Bước sang thời kỳ tam cá nguyệt thứ 3 nhưng nhiều chị em vẫn gặp tình trạng buồn nôn kéo dài khiến cho cơ thể mệt mỏi, kém ăn. Vậy nguyên nhân khiến cho bà bầu tháng thứ 7 bị nôn là do đâu và có những cách xử lý nào? Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây để tìm ra câu trả lời.
Nguyên nhân khiến bà bầu tháng thứ 7 bị nôn
Ốm nghén là tình trạng phổ biến mà mẹ bầu nào cũng gặp phải khi mang thai. Các triệu chứng của nó bao gồm: buồn nôn hoặc nhạy cảm với một số mùi hương đặc biệt. Khoa học đã chứng minh, ốm nghén là một cơ chế bảo vệ thai nhi khỏi các hoá chất trong thực phẩm và một số tác nhân khác.
Tình trạng này thường xảy ra nghiêm trọng ở thời kỳ tam cá nguyệt thứ nhất. Tuy nhiên, vẫn có một số bà bầu tháng thứ 7 bị nôn, thậm chí kéo dài tới khi sinh con. Theo các chuyên gia, nguyên nhân khiến bà bầu tháng thứ 7 bị chóng mặt buồn nôn thường là do:
Thai nhi phát triển nhanh
Thai nhi phát triển nhanh trong tháng 7 thai kỳ có thể làm cho mẹ bầu 7 tháng buồn nôn. Nguyên nhân dẫn đến điều này là do tử cung to và gây áp lực lên phần ổ bụng như ruột và dạ dày của mẹ bầu. Khi phần ổ bụng bị chèn ép, quá trình thực phẩm đi vào ruột non sẽ diễn ra chậm hơn và phần lớn thức ăn sẽ bị ứ trệ ở dạ dày, làm cho mẹ bị buồn nôn, khó tiêu hoặc ợ nóng.
Hormone thay đổi
Sự biến đổi của nội tiết tố trong giai đoạn cuối thai kỳ là nguyên nhân khiến cho mẹ bầu 7 tháng bị chóng mặt buồn nôn. Thậm chí, một vài loại hormone đặc biệt còn khiến cho chị em bị thay đổi vị giác, nôn ói nghiêm trọng khi ăn phải đồ ăn không hợp khẩu vị.
Trào ngược dạ dày
Bà bầu tháng thứ 7 bị nôn còn do biến chứng của trào ngược dạ dày. Cơ thể con người có một cái van ở cuối thực quản đóng lại khi thức ăn đã đi vào trong dạ dày. Tuy nhiên, do một số nguyên nhân nào đó mà nó mở ra và khiến cho axit dạ dày di chuyển ngược lên thực quản.
Tình trạng trào ngược axit dạ dày sẽ khiến cho mẹ bầu bị nóng bỏng vùng thực quản và buồn nôn. Hầu hết phụ nữ mang thai ở 3 tháng cuối thai kỳ bị bệnh này vì đây là khoảng thời gian thay đổi hormone làm giãn cơ trơn trong tưởng tiêu hoá.
Để khắc phục bệnh trào ngược dạ dày, mẹ bầu nên chia nhỏ các bữa ăn để cơ thể dễ dàng tiêu hoá thức ăn. Ngoài ra, chị em tuyệt đối không được sử dụng cà phê và nằm một chỗ ngay sau khi ăn.
Dấu hiệu sắp sinh
Mới bước vào giai đoạn đầu của tam cá nguyệt thứ 3 mà mẹ bầu bị buồn nôn thì rất đó thể đó là dấu hiệu sinh non ở tháng thứ 7. Để xác định chính xác hơn, chị em nên căn cứ vào một số triệu chứng khác như: tiêu chảy, đau lưng, chuột rút, dịch âm đạo ra nhiều và đau nhức phần xương chậu.
Biến chứng tiền sản giật
Theo thống kê, có khoảng 8% phụ nữ mang thai mắc phải chứng tiền sản giật. Đây là một tình trạng vô cùng nguy hiểm đến sức khoẻ của 2 mẹ con và nó gây ra hàng loạt những biến chứng nguy hiểm như: đột nguỵ, suy thận, động kinh, suy gan, tạo huyết khối, ứ dịch trong phổi,...
Mẹ bầu ở 3 tháng cuối thai kỳ có nguy cơ cao bị tiền sản giật nhất. Một số triệu chứng đặc trưng của bệnh này là: phù, tăng huyết áp, tăng protein trong nước tiểu,...
Bà bầu tháng thứ 7 bị nôn cẩn trọng với nguy cơ nhiễm độc thai kỳ
Ngoài những nguyên nhân kể trên, bà bầu tháng thứ 7 bị nôn còn có thể phải đối mặt với nguy cơ nhiễm độc thai kỳ. Tình trạng này thường xảy ra ở phụ nữ mang thai từ tháng 7 đổ đi. Bệnh lý này gây ra hàng loạt các ảnh hưởng nghiêm trọng như: co giật, hôn mê, ngừng thở, chảy máu não, phù phổi, thậm chí là tử vong.
Bà bầu tháng thứ 7 bị nôn là một trong những báo hiệu sớm của nguy cơ nhiễm độc thai kỳ. Ngoài triệu chứng vừa được đề cập trên thì chị em cũng có thể căn cứ vào các tình trạng cơ thể sau:
-
Phù nề: Phù nề thường xuất hiện ở bà bầu 3 tháng cuối thai kỳ. Phần lớn chị em sẽ bị phù chân hoặc tay. Tuy nhiên nếu xảy ra tình trạng phù toàn thân thì mẹ cần đi khám ngay lập tức để bảo vệ tính mạng cho cả 2 mẹ con.
-
Tăng cân không kiểm soát: Thông thường, bà bầu tháng thứ 7 tăng khoảng 0,5kg/tuần. Nếu con số lớn hơn mức bình thường thì chị em cần làm xét nghiệm nước tiểu tìm protein niệu, đo huyết áp để biết chính xác xem bản thân có bị nhiễm độc thai kỳ hay không.
Tóm lại, bà bầu tháng thứ 7 bị nôn kèm với những biểu hiện bất thường thì nên đi kiểm tra để phát hiện bệnh sớm nhất và có phương pháp xử lý kịp thời.
9 thói quen xấu của cha mẹ khiến con không tự lập
Bà bầu tháng cuối gò cứng bụng phải làm sao? Đó có phải dấu hiệu sắp sinh?
Mang bầu 9 tháng có quan hệ được không và các vấn đề phụ nữ cần quan tâm?
Cách xử trí tình trạng nôn ói ở bà bầu tháng thứ 7
Phần lớn mẹ bầu 7 tháng buồn nôn có thể xử lý tương tự như chứng buồn nôn ở tam cá nguyệt thứ nhất. Cụ thể, chúng được chia thành 2 phương pháp chính như sau:
Phương pháp khắc phục tình trạng nôn ói tại nhà
Để khắc phục tình trạng nôn ói, ợ chua, mẹ bầu có thể thực hiện theo các mẹo nhỏ dưới đây:
Sử dụng gừng
Để giúp bà bầu tháng thứ 7 bị nôn giảm bớt triệu chứng, mỗi ngày chị em nên sử dụng từ 0,5-1,5 gram gừng khô để phòng ngừa các cơn ốm nghén. Nếu các mẹ quá nhạy cảm về mùi và không thể ăn trực tiếp gừng thì có thể thay thế bằng kẹo gừng, trà gừng hoặc các sản phẩm bổ sung khác.
Mặc dù gừng đem lại rất nhiều lợi ích tốt cho sức khoẻ, tuy nhiên mẹ có tiền lệ huyết áp thấp hoặc hàm lượng glucose trong máu thấp thì nên hạn chế sử dụng.
Sử dụng chanh
Mùi cam, mùi chanh hoặc mùi quýt có tác dụng rất tốt trong việc điều trị các cơn buồn nôn và ốm nghén. Vì vậy, mỗi khi bầu 7 tháng bị chóng mặt buồn nôn thì nên cắt một quả chanh để tinh dầu hoà vào trong không khí, giúp cải thiện tình trạng này.
Sử dụng tinh dầu bạc hà
Tinh dầu bạc hà thường được sử dụng để thay thế thuốc trị ốm nghén. Bà bầu tháng thứ 7 bị nôn có thể sử dụng lá bạc hà tươi hoặc ống hít chứa tinh dầu bạc hà để giảm cảm giác khó chịu.
Châm cứu, bấm huyệt
Châm cứu và bấm huyệt là phương pháp thường xuyên được sử dụng trong y học cổ truyền. Nguyên lý hoạt động của 2 kỹ thuật này đều kích các dây thần kinh não và tuỷ sống, từ đó giảm tình trạng buồn nôn, ợ nóng.
Hít sâu và thở chậm
Khoa học đã chứng minh, hít sâu và thở chậm cũng có tác dụng ngăn ngừa cơn buồn nôn ở giai đoạn cuối thai kỳ. Cách thực hiện vô cùng đơn giản, chị em chỉ cần hít sâu bằng mũi và từ từ thở ra bằng miệng. Ngoài ra, để phát huy tác dụng tốt nhất mẹ bầu nên kết hợp với tinh dầu hoa oải hương trong không khí.
Uống nhiều nước
Uống nước có lẽ là phương pháp tiện lợi và được nhiều chị em sử dụng nhất. Mỗi khi mẹ bầu 7 tháng buồn nôn và bị nôn chỉ cần uống một cốc nước đầy kèm với phương pháp hít thở sâu là có thể đẩy lùi được cảm giác khó chịu.
Xem thêm:
- 5 bài tập thể dục cho bà bầu tháng thứ 6 tốt nhất được chuyên gia khuyến khích
- Mẹ đã biết: Bà bầu tháng thứ 7 cần lưu ý những gì chưa?
Phương pháp khắc phục tình trạng nôn ói theo y khoa
Nếu bà bầu tháng thứ 7 bị nôn quá nghiêm trọng thì chị em có thể sử dụng một vài loại thuốc để ngừa tình trạng nôn và bổ sung dưỡng chất. Tuy nhiên, mẹ bầu nên đi khám bác sĩ để được kê đơn chứ không nên tự mua thuốc về uống.
-
Thuốc Emetrol: Đây là loại thuốc phổ biến nhất dành cho bà bầu vì nó khá lành tính và không gây nguy hiểm cho thai nhi.
-
Thuốc chống trào ngược: Các loại thuốc trào ngược phù hợp với mẹ bầu là Zantac và Pepcid. Tuy nhiên, nếu sử dụng quá liều lượng sẽ gây hại cho dạ dày.
-
Thuốc kháng sinh Histamine: Bà bầu tháng thứ 7 bị nôn quá nặng thì nên sử dụng loại thuốc này. Tuy nhiên, nó có một nhược điểm là gây buồn ngủ nên chị em cần thận trọng khi lái xe.
Trên đây là 5 lý do khiến cho bà bầu tháng thứ 7 bị nôn và 2 cách khắc phục tình trạng này hiệu quả. Mong rằng, với kiến thức mà Monkey vừa chia sẻ sẽ giúp chị em vượt qua được khoảng thời gian khó khăn và thuận lợi chào đón bé yêu ra đời.
Xem thêm:
Vomiting During Pregnancy - Ngày truy cập: 19/07/2022
https://www.healthline.com/health/pregnancy/vomit-during-pregnancy