyên nhân là hoạt chất bromelain trong loại trái cây này có thể là thủ phạm gây co thắt tử cung, khiến mẹ có nguy cơ bị sảy thai. Thai phụ bị tiểu đường kèm theo cao huyết áp cũng không nên ăn dứa để tránh bị đau đầu, choáng váng…

Mẹ bầu mắc bệnh tiểu đường thai kỳ ăn dứa được không còn tùy thuộc vào cách mẹ kết hợp loại trái cây này cùng các thực phẩm khác như thế nào. Mong rằng những chia sẻ trên đã giúp mẹ có lời giải đáp chi tiết nhất. 

Thúy Anh
Thúy Anh

Với kinh nghiệm 3 năm viết bài đa lĩnh vực và thực hành nuôi dạy con thông qua ứng dụng Monkey hàng ngày. Tôi mong muốn chia sẻ những kiến thức dạy trẻ tốt nhất cho các phụ huynh đang đọc bài viết của mình

Bài viết liên quan

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!