Tình trạng bụng căng cứng khi mang thai tháng thứ 5 xảy ra khá phổ biến khiến các mẹ cảm thấy lo lắng. Vậy hiện tượng này có gây nguy hiểm gì cho mẹ và bé hay không? Nguyên nhân gây ra là gì và làm sao để khắc phục? Các mẹ hãy cùng Monkey đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé.
- Lộ trình Tiếng Anh toàn diện cho trẻ 0-11 tuổi chuẩn đầu ra Cambridge
- Áp dụng các phương pháp giáo dục được kiểm chứng trên thế giới
- Công nghệ M-Speak độc quyền chấm điểm và nhận xét phát âm chuẩn tới từng âm vị
- Kho học liệu khổng lồ với 4000+ hoạt động tương tác
- Hệ thống lớp học, giáo viên đồng hành cùng ba mẹ và bé
- Luyện đọc với kho 1000+ truyện tranh tương tác
- Rèn luyện kỹ năng Đọc - Hiểu thông qua trò chơi và câu hỏi tương tác
- Lộ trình học 14 cấp độ giúp dễ dàng nhận thấy sự tiến bộ của trẻ
- Công nghệ trí tuệ nhân tạo M-Speak chấm điểm và nhận xét phát âm khi bé kể chuyện
- 4 cấp độ học từ dễ đến nâng cao phù hợp với nhiều lứa tuổi & trình độ của trẻ
- Hệ thống bài học đồ sộ và bài bản giúp trẻ tự tin tiếp cận kiến thức mới
- Sách bài tập bổ trợ Monkey Math Workbook hỗ trợ đắc lực trong việc nâng cao năng lực toán học cho trẻ
- Hơn 60 chủ đề thuộc 7 chuyên đề toán học lớn giúp trẻ dễ dàng nắm bắt các khái niệm toán học
- Phát triển đồng bộ tư duy & ngôn ngữ giúp con học giỏi cả toán và tiếng Anh
- Áp dụng phương pháp học tập hiện đại qua trò chơi, hình ảnh, âm thanh
- Học vần chuẩn và nhanh nhất theo chương trình học vần theo sách giáo khoa mới
- Trẻ có thể đọc trôi chảy trước khi vào lớp 1 nhờ 700+ truyện tranh tương tác, 300+ sách nói
- Tăng khả năng Đọc - Hiểu với 1500+ câu hỏi tương tác sau truyện
- Phát triển trí tuệ cảm xúc (EQ) và nuôi dưỡng tâm hồn của trẻ nhờ 1000+ truyện cổ tích dân gian, thơ, bài học cuộc sống chọn lọc
- Hệ thống bài học đồ sộ, bài bản
- Trẻ tự tin tiếp thu kiến thức mới trên lớp
- Cấp độ học từ Dễ đến Nâng cao phù hợp với trình độ và nhận thức của trẻ
Bầu 5 tháng bụng căng cứng do nguyên nhân nào gây ra?
Khi mang thai, mẹ bầu phải trải qua rất nhiều sự thay đổi của cơ thể. Hiện tượng bụng căng cứng khi mang thai tháng thứ 5 cũng là một trong những sự thay đổi đó mà mẹ bầu phải hứng chịu.
Các chuyên gia cho biết, có 5 nguyên nhân chính khiến phụ nữ mang thai 20 tuần bụng căng cứng có thể kể đến như:
Tử cung phát to lên
Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, vì thai nhi còn nhỏ nên hiện tượng bụng căng cứng chưa xuất hiện hoặc thể hiện không rõ nên mẹ chưa nhận ra. Bước sang tam cá nguyệt thứ 2, kích thước tử cung của mẹ tăng lên để thích nghi với sự phát triển của bé. Điều này làm cho diện tích khoang chậu ở giữa bàng quang và trực tràng tăng lên, gây áp lực cho tử cung. Sau đó tử cung tiếp tục gây áp lực lên thành bụng và xảy ra hiện tượng bụng căng cứng khi mang thai tháng thứ 5.
Khung xương thai nhi phát triển
Khi mang thai 20 tuần, kích thước xương của thai nhi đã phát triển hơn nhiều. Vì vậy, khi em bé đạp hoặc xoay người, vận động đều có thể khiến mẹ bị căng cứng bụng. Tuy nhiên, mẹ không cần phải lo lắng vì điều đó cho thấy con yêu đang rất khỏe mạnh và phát triển tốt.
Mẹ bầu bị táo bón
Một trong những nguyên nhân khiến bà bầu 20 tuần bụng căng cứng là do tình trạng táo bón xảy ra. Khi mang thai, nồng độ hormone Progesterone tăng cao ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của mẹ bầu. Cộng với đó là chế độ ăn uống ít chất xơ khiến mẹ gặp tình trạng táo bón. Vì vậy, mẹ hãy chú ý uống nhiều nước và bổ sung nhiều chất xơ trong thực đơn hàng ngày để phòng ngừa táo bón, giảm bớt triệu chứng căng cứng bụng xảy ra.
Trọng lượng mẹ bầu tăng lên
Mang thai 5 tháng bụng căng cứng còn do ảnh hưởng từ thể trạng, cân nặng của bà bầu. Thông thường, nhưng thai phụ có thể trạng nhỏ, gầy, bụng ít mỡ thì các cơn căng cứng bụng sẽ xuất hiện sớm hơn những người to béo. Một số trường hợp chỉ cảm nhận được sự căng cứng của bụng sau khi cân nặng của thai phụ tăng lên nhiều trong 3 tháng cuối thai kỳ.
Do các cơn gò Braxton-Hicks
Ngoài những nguyên nhân kể trên thì phụ nữ mang thai 20 tuần bụng căng cứng còn do ảnh hưởng từ tâm trạng hoặc những thói quen hàng ngày như:
-
Mẹ bầu có thói quen xoa bụng khiến tử cung bị kích thích và xuất hiện các cơn gò. Thói quen này không chỉ khiến bụng mẹ bị căng cứng mà còn có nguy cơ sinh non nên các mẹ không nên thực hiện.
-
Mẹ bầu làm việc quá sức, ít nghỉ ngơi
-
Thai phụ nhịn tiểu khiến bàng quang bị đầy.
-
Quan hệ tình dục đạt cực khoái
-
Tâm trạng mẹ bầu lo âu, căng thẳng khiến tử cung bị co thắt
-
Thai nhi đạp mạnh
Vì vậy, các mẹ hãy chú ý giữ tâm trạng tốt và thay đổi thói quen hàng ngày để giảm bớt tình trạng căng cứng bụng xảy ra.
Mang thai 20 tuần bụng căng cứng có nguy hiểm không?
Có thể nói, hiện tượng bụng căng cứng khi mang thai xảy ra rất phổ biến. Bất kỳ thai phụ nào cũng gặp tình trạng đó ít nhất 1 lần trong suốt thai kỳ nhưng cũng có không ít người thường xuyên phải đối mặt với nó.
Vậy triệu chứng bụng căng cứng khi mang thai tháng thứ 5 xảy ra có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của cả mẹ và bé hay không? Đây chính là điều mà rất nhiều mẹ bầu đang thắc mắc.
Theo các chuyên gia sản khoa, hiện tượng bụng căng cứng chỉ xảy ra thoáng qua, kéo dài khoảng 30 giây đến 2 phút rồi biến mất. Điều này cũng không khiến mẹ bầu cảm thấy đau đớn gì cả nên các mẹ không cần lo lắng.
Tuy nhiên, bà bầu 5 tháng bụng căng cứng sẽ gặp vấn đề nguy hiểm nếu thấy các dấu hiệu sau đây:
-
Triệu chứng bụng căng cứng xảy ra quá mức, mức độ ngày càng nặng hơn, có thể kéo dài đến 2-3 tiếng đồng hồ.
-
Tần suất xuất hiện cơn gò hơn 5 lần trong 1 giờ.
-
Mẹ cảm thấy các cơn đau bụng, đau lưng âm ỉ hoặc dữ dội.
-
Âm đạo ra máu hoặc rỉ ối, vỡ ối,...
-
Thai phụ bị nôn mửa liên tục.
-
Mẹ bầu cảm thấy đau rát khi đi tiểu
-
Chân, tay và mặt bị sưng phù bất thường.
-
Vùng chậu cảm thấy bị áp lực, dồn nén từ tử cung xuống.
Đó có thể là những dấu hiệu cho thấy nguy cơ mẹ bị sảy thai, sinh non,...rất nguy hiểm. Khi đó, mẹ bầu cần được đưa đến bệnh viện càng sớm càng tốt để bác sĩ kiểm tra, chẩn đoán và xử lý kịp thời.
Sổ tay hướng dẫn cách chăm sóc bà bầu tháng thứ 5 siêu đơn giản
Mẹ bầu tuần 20 cần biết những gì?
Bà bầu tháng cuối bị gò cứng bụng phải làm sao? Đó có phải dấu hiệu sắp sinh?
Bà bầu 20 tuần bụng căng cứng nên làm gì?
Nhìn chung, triệu chứng bụng căng cứng khi mang thai tháng thứ 5 xảy ra thường không có gì nghiêm trọng. Sự xuất hiện của nó chỉ khiến mẹ cảm thấy khó chịu một chút, ảnh hưởng tạm thời đến công việc, sinh hoạt trong thời điểm đó.
Để giảm bớt sự xuất hiện của hiện tượng này, các chuyên gia hướng dẫn mẹ bầu nên làm những việc như sau:
-
Uống nhiều nước và nằm nghỉ mấy phút khi bụng bị căng cứng để ngăn ngừa tình trạng cơ thể mất nước, giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
-
Phụ nữ mang thai không được nhịn tiểu khiến bàng quang bị đầy và sẽ xảy ra các cơn gò.
-
Uống sữa ấm hoặc trà ấm để thư giãn cơ thể, tinh thần đồng thời cung cấp nước cho cơ thể.
-
Tắm nước ấm để thư giãn và giảm đau hiệu quả.
-
Duy trì thói quen tập thể dục nhẹ nhàng hàng ngày để tăng cường sức khỏe.
-
Thực hiện chế độ ăn uống đảm bảo dinh dưỡng, đặc biệt là chất xơ và chia nhỏ bữa ăn giúp cơ thể hấp thu dễ dàng hơn, ngăn ngừa táo bón.
-
Từ bỏ thói quen xoa bụng hàng ngày.
-
Quan hệ tình dục nhẹ nhàng, hạn chế lên “đỉnh” khiến tử cung bị co thắt.
-
Mẹ bầu cần chú ý nghỉ ngơi nhiều hơn và không nên làm những việc nặng.
-
Đi khám ngay khi thấy xuất hiện những dấu hiệu bất thường.
Như vậy, bài viết này đã chỉ rõ nguyên nhân, mức độ nguy hiểm và cách xử lý hiện tượng bụng căng cứng khi mang thai tháng thứ 5 giúp độc giả hiểu rõ hơn. Hy vọng những kiến thức này sẽ giúp các mẹ bầu biết cách chăm sóc sức khỏe thai kỳ tốt hơn đến khi đón bé chào đời an toàn.
Xem thêm:
Causes of stomach tightening during each trimester - Ngày truy cập: 19/10/2022
https://www.medicalnewstoday.com/articles/321659
Why your pregnant belly feels tight and heavy - Ngày truy cập: 19/10/2022
https://www.babycenter.com/pregnancy/your-body/stomach-tightening-during-pregnancy_40009094