Bệnh gout khi mang thai có những triệu chứng giống như bệnh gout bình thường. Nó gây đau đớn ở các khớp xương của mẹ bầu và hạn chế vận động. Vậy bệnh gout có gây nguy hiểm đến sức khỏe của mẹ và bé không? Bạn hãy đọc bài viết sau để có thêm kiến thức về bệnh này nhé!
Nguyên nhân dẫn đến bệnh gout khi mang thai
Gout là một dạng viêm khớp do rối loạn chuyển hóa nhân purin trong thận làm nồng độ axit uric. Lâu dần, axit uric chuyển hóa làm tăng lượng muối urat tích tụ dần trong các khớp xương gây sưng tấy, đỏ và đau nhức. Đây là một căn bệnh phổ biến và có nhiều nguyên nhân khiến cho mẹ bị bệnh gout khi mang thai. Tuy nhiên, bệnh này xuất phát chủ yếu từ thực đơn ăn uống không hợp lý của mẹ.
-
Thịt đỏ: Do mẹ dung nạp một lượng thức ăn chứa nhiều protein, purin, sắt như thịt bò, thịt heo, thịt gà,...Nhưng cơ thể lại không thể hấp thụ hết 100% lượng dinh dưỡng mẹ nạp vào. Phần không được cơ thể hấp thụ từ từ tích tụ trong cơ thể làm hàm lượng purin trong cơ thể tăng chuyển thành axit uric. Axit uric chuyển hóa thành các tinh thể muối urat đầu nhọn châm vào các khớp, xương, sụn người bệnh gây đau buốt.
-
Nội tạng: Có một số chị em phụ nữ khi mang thai lại thèm ăn nội tạng động vật. Ăn một cách “vô tội vạ” và không thể kiểm soát. Trong nội tạng động vật chứa nhiều vi khuẩn gây hại và có một số chất nếu ăn nhiều sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mẹ. Thêm vào đó, nếu ăn nhiều loại thức ăn này hàm lượng protein và purin trong cơ thể mẹ tăng cao dễ dẫn đến bệnh gout.
-
Hải sản: Bà bầu bị bệnh gout nên kiêng ăn hải sản và đặc biệt là hải sản chế biến tươi sống. Ngoài nguồn protein dồi dào từ thịt, các món ăn có nguồn gốc từ hải sản nếu ăn nhiều mẹ sẽ thừa protein, rối loạn chuyển hóa purin.
-
Rau xanh: Rau xanh là một món ăn kèm không thể thiếu trong bữa ăn hằng ngày vì nó cung cấp vitamin tốt cho sức khỏe mẹ bầu. Tuy nhiên, bà bầu bệnh gout nên tránh xa các loại rau như: Súp lơ, cải xoăn, rau bina (rau chân vịt), măng,...để tránh làm tăng nồng độ purin trong máu.
Dấu hiệu người mang thai bị bệnh gout
Người bình thường hay phụ nữ mang thai đến với giai đoạn đầu của gout thì không cảm nhận được sự thay đổi trong cơ thể. Cụ thể, mẹ bầu không nhận ra nồng độ axit uric tăng cao và hình thành muối urat.
Khi các hạt tinh thể hình thành châm vào các khớp xương, sụn, làm cho ngón chân sưng tấy, đau buốt thì lúc đó bạn mới cảm nhận được. Bệnh gout mang lại cơn đau bất chợt, gây ra cảm giác đau đớn ở các khớp xương như: ngón chân cái, khuỷu tay, khớp ngón tay, mắt cá chân,...
Nếu để tình trạng đau đớn ở các khớp xương kéo dài. Các mẹ không có kế hoạch đi kiểm tra sức khỏe thì bệnh sẽ để lại di chứng trong khả năng vận động sau này.
Mẹ bầu bị gout có ảnh hưởng đến thai nhi?
Mẹ bị bệnh gout khi mang thai xuất hiện các biến chứng ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
-
Hoạt động: Khi các khớp xương bị đau nhức, phụ nữ mang thai rất khó khăn trong việc di chuyển. Do đó, tần suất luyện tập thể dục thể thao của mẹ không được thường xuyên. Tứ chi đau buốt và các cơ không linh hoạt.
-
Huyết áp cao: Lượng protein và purin trong máu tăng cao gây áp lực lên thành mạch máu làm cao huyết áp. Hơn thế, huyết áp cao làm bà bầu dễ bị co giật, gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng của thai phụ và thai nhi.
-
Tiểu đường: Tiểu đường là biến chứng của gout vì nó gây nguy hiểm đến tính mạng của hai mẹ con. Bà bầu bệnh gout bị đái tháo đường thì dễ bị sảy thai, sinh non, băng huyết, nhiễm trùng khuẩn. Ảnh hưởng đến lần sinh nở tiếp theo. Đối với thai nhi, lượng dư glucozo kích thích tuyến tụy tiết ra một hàm lượng lớn Insulin. Thai nhi phát triển với kích thước to bất bình thường trong một thời gian ngắn.
-
Bệnh tim: Cơn đau bệnh gout kéo dài có thể gây ảnh hưởng đến tim mạch.
Xem thêm: Bị bệnh giang mai khi mang thai: Mẹ bầu nhất định không được chủ quan
Những lưu ý khi mẹ bầu bị gout
Các chị em phụ nữ khi nghi ngờ bản thân mắc bệnh gout cần liên hệ gấp với các bác sĩ. Đảm bảo tiếp nhận được kết quả chẩn đoán chính xác và nhận được lời khuyên chân thành từ chuyên gia. Thêm vào đó, các mẹ nên thay đổi lối sống của bản thân để thuận tiện cho việc chữa bệnh.
Chế độ ăn uống, sinh hoạt
-
Hạn chế ăn thịt đỏ, tránh làm tăng nồng độ protein và purin.
-
Uống đủ 3 lít nước mỗi ngày. Để an toàn và hợp vệ sinh, mẹ bầu nên sử dụng nước nóng và nước lạnh tỉ lệ 50 - 50 tạo thành nước ấm. Các mẹ cũng có thể dùng nước tiệt trùng hoặc nước sôi để nguội.
-
Ăn các loại hạt, rau củ chứa ít putin nhưng vẫn có đầy đủ dinh dưỡng như: Bơ, cà tím, bắp cải, khoai tây,..
-
Sau mỗi bữa ăn chị em phụ nữ nên bổ sung cho cơ thể vitamin từ các loại trái cây, đặc biệt là vitamin C có trong cam, chanh, ổi,...
-
Sử dụng các thực phẩm có chứa men vi sinh an toàn như: Sữa chua, thức uống Probi,..
-
Bà bầu bệnh gout không thể tránh được đau đớn khi cơn đau ập đến. Tuy nhiên, sau khi cơn đau đi qua, mẹ nên đi bộ hoặc làm một vài động tác đơn giản để các cơ lấy lại được sự linh động.
Khi nào cần dùng thuốc điều trị?
Nếu bạn cảm thấy cơ thể bị đau ở một vùng xương nào đó thì hãy liên lạc với bác sĩ ở các bệnh viện uy tín. Đặc biệt, các mẹ bị bệnh gout khi mang thai không được tự tiện mua thuốc trị gout ở tiệm thuốc tây về uống. Bà bầu chỉ nên dùng thuốc khi có sự hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ.
Bệnh gout khi mang thai là một bệnh vô cùng phổ biến và tỉ lệ chị em bầu bí mắc bệnh này khá cao. Do đó, với những thông tin bổ ích về bệnh gout được đề cập trong bài viết. Hy vọng, các mẹ có thêm vốn hiểu biết về một loại bệnh có thể gặp khi mang thai. Monkey chúc mẹ luôn vui khỏe để cùng đồng hành cùng bé.