Bà bầu tháng cuối khó thở hầu hết là do sự thay đổi của cơ thể nhưng cũng không ngoại trừ khả năng xuất phát yếu tố bệnh lý. Vậy làm sao để giúp mẹ bầu dễ chịu hơn, không còn đối mặt với tình trạng này? Mời bạn đọc tìm hiểu rõ hơn trong bài viết này!
- Lộ trình Tiếng Anh toàn diện cho trẻ 0-11 tuổi chuẩn đầu ra Cambridge
- Áp dụng các phương pháp giáo dục được kiểm chứng trên thế giới
- Công nghệ M-Speak độc quyền chấm điểm và nhận xét phát âm chuẩn tới từng âm vị
- Kho học liệu khổng lồ với 4000+ hoạt động tương tác
- Hệ thống lớp học, giáo viên đồng hành cùng ba mẹ và bé
- Luyện đọc với kho 1000+ truyện tranh tương tác
- Rèn luyện kỹ năng Đọc - Hiểu thông qua trò chơi và câu hỏi tương tác
- Lộ trình học 14 cấp độ giúp dễ dàng nhận thấy sự tiến bộ của trẻ
- Công nghệ trí tuệ nhân tạo M-Speak chấm điểm và nhận xét phát âm khi bé kể chuyện
- 4 cấp độ học từ dễ đến nâng cao phù hợp với nhiều lứa tuổi & trình độ của trẻ
- Hệ thống bài học đồ sộ và bài bản giúp trẻ tự tin tiếp cận kiến thức mới
- Sách bài tập bổ trợ Monkey Math Workbook hỗ trợ đắc lực trong việc nâng cao năng lực toán học cho trẻ
- Hơn 60 chủ đề thuộc 7 chuyên đề toán học lớn giúp trẻ dễ dàng nắm bắt các khái niệm toán học
- Phát triển đồng bộ tư duy & ngôn ngữ giúp con học giỏi cả toán và tiếng Anh
- Áp dụng phương pháp học tập hiện đại qua trò chơi, hình ảnh, âm thanh
- Học vần chuẩn và nhanh nhất theo chương trình học vần theo sách giáo khoa mới
- Trẻ có thể đọc trôi chảy trước khi vào lớp 1 nhờ 700+ truyện tranh tương tác, 300+ sách nói
- Tăng khả năng Đọc - Hiểu với 1500+ câu hỏi tương tác sau truyện
- Phát triển trí tuệ cảm xúc (EQ) và nuôi dưỡng tâm hồn của trẻ nhờ 1000+ truyện cổ tích dân gian, thơ, bài học cuộc sống chọn lọc
- Hệ thống bài học đồ sộ, bài bản
- Trẻ tự tin tiếp thu kiến thức mới trên lớp
- Cấp độ học từ Dễ đến Nâng cao phù hợp với trình độ và nhận thức của trẻ
Nguyên nhân khiến bà bầu tháng cuối khó thở
Không chỉ bà bầu tháng cuối khó thở mà tình trạng này đã có thể xuất hiện trong những tam cá nguyệt thứ nhất và thứ 2. Khi bà bầu bị khó thở có thể đi kèm với các triệu chứng khác như tim đập nhanh hay chóng mặt.
Các chuyên gia cho biết, nguyên nhân chủ yếu khiến bà bầu tháng cuối bị khó thở là do sự thay đổi hormone, đặc biệt là hormone progesterone trong cơ thể. Khi nồng độ hormone này đột ngột gia tăng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến phổi khiến mẹ bầu cảm thấy khó thở.
Bên cạnh đó, sự phát triển kích thước, trọng lượng của thai nhi khiến bụng của bà bầu to hơn rất nhiều. Từ đó đã gây áp lực lên cơ hoành và khiến bà bầu tháng cuối bị khó thở, thậm chí là thở gấp hơn so với bình thường.
Ngoài ra, tình trạng bà bầu tháng cuối khó thở còn có thể xuất phát từ một số nguyên nhân bệnh lý khác. Cụ thể như:
-
Cơ thể mẹ bầu bị thiếu máu: Đây là một trong những nguyên nhân rất phổ biến gây nên tình trạng khó thở ở bà bầu tháng cuối. Lý do bởi thiếu sắt sẽ dẫn đến thiếu máu, không đủ để cơ thể tạo ra hồng cầu và nuôi dưỡng thai nhi phát triển. Vì vậy, cơ thể bà bầu sẽ phải làm việc quá sức để bù đắp lại lượng máu bị thiếu hụt, dẫn đến mất sức, mệt mỏi và khó thở, thậm chí thai nhi còn phải đối mặt với nguy cơ thiếu chất dinh dưỡng.
-
Thai phụ mắc bệnh cơ tim chu sản: Đây là một loại của bệnh suy tim, có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thai kỳ. Tuy nhiên, mẹ bầu có thể rất dễ bị nhầm lẫn với dấu hiệu mang thai bởi các triệu chứng như: tụt huyết áp, tim đập nhanh, mệt mỏi, khó thở hay sưng mắt cá chân.
-
Mẹ bị hen suyễn: Với những thai phụ có bệnh lý nền là hen suyễn sẽ thường xuyên cảm thấy bị tức ngực, khó thở, đặc biệt là trong những tháng cuối của thai kỳ. Để giảm bớt khó chịu, mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ để được điều trị phù hợp, tránh gây tổn hại đến thai nhi.
-
Thuyên tắc phổi: Đây là tình trạng máu đông thành cục và gây tắc nghẽn các động mạch phổi. Từ đó khiến bà bầu tháng cuối bị khó thở, ho, tức ngực,...
Có thể nói, dù là nguyên nhân nào khiến cho bà bầu tháng cuối khó thở đi chăng nữa thì triệu chứng này cũng khiến mẹ bị khó chịu. Vì vậy, các mẹ nên đi kiểm tra sức khỏe nếu thấy tình trạng này diễn ra thường xuyên và ngày càng nặng. Điều này nhằm mục đích tầm soát sức khỏe bà bầu tốt nhất, phòng tránh những nguy hiểm có thể gây hại cho cả mẹ và bé kịp thời.
Bà bầu tháng cuối bị khó thở có nguy hiểm không?
Rất nhiều người thắc mắc: Tình trạng bà bầu tháng cuối khó thở có nguy hiểm không? Có gây hại gì cho thai nhi không?
Các chuyên gia cho biết, tình trạng khó thở ở bà bầu tháng cuối là triệu chứng xảy ra rất phổ biến, hầu hết đều xuất phát từ sự thay đổi của cơ thể trong thai kỳ. Tuy triệu chứng này gây ra không ít sự khó chịu và mệt mỏi cho mẹ bầu nhưng lại không ảnh hưởng đến thai nhi. Vì vậy, bà bầu tháng cuối bị khó thở không cần quá lo lắng, thay vào đó chỉ cần chú ý nghỉ ngơi, vận động nhẹ nhàng để đảm bảo sức khỏe.
Tuy nhiên, nếu tình trạng khó thở xảy ra là do yếu tố bệnh lý gây nên thì mẹ bầu cần đi khám bác sĩ để được điều trị phù hợp. Nếu tình trạng bệnh kéo dài không điều trị hoặc điều trị chưa đúng cách sẽ tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cho cả thai phụ và thai nhi.
Các bác sĩ cảnh báo, phụ nữ mang thai tháng thứ 9 khó thở cần đi khám ngay khi có những biểu hiện sau đây:
-
Tim đập nhanh, không đều, nhịp tim tăng cao đột ngột.
-
Hiện tượng khó thở kèm đau ngực, thậm chí đau không thở được, mệt mỏi, khiến mẹ bầu cảm giác yếu ớt đi nhiều.
-
Mẹ bầu có thể bị khó ngủ ngay cả khi đang ngủ.
-
Khó thở kèm theo hiện tượng ngón chân, ngón tay và môi xanh tái.
-
Mẹ bị sốt vừa, sốt cao, ớn lạnh.
-
Bà bầu tháng cuối khó thở kèm ho ra máu, ho dai dẳng không dứt.
-
Các triệu chứng của bệnh hen suyễn ngày càng trở nặng hơn.
Bà bầu tháng cuối khó thở phải làm sao?
Có thể thấy, sức khỏe của phụ nữ mang thai tháng thứ 9 bị khó thở phải chịu rất nhiều phiền toái. Vậy bà bầu tháng cuối khó thở phải làm sao? Dưới đây là tổng hợp các phương pháp giúp khắc phục tình trạng khó thở cho phụ nữ mang thai các chị em không nên bỏ qua.
Lựa chọn tư thế nằm phù hợp
Ban đêm là thời gian bà bầu tháng cuối khó thở khá nhiều do ảnh hưởng của bụng bầu to. Để giảm bớt sự khó chịu này, mẹ nên chọn tư thế nằm nghiêng mình sang bên trái để giảm bớt áp lực lên động mạch chủ, giúp cho quá trình hít thở được dễ dàng hơn.
Bên cạnh đó, lựa chọn một chiếc gối mềm để chèn vào phần thân và phần lưng của bà bầu cũng có tác dụng giảm áp lực của tử cung lên phổi. Đồng thời, phụ nữ mang thai 9 tháng cũng cần kết hợp kê cao chân và đầu gối để quá trình lưu thông máu được cải thiện tốt hơn.
Xem thêm:
- Bà bầu tháng cuối bị đau nửa đầu nguy hiểm như thế nào? Khắc phục ra sao?
- Bà bầu tháng cuối khát nước nhiều có sao không? Nguyên nhân và cách khắc phục
Tập thở
Để giúp việc thở dễ dàng hơn, mẹ bầu có thể tập thở bằng bụng thay vì thở bằng ngực. Các bác sĩ hướng dẫn cách thở bằng bụng theo các bước như sau:
-
Bước 1: Nằm ngửa và đặt tay lên bụng
-
Bước 2: Hít thở và thư giãn cơ bụng (lưu ý hít thở thật sâu để bụng và phổi tràn không khí)
-
Bước 3: Giữ hơi thở trong vài giây, sau đó thở ra bằng miệng.
-
Bước 4: Lặp lại lần lượt các động tác trên khoảng 5-10 phút.
Thư giãn tinh thần, đầu óc
Căng thẳng, lo lắng, hồi hộp đều là những nguyên nhân có thể khiến bà bầu tháng cuối khó thở hơn bình thường. Vì vậy, việc thư giãn tinh thần, đầu óc có vai trò rất quan trọng trong việc giúp mẹ bầu giảm bớt triệu chứng này.
Để làm được điều đó, phụ nữ mang thai không nên suy nghĩ quá nhiều, nên chia sẻ, tâm sự với những người thân trong gia đình để giảm bớt lo lắng. Ngoài ra, mẹ có thể xem phim, nghe nhạc vui, đọc truyện cười, nghỉ ngơi điều độ và tránh làm việc nhiều cũng sẽ giúp giảm bớt tình trạng khó thở hiệu quả.
Di chuyển chậm rãi
Chắc hẳn ai cũng đã từng thấy tim đập nhanh, mạnh và thở dồn dập sau mỗi lần đi nhanh hay chạy bộ. Nguyên nhân là do khi vận động mạnh, phổi và tim phải chịu áp lực lớn đã gây ra hiện tượng như vậy.
Do đó, để giúp việc hít thở dễ dàng hơn, bà bầu không nên đi lại nhanh và nhiều mà thay vào đó là mẹ cần di chuyển thật chậm rãi. Mỗi khi ngồi hoặc nằm mà cảm thấy khó thở, mẹ bầu nên ngồi thẳng lưng hoặc đứng hẳn dậy để di chuyển nhẹ nhàng sẽ giúp cho khung xương sườn đỡ chịu áp lực hơn.
Mặc quần áo rộng rãi, thoải mái
Mặc quần áo chật chội, bó sát vào các cơ và vùng bụng cũng có thể khiến bạn khó thở hơn. Vì vậy, bà bầu tháng cuối khó thở cần tránh mặc những bộ đồ như vậy, thay vào đó bạn nên chọn những bộ quần áo hoặc váy rộng rãi, thoải mái để giúp máu lưu thông tốt hơn.
Đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể
Ăn uống đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể là một trong những phương pháp giảm bớt triệu chứng khó thở ở bà bầu tháng cuối rất quan trọng. Cụ thể, mẹ cần cung cấp đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng như: Chất đạm, chất béo, chất tinh bột, vitamin chất khoáng và chất xơ. Trong đó, sắt là khoáng chất không thể thiếu để giúp ngăn ngừa tình trạng thiếu máu khiến bà bầu bị khó thở.
Hạn chế tiếp xúc với khói thuốc lá hoặc mùi khó chịu
Ngửi khói thuốc lá, thuốc lào hoặc các loại mùi khói chịu khác như: hóa chất bảo vệ thực vật, mùi hương nhân tạo, phấn hoa,...đều có thể khiến thai phụ khó thở nặng hơn. Đặc biệt, khói thuốc lá, thuốc lào còn là “thủ phạm” gây dị tật bẩm sinh cho thai nhi. Vì vậy, mẹ bầu không nên tiếp xúc với các loại mùi khó chịu này để bảo vệ cho sức khỏe của hai mẹ con.
Vệ sinh không khí sạch sẽ
Một trong những “thủ phạm” có thể khiến bà bầu tháng cuối bị khó thở không thể không kể đến bụi bẩn, nấm mốc và ô nhiễm. Do đó, nếu mẹ bầu đang bị khó thở không nên ra ngoài đường nhiều, nhất là thời điểm đường xá đông đúc nhiều xe cộ đi lại hoặc khu vực bụi bặm. Ngay cả nhà ở và nơi làm việc cũng cần vệ sinh sạch sẽ thường xuyên. Điều này sẽ giúp không gian sống của bà bầu không có nhiều bụi bẩn khiến triệu chứng khó thở nặng hơn. Nếu có điều kiện, tốt nhất mẹ bầu nên trang bị bộ máy lọc không khí để bảo vệ sức khỏe được tốt hơn.
Tóm lại, thông qua bài viết này chúng ta được hiểu rõ được các nguyên nhân, mức độ nguy hiểm và cách điều trị khi bà bầu tháng cuối khó thở. Hy vọng những kiến thức mà Monkey chia sẻ sẽ được các mẹ bầu áp dụng đúng cách để có thai kỳ khỏe mạnh, giúp em bé chào đời an toàn và phát triển tốt.
Shortness of breath - Ngày truy cập: 16/08/2022
https://www.marchofdimes.org/complications/shortness-of-breath.aspx