zalo
Bà bầu tháng cuối bị táo bón có nên rặn không? Điều trị bằng cách nào?
Thai kỳ

Bà bầu tháng cuối bị táo bón có nên rặn không? Điều trị bằng cách nào?

Đào Nhàn
Đào Nhàn

18/09/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Táo bón là một triệu chứng rất phổ biến, không chỉ bà bầu mà ngay cả những người bình thường cũng có thể gặp tình trạng này. Tuy nhiên, bà bầu tháng cuối bị táo bón sẽ có nguyên nhân khác so với phụ nữ bình thường. Chính thế bà bầu cần lưu ý những điểm sau.

Táo bón là gì?  

Táo bón là trạng thái đi nặng phân khô cứng, mót đi nhưng không đi được, phải rặn mạnh. Thời gian đi lâu hoặc nhiều ngày mới đi một lần và thường là ít hơn 3 lần/tuần. Biểu hiện táo bón ở bà bầu còn có thể bao gồm đau bụng, đầy hơi, buồn nôn và chán ăn.

Bà bầu tháng cuối bị táo bón. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Tình trạng táo bón có thể xảy ra với bất kỳ ai, tuy nhiên sẽ dễ xảy ra với bà bầu hơn, đặc biệt các bà bầu trong tháng cuối. Vậy tại sao bà bầu lại dễ bị táo bón tháng cuối thai kỳ? Cùng tìm hiểu các nguyên nhân sau nhé.

Nguyên nhân khiến bà bầu tháng cuối bị táo bón 

Bà bầu tháng cuối bị táo bón thường do 7 nguyên nhân chính sau. 

Thay đổi hormone

Hormone progesterone thay đổi làm chậm quá trình tiêu hóa. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Khi mang thai hormone trong cơ thể mẹ tiết ra nhiều hơn, cùng với đó là sự giãn cơ bắp. Hormone này tiết ra nhiều làm chậm quá trình di chuyển của phân trong ruột. Phân bị ứ đọng trong ruột lâu hơn nên hút nước trở nên cứng hơn, khó đi qua hậu môn hơn.

Càng về cuối thai kỳ hormone sản sinh ra càng nhiều khiến việc này diễn ra mạnh mẽ hơn, cuối cùng là gây ra tình trạng táo bón ở bà bầu.

Nôn nghén

Nôn nghén là nguyên nhân gián tiếp khiến bà bầu tháng cuối bị táo bón. Khi nôn nghén, mẹ bầu sẽ bị mất nước. Do đó cơ thể sẽ tái hấp thụ nước từ phân trong ruột lên khiến phân cứng hơn gây táo bón ở bà bầu tháng cuối.

Sự phát triển của thai nhi

Thai nhi lớn dần lên làm cho tử cung mẹ cũng to hơn. Tử cung vô tình chèn ép lên ổ ruột và bàng quang khiến quá trình tiêu hóa trở nên khó khăn hơn. Và đây cũng chính là nguyên nhân gây táo bón ở mẹ bầu, đặc biệt mẹ bầu 3 tháng cuối.

Chế độ ăn uống

Chế độ ăn uống thiếu chất, không khoa học cũng sẽ là nguyên nhân bà bầu tháng cuối bị táo bón. Chị em phụ nữ khi mang thai thường có thói quen ăn thật nhiều để “tẩm bổ” cho mẹ và con. Các mẹ hay ăn nhiều trứng, cá, thịt, sữa,... những loại thực phẩm có rất nhiều chất dinh dưỡng.

Chế độ ăn nhiều thịt, cá, trứng, sữa khiến mẹ bầu bị táo bón. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Thế nhưng ăn nhiều quá khiến cơ thể không kịp tiêu hóa và hấp thu. Cùng với đó là chế độ ăn thiếu chất xơ, ăn ít rau và hoa quả khiến mẹ bầu bị táo bón.

Uống ít nước

Uống ít nước là nguyên nhân khiến mẹ bầu táo bón dễ nhất. Đây là nguyên nhân không chỉ gặp ở bà bầu mà còn gặp ở bất cứ ai có thói quen uống ít nước. Nước có vai trò rất quan trọng trong cơ thể người, chiếm đến 80%, đặc biệt với bà bầu bởi có một khối lượng nước lớn làm nước ối cung cấp dinh dưỡng cho bé. 

Hơn nữa, ở các mẹ bầu hay đi tiểu nhiều, đi tiểu đêm nên sinh ra tâm lý ngại uống nước. Thế nhưng điều này không hề tốt, nó ảnh hưởng trực tiếp đến mẹ và thai nhi. Gây ra tình trạng táo bón ở bà bầu tháng cuối.

Ngại vận động

Ít vận động, không vận động, thường xuyên ngồi, nằm một chỗ là tình trạng gặp phải ở rất nhiều bà bầu tháng cuối do bụng đã to. Tuy nhiên chính thói quen này khiến mẹ bầu bị táo bón. Vận động quá ít khiến nhu động ruột của bà bầu hoạt động chậm lại, các chu trình tiêu hóa diễn ra lâu hơn gây táo bón.

Bổ sung canxi và sắt

Táo bón do cách bổ sung canxi và sắt. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Phụ nữ mang thai bổ sung canxi và sắt để giúp phát triển xương tốt hơn, dẻo dai và chắc khỏe. Nhưng mẹ bầu nhớ bổ sung đủ lượng mà cơ thể cần thôi nhé, bởi nếu nhiều quá sẽ cũng sẽ gây ra tình trạng táo bón trong những tháng cuối thai kỳ đó.

Các nguyên nhân khác

Ngoài 7 nguyên nhân gây táo bón mà Monkey đã chia sẻ, bà bầu tháng cuối bị táo bón còn có thể là do tiểu đường thai kỳ, bệnh nhược tuyến giáp, đã hoặc đang lạm dụng thuốc nhuận tràng.

Xem thêm:

Bà bầu táo bón tháng cuối thai kỳ có nguy hiểm không? 

Táo bón không phải là bệnh nguy hiểm, táo bón là triệu chứng và sẽ hết ngay sau khi em bé chào đời. Tuy nhiên triệu chứng này ít nhiều cũng vẫn sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến mẹ bầu và em bé.

  • Bà bầu tháng cuối bị táo bón nếu lực rặn mạnh khi đi ngoài sẽ dẫn đến vỡ ối sớm hoặc sinh non. 

  • Táo bón gây tích trữ và hấp thụ ngược những chất độc, khí độc hại như phenol, amoniac, indol… vào cơ thể mẹ, điều này không hề tốt cho sức khỏe của mẹ.

  • Bà bầu tháng cuối bị táo bón cũng bị ảnh hưởng đến tinh thần, người mẹ sẽ bị stress, sợ hãi khi đi ngoài, thường cáu gắt.

  • Khó đi ngoài đồng thời cũng dẫn đến khó tiếp nhận thêm thực phẩm, thai phụ biếng ăn và từ đó gây suy dinh dưỡng thai nhi, ảnh hưởng đến sức khỏe và sức đề kháng của trẻ trong tương lai.

Phenol là chất độc bị hấp thụ ngược khi táo bón. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Táo bón là triệu chứng không gây nguy hiểm cho mẹ bầu. Tuy nhiên nếu tình trạng nặng nề và kéo dài sẽ gây hậu quả khó lường. Đây còn là nguyên nhân gây trĩ, tăng nguy cơ sảy thai, sinh non,...

Bà bầu tháng cuối bị táo bón có nên rặn không? 

Bà bầu tháng cuối bị táo bón không nên rặn vì lý do sau:

Sinh non: Các cơn rặn khi táo bón sẽ kích thích đến các cơn co tử cung, tác động trực tiếp đến thai nhi và gây ra tình trạng sinh non ở bà bầu. Tư thế ngồi rặn cũng dễ khiến thai nhi trôi xuống cổ tử cung dễ dàng hơn. 

Nứt kẽ hậu môn: Đây là một dạng của viêm hậu môn. Viêm hậu môn thường đi kèm với dấu hiệu chảy máu ngoài hậu môn, tuy không nhiều nhưng đủ để phát hiện do lẫn trong phân hoặc trên giấy chùi. Đây chính là nguyên nhân của nhiễm trùng hậu môn, tiền đề của bệnh trĩ, ung thư đại tràng.

Hình minh họa em bé sinh non. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Phụ nữ mang thai tháng thứ 9 bị táo bón có nên thụt không?

Thụt hậu môn là phương pháp trị táo bón phổ biến. Người ta sẽ dùng thuốc thụt, thụt vào sâu trong trực tràng để bôi trơn ống hậu môn. Dưới tác động của thuốc thụt được bôi trơn, kích thích các cơn co thắt đại tràng để đẩy chất thải ra ngoài. 

Đối với người bình thường thì đây là phương pháp rất hiệu quả để trị táo bón. Tuy nhiên với bà bầu thì không nên sử dụng vì dưới tác động của thụt bà bầu sẽ dễ bị sinh non. Còn nếu bà bầu nào tình trạng táo quá nặng, cần phải can thiệp bằng biện pháp thụt thì có thể tham khảo các loại thuốc lành tính sau:

Dầu khoáng 

Dầu khoáng là loại thuốc thụt kích thích ruột hấp thụ nước và làm mềm chất thải. Từ đó đường ruột sẽ đưa chất thải bị táo ra khỏi cơ thể dễ dàng hơn. 

Dung dịch thụt trực tràng dầu khoáng. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Thuốc thụt cà phê 

Đây là loại thuốc thụt có thành phần cafein, tác dụng thải độc gan và làm sạch ruột. Tuy nhiên thuốc thụt cà phê có tác dụng kích thích nên bà bầu tháng cuối bị táo bón nếu có sử dụng thì cần tham khảo ý kiến bác sĩ.

Thuốc thụt Natri Phosphate 

Loại thuốc thụt này được sử dụng khá phổ biến. Cơ chế của loại thuốc này là làm tăng lượng chất lỏng có trong ruột non, từ đó thúc đẩy chất thải ra ngoài dễ dàng hơn.

Thuốc thụt Natri Phosphate. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Thuốc thụt Microlax

Được sử dụng phổ biến trong điều trị các triệu chứng táo bón, kiết lỵ, thuốc thụt Microlax giúp kích thích mẹ bầu đi ngoài nhanh chóng sau 30 phút sử dụng.

Thuốc thụt lợi khuẩn 

Đây là loại thuốc thụt trị táo bón có công dụng lành tính cho bà bầu, giúp cân bằng vi khuẩn và bảo vệ hoạt động của hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Đồng thời cũng giúp phòng ngừa nguy cơ nhiễm trùng cho thai phụ.

Lời khuyên của chuyên gia giúp bà bầu tháng cuối điều trị chứng táo bón 

Tình trạng bà bầu tháng cuối bị táo bón được các chuyên gia nghiên cứu và đưa ra các lời khuyên như sau.

  • Ăn nhiều chất xơ hơn.

  • Tăng cường bổ sung lợi khuẩn (vi khuẩn acidophilus trong sữa chua có tác dụng kích thích lợi khuẩn đường ruột phân giải thức ăn tốt hơn, hỗ trợ tiêu hóa hiệu quả hơn).

  • Bổ sung nước mỗi ngày.

  • Hạn chế ăn các thực phẩm gây táo bón.

  • Ăn nhiều hơn thực phẩm tốt cho tiêu hóa.

  • Chăm chỉ vận động.

  • Tuyệt đối không nhịn đi vệ sinh.

  • Thay đổi cách bổ sung sắt.

Sữa chua rất có lợi cho tiêu hóa bà bầu. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Trên đây là những cách giúp bà bầu tháng cuối bị táo bón được Monkey tổng hợp từ lời khuyên của các chuyên gia. Những biện pháp này đều xuất phát từ chính nguyên nhân gây ra táo bón. Do vậy đây cũng chính là cách phòng tránh táo bón cho mẹ bầu vô cùng hữu hiệu.

Pregnancy Constipation - Ngày tham khảo 18/09/2022

https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/21895-pregnancy-constipation#

Đào Nhàn
Đào Nhàn

Tôi là Đào Nhàn, biên tập viên có hơn 3 năm kinh nghiệm viết bài nhiều lĩnh vực như giáo dục, sức khỏe, công nghệ...

Bài viết liên quan

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!