zalo
Mẹ bị phù chân khi mang thai tuần 35 nên làm gì để giảm bớt triệu chứng?
Thai kỳ

Mẹ bị phù chân khi mang thai tuần 35 nên làm gì để giảm bớt triệu chứng?

Đào Nhàn
Đào Nhàn

17/09/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Có không ít bà bầu bị phù chân khi mang thai tuần 35, khiến cuộc sống sinh hoạt, đi lại hàng ngày bị ảnh hưởng. Liệu hiện tượng phù chân có gây ra nguy hiểm gì cho mẹ và bé hay không? Và làm sao để giảm bớt tình trạng này? Mời bạn đọc hãy cùng Monkey tìm hiểu trong bài viết này.

Nguyên nhân khiến mẹ bị phù chân khi mang thai tuần 35

Phù chân là tình trạng sưng phù ở bàn chân, đặc biệt từ phần cổ chân trở xuống. Các chuyên gia cho biết, có 3 nguyên nhân chính khiến bà bầu bị phù chân khi mang thai tuần 35 gồm:

  • Lượng máu và chất lỏng trong cơ thể tăng cao: Khi mang thai, cơ thể mẹ bầu cần sản xuất ra lượng máu và chất lỏng nhiều hơn 50% so với bình thường để nuôi dưỡng thai nhi phát triển. Chính sự thay đổi này đã gây ra tình trạng tích tụ chất lỏng và phù nề.

  • Tử cung chèn ép lên tĩnh mạch chủ dưới: Trong 3 tháng cuối thai kỳ là thời điểm thai nhi phát triển nhanh chóng về kích thước và trọng lượng. Để có chỗ chứa thai nhi, tử cung cũng cần phát triển to hơn nữa nhưng đồng thời đã chèn ép lên tĩnh mạch chủ dưới. Do đó, quá trình lưu thông máu tư các chi dưới về tim bị cản trở, máu dồn ở chân nên đã xảy ra hiện tượng phù chân.

  • Hormone thai kỳ thay đổi: Trong thời gian mang thai, hormone trong cơ thể mẹ bầu có nhiều thay đổi, đặc biệt là hormone sinh dục. Sự thay đổi này làm cho thành tĩnh mạch mềm hơn và khó vận chuyển máu từ chân lên tim. 

Bà bầu bị phù chân khi mang thai tuần 35 do nhiều nguyên nhân khác nhau. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Ngoài những lý do kể trên, mẹ bầu thường bị phù chân khi mang thai tuần 35 trở đi còn bởi nhiều yếu tố khác như:

  • Đứng hoặc ngồi quá lâu một chỗ

  • Thời tiết nắng nóng

  • Thai phụ mặc quần áo bó sát, chật chội

  • Mẹ bầu có thói quen đi giày, dép cao gót

  • Cơ thể thai phụ thiếu kali, thừa natri,...

Với những tác nhân từ bên ngoài như vậy, mẹ bầu hoàn toàn có thể khắc phục được để giảm bớt ảnh hưởng do phù chân gây ra. 

Bà bầu bị phù chân khi mang thai 35 tuần có sao không?

Bà bầu bị phù chân khi mang thai tuần 35 là một hiện tượng sinh lý xảy ra hết sức bình thường. Phù chân không gây đau đớn cho mẹ bầu, nó có thể giảm bớt triệu chứng khi mẹ nghỉ ngơi, xoa bóp và mất hẳn sau khi sinh.

Tuy nhiên, triệu chứng phù chân vẫn gây ra một số phiền toái trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của thai phụ. Điển hình nhất là khả năng di chuyển của mẹ gặp nhiều khó khăn, chân sưng phù nề mất thẩm mỹ, ảnh hưởng đến tâm lý bà bầu,...

Hiện tượng phù chân sẽ tự mất đi sau khi mẹ sinh em bé. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Ngoài ra, phù chân còn có thể ảnh hưởng đến hoạt động của các bộ phận khác. Điển hình nhất là thận, sự tích tụ nước trong cơ thể khiến thận phải làm việc nhiều hơn để đào thải ra ngoài cơ thể. Bên cạnh đó, máu khó lưu thông từ các chi dưới về tim khiến hàng loạt hoạt động khác bị ảnh hưởng.

Nguy hiểm nhất là khi phù chân lại trở thành dấu hiệu cho biết mẹ bầu đang có nguy cơ bị tiền sản giật. Đây là một trong năm biến chứng thai sản nguy hiểm nhất, nếu không được điều trị kịp thời có thể đe dọa sự an toàn của cả mẹ và bé. Vì vậy, mẹ bầu cần hết sức lưu ý đi khám ngay khi thấy hiện tượng phù chân kèm các triệu chứng khác như:

  • Tình trạng phù nề ngày càng nặng, xuất hiện cả ở tay và mặt, dù mẹ bầu đã xoa bóp, nghỉ ngơi nhưng vẫn không thuyên giảm.

  • Đau đầu, đau vùng dưới xương sườn.

  • Thị lực kém: nhìn mờ hoặc thị lực không ổn định.

  • Đau tức ngực, khó thở.

  • Buồn nôn và nôn mửa nhiều,...

Mẹ bị phù chân khi mang thai tuần 35 có thể là dấu hiệu tiền sản giật. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Ngoài ra, một số trường hợp bà bầu bị phù chân khi mang thai tuần 35 có thể gặp tình trạng phù chân lệch nhiều hơn về một bên. Đây là dấu hiệu cho biết mẹ đang gặp vấn đề về tĩnh mạch, điển hình nhất là huyết khối tĩnh mạch sâu. 

Rất may vì loại bệnh này tuy không gây nguy hiểm gì cho cả mẹ và thai nhi. Tuy nhiên không nên vì thế mà chủ quan, thay vào đó mẹ bầu vẫn cần theo dõi và điều trị giảm bớt phù nề để bảo vệ sức khỏe thai kỳ được tốt nhất.

Xem thêm:

Biện pháp làm giảm bớt sưng phù hiệu quả dành cho mẹ bầu

Nằm nghiêng sang trái giúp máu lưu thông tốt hơn. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Bà bầu bị phù chân khi mang thai tuần 35 có thể không bị nguy hiểm nhưng chắc chắn sẽ gặp không ít phiền toái trong cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày. Để giảm thiểu những ảnh hưởng do phù chân gây ra, mẹ bầu nên áp dụng các phương pháp sau đây:

  • Nằm nghiêng người sang  trái và kê cao chân khi ngủ

  • Ngồi duỗi thẳng chân, không vắt chéo chân

  • Thường xuyên vận động, tránh ngồi hoặc đứng quá lâu tại một chỗ

  • Lựa chọn trang phục rộng rãi thoải mái (quần áo và giày dép), không đi tất và sử dụng giày, dép cao gót

  • Uống nhiều nước

  • Vận động nhẹ nhàng vừa giúp máu lưu thông tốt vừa cải thiện sức khỏe với các bài tập như đi bộ, yoga, bơi, đứng hoặc đi bộ trong bể bơi,...

  • Ngâm chân bằng nước ấm, massage chân trước khi đi ngủ

  • Bổ sung các thực phẩm giàu kali, natri trong các bữa ăn hàng ngày như: đậu nành, cải bó xôi, chuối, dưa hấu, sữa chua,...

  • Hạn chế ăn các món ăn chế biến nhiều dầu mỡ, mặn, thực phẩm chế biến sẵn, đóng hộp, các loại đồ uống chứa caffeine, chất kích thích,....

Khi nào mẹ bầu bị phù chân cần đi khám?

Bà bầu không chỉ bị phù chân khi mang thai tuần 35 mà có thể bị sớm hơn hoặc muộn hơn, kéo dài đến thai kỳ. Các bác sĩ khuyến cáo, ngoài nỗi lo về các biến chứng thai sản có thể xảy ra, bà bầu bị phù chân còn có thể là dấu hiệu báo mẹ sắp chuyển dạ sinh con. 

Bà bầu cần đi làm khi có dấu hiệu sinh non hoặc biến chứng tiền sản giật. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Tuy nhiên, việc sinh con ở tuần 35 của thai kỳ vẫn còn rất sớm và được gọi là sinh non. Điều này hoàn toàn không tốt cho sự phát triển của em bé sau khi chào đời. Vì vậy, mẹ bầu cần chú ý theo dõi thêm sự thay đổi của cơ thể. Nếu thấy những dấu hiệu cảnh báo nguy cơ biến chứng tiền sản giật hay sinh non đều cần đi bệnh viện ngay để được bác sĩ xử lý kịp thời, tránh hậu quả đáng tiếc xảy ra. Cụ thể:

  • Bụng bầu tụt xuống thấp

  • Đau mỏi lưng, đau xương sườn

  • Tần suất đi tiểu tăng lên cao

  • Âm đạo ra nhiều dịch, có thể có máu màu hồng

  • Xuất hiện các cơn co tử cung,...

  • Đau đầu kéo dài lâu

  • Thị lực giảm

  • Tức ngực, khó thở

  • Buồn nôn và nôn,...

Như vậy, bài viết này đã giúp chúng ta hiểu rõ bà bầu bị phù chân khi mang thai tuần 35 là do đâu, có nguy hiểm hay không và làm sao để giảm bớt triệu chứng đó? Monkey hy vọng các mẹ đều có thể vượt qua những “nỗi khổ” khi mang thai một cách dễ dàng và chào đón em bé đến với thế giới này an toàn nhất.

Remedies for swollen feet during pregnancy - Ngày truy cập: 16/09/2022

https://www.medicalnewstoday.com/articles/swollen-feet-pregnancy

Đào Nhàn
Đào Nhàn

Tôi là Đào Nhàn, biên tập viên có hơn 3 năm kinh nghiệm viết bài nhiều lĩnh vực như giáo dục, sức khỏe, công nghệ...

Bài viết liên quan
Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!