Mẹ bầu tuần 39 cần chuẩn bị thật tốt cả về tâm lý, sức khỏe để chào đón thiên thần của mình đến với thế giới này. Đây là thời điểm mà cả em bé và cơ thể của phụ nữ mang thai đã sẵn sàng gặp nhau.
- Lộ trình Tiếng Anh toàn diện cho trẻ 0-11 tuổi chuẩn đầu ra Cambridge
- Áp dụng các phương pháp giáo dục được kiểm chứng trên thế giới
- Công nghệ M-Speak độc quyền chấm điểm và nhận xét phát âm chuẩn tới từng âm vị
- Kho học liệu khổng lồ với 4000+ hoạt động tương tác
- Hệ thống lớp học, giáo viên đồng hành cùng ba mẹ và bé
- Luyện đọc với kho 1000+ truyện tranh tương tác
- Rèn luyện kỹ năng Đọc - Hiểu thông qua trò chơi và câu hỏi tương tác
- Lộ trình học 14 cấp độ giúp dễ dàng nhận thấy sự tiến bộ của trẻ
- Công nghệ trí tuệ nhân tạo M-Speak chấm điểm và nhận xét phát âm khi bé kể chuyện
- 4 cấp độ học từ dễ đến nâng cao phù hợp với nhiều lứa tuổi & trình độ của trẻ
- Hệ thống bài học đồ sộ và bài bản giúp trẻ tự tin tiếp cận kiến thức mới
- Sách bài tập bổ trợ Monkey Math Workbook hỗ trợ đắc lực trong việc nâng cao năng lực toán học cho trẻ
- Hơn 60 chủ đề thuộc 7 chuyên đề toán học lớn giúp trẻ dễ dàng nắm bắt các khái niệm toán học
- Phát triển đồng bộ tư duy & ngôn ngữ giúp con học giỏi cả toán và tiếng Anh
- Áp dụng phương pháp học tập hiện đại qua trò chơi, hình ảnh, âm thanh
- Học vần chuẩn và nhanh nhất theo chương trình học vần theo sách giáo khoa mới
- Trẻ có thể đọc trôi chảy trước khi vào lớp 1 nhờ 700+ truyện tranh tương tác, 300+ sách nói
- Tăng khả năng Đọc - Hiểu với 1500+ câu hỏi tương tác sau truyện
- Phát triển trí tuệ cảm xúc (EQ) và nuôi dưỡng tâm hồn của trẻ nhờ 1000+ truyện cổ tích dân gian, thơ, bài học cuộc sống chọn lọc
- Hệ thống bài học đồ sộ, bài bản
- Trẻ tự tin tiếp thu kiến thức mới trên lớp
- Cấp độ học từ Dễ đến Nâng cao phù hợp với trình độ và nhận thức của trẻ
Sự phát triển của thai nhi 39 tuần tuổi
Sự phát triển của thai nhi ở tuần 39 có những thay đổi như:
-
Cân nặng đạt khoảng 3,2 đến 3,4kg.
-
Có các kháng thể được truyền từ mẹ qua nhau thai. Số lượng kháng thể này được tăng lên trong quá trình trẻ bú sữa mẹ. Nhờ vậy khi chào đời bé có khả năng chống nhiễm bệnh.
-
Phần lớn các bã nhờn giống sáp bao phủ da và tóc sẽ bong ra. Số ít còn lại sẽ bong dần sau khi sinh.
-
Các cơ bắp chân, bắp tay cũng đã săn chắc hơn.
-
Móng tay, móng chân đã gần như được hoàn thiện.
-
Đầu đã nằm gọn trong vùng xương chậu và sẵn sàng cho quá trình chuyển dạ.
Bà bầu tuần 39 thay đổi những gì?
Cơ thể mẹ bầu tuần 39 cũng có những thay đổi để sẵn sàng cho quá trình sinh nở. Các cơn gò chuyển dạ xuất hiện với những triệu chứng rõ rệt.
-
Các cơn đau xuất hiện ở lưng dưới và có thể lan ra toàn bộ vùng bụng.
-
Tình trạng đau sẽ càng nặng hơn theo thời gian và không hề biến mất ngay cả khi thai phụ ăn uống hay thay đổi tư thế.
-
Vỡ túi nước ối bất kỳ lúc nào, nước ổi trào ra thành dòng hoặc cũng có thể chảy ra ít và ổn định.
Tuy nhiên mẹ cũng cần chú ý, ở giai đoạn này có thể xuất hiện các cơn gò chuyển dạ giả. Người mang thai có thể phân biệt được thông qua những dấu hiệu như:
-
Gò chuyển dạ giả thường tập trung đau ở vùng bụng dưới và phần háng.
-
Cơn đau không trầm trọng thêm mà có thể biến mất khi bạn ăn, uống hoặc thay đổi tư thế.
Những triệu chứng mẹ bầu 39 tuần có thể gặp
Mang thai ở tuần 39 bạn có thể gặp phải những triệu chứng dưới đây:
Cơn gò sinh lý
Thực tế những cơn gò sinh lý đã xuất hiện ở tuần thứ 33 của thai kỳ. Tuy nhiên ở mẹ bầu tuần 39 nó sẽ xuất hiện nhiều hơn và nặng nề hơn. Những cơn gò khiến cho người mang thai rất mệt mỏi và khó chịu. Đặc biệt là ở những người đã từng mang thai trước đó.
Cử động nhẹ của thai nhi
Trong tuần 39 khoảng không trong bụng mẹ ít hơn, em bé cảm thấy chật chội khi kích thước ngày càng lớn. Bởi vậy mà chỉ cần một chuyển động nhẹ của thai nhi thì mẹ cũng đã có thể cảm nhận được một cách rõ ràng.
Ợ nóng, khó tiêu
Tình trạng ợ nóng, khó tiêu ở mẹ bầu tuần 39 đã trở nên nghiêm trọng hơn nhiều so với trước. Thai phụ cảm thấy phiền hà và rất khó chịu, ảnh hưởng đến việc ăn uống.
Bà bầu nên uống nước trước hoặc sau khi ăn, không uống trong khi ăn. Điều này sẽ giúp bạn hạn chế được tình trạng ợ nóng, khó tiêu hiệu quả.
Âm đạo xuất huyết
Thời điểm này các mạch máu ở cổ tử cung bị vỡ do giãn và mở rộng để chuẩn bị sẵn sàng cho quá trình sinh nở. Bởi vậy thai phụ sẽ gặp phải hiện tượng xuất hiện âm đạo (có dịch tiết màu hồng hoặc hơi nâu ở âm đạo).
Bong nút nhầy
Bình thường nút nhầy cổ tử cung giữ vai trò ngăn vi khuẩn âm đạo tấn công để bảo vệ màng ối và thai nhi. Nó trông giống như dịch nước mũi hoặc là tinh dịch, đặc và dính, có màu trong suốt hoặc là đỏ tươi, nâu (do dính máu).
Đau lưng và vùng xương chậu
Tại tuần thai thứ 39, phần đầu của em bé cũng như toàn bộ bào thai đã lọt hoàn toàn xuống vùng xương chậu. Bởi vậy mà các cơ và dây chằng tại đây phải chịu một áp lực lớn, tạo nên các cơn đau cho mẹ.
Để giảm cảm giác đau đớn, mẹ có thể tắm bằng nước ấm hoặc chườm ấm lên những vùng bị đau.
Bụng tụt thấp hơn
Do thai nhi tụt xuống sâu dưới cổ tử cung nên tại tuần 39, bụng của mẹ cũng bị tụt xuống phía dưới. Người mẹ sẽ luôn cảm thấy nặng nề, việc đi lại khó khăn nhưng sẽ dễ thở hơn so với các tuần trước đó.
Tuy nhiên cũng có những trường hợp mẹ bầu 39 tuần bụng chưa tụt. Nguyên nhân có thể là ngôi thai ngược.
Tâm lý
Mẹ bầu tuần 39 phải chịu các cơn đau nhiều hơn trước nên tâm lý cũng bất ổn hơn. Mẹ sẽ rất khó khăn để giữ được một thái độ bình tĩnh, đôi khi có thể cảm thấy bất lực vì không thể làm được bất kỳ điều gì.
Cảm xúc của thai phụ cũng trở nên lẫn lộn, có vui, có buồn, có hồi hộp đan xen những lo lắng, mong chờ và thậm chí là sợ hãi, mệt mỏi. Bạn có thể gặp phải những giấc mơ kỳ lạ hoặc sống động về em bé mỗi khi ngủ.
Một số triệu chứng khác
Cơ thể người mẹ còn có thể xuất hiện thêm những triệu chứng khi mang thai ở tuần 39 như:
-
Hay bị đau ở vùng bụng dưới rốn và có cảm giác nặng nề.
-
Bị đau thần kinh tọa, đau vùng thắt lưng.
-
Xuất hiện các vết rạn da nhiều và rõ hơn ở vùng bụng.
-
Ngực to hơn và đã sẵn sàng tiết sữa cho bé bú.
-
Có thể bị rối loạn tiêu hóa, táo bón, tiêu chảy, mót rặn, đại tiện ra máu do bị trĩ khi mang thai.
-
Thường xuyên có cảm giác buồn tiểu, một số người bị bí tiểu khi thai chèn ép nhiều vào bàng quang.
-
Khó ngủ, mất ngủ do tâm lý hồi hộp, căng thẳng, lo lắng khi ngày càng gần đến ngày dự sinh.
Xem thêm: Mẹ bầu 38 tuần ra dịch màu nâu là dấu hiệu sắp sinh?
Phụ nữ mang thai 39 tuần cần chú ý những gì?
Để đảm bảo được sức khỏe của cả hai mẹ con và sẵn sàng cho quá trình sinh nở, phụ nữ mang thai tuần 39 cần lưu ý những vấn đề sau:
Chế độ dinh dưỡng
Ở tuần 39 của thai kỳ, mẹ cần tập trung bổ sung chất xơ giúp tăng nhu động ruột và ngăn ngừa táo bón.
Các thực phẩm giàu chất xơ mà mẹ nên bổ sung cho bữa ăn hàng ngày như: Bánh mỳ nguyên chất, cà rốt khoai lang cần tây, súp lơ... Ngoài ra phụ nữ mang thai cũng nên bổ sung thêm:
-
Thực phẩm giàu chất sắt như: Cá hồi, thịt gà, nho khô, lòng đỏ trứng, bông cải xanh.
-
Thực phẩm giàu axit folic, mỗi ngày khoảng 600 đến 300mg thông qua các loại rau có màu xanh đậm. Ngoài ra còn có các loại trái cây tươi như chanh, cam, bưởi lòng đỏ trứng măng tây, dưa vàng.
-
Thực phẩm giàu canxi như: Hạnh nhân, các loại hạt, cá, trứng rau lá xanh, các sản phẩm từ sữa.
Vận động
Bà bầu nên thực hiện những vận động nhẹ nhàng để hỗ trợ quá trình chuyển dạ được dễ dàng hơn. Mẹ có thể thực hiện động tác Squat theo các bước dưới đây:
-
Đứng hai chân dang rộng bằng vai sau đó từ từ hạ người xuống ở tư thế ngồi xổm. Chú ý giữ thẳng lưng và gót chân đặt trên sàn.
-
Giữ tư thế này khoảng 10 – 30 giây và 2 tay đặt ở trên đầu gối.
-
Bàn chân cách tường một khoảng rộng bằng vai, đầu gối cong cho đến khi mẹ ở tư thế ngồi.
-
Có thể đặt tay lên đùi để giữ được thăng bằng.
-
Ngón chân và đầu gối hướng về phía trước, giữ nguyên tư thế trong vài giây, sau đó nâng người trở lại.
-
Nên thực hiện tối đa khoảng 10 lần mỗi khi tập.
Dấu hiệu sắp sinh
Tuần 39 là thời điểm ngày dự sinh đã gần kề, mẹ cần chú ý đến một số dấu hiệu sắp sinh dưới đây:
-
Bụng bầu mẹ tụt xuống thấp và người có cảm giác nặng nề hơn.
-
Dịch nhầy âm đạo tiết ra nhiều hơn và có màu hồng hoặc màu nâu.
-
Tử cung đã mở để sẵn sàng cho em bé chào đời.
-
Vỡ ối hoặc rò rỉ nước ổi.
-
Có các cơn gò cứng bụng xảy ra dồn dập liên tục và đau hơn bình thường.
-
Xuất hiện máu ở âm đạo, có màu hồng hoặc màu nâu nhưng rất ít.
-
Hơi thở ngắt quãng và dồn dập.
-
Đau lưng và bị chuột rút nhiều hơn.
Tuy nhiên ở một số mẹ các dấu hiệu sắp sinh có thể không rõ ràng. Tốt nhất khi có những dấu hiệu bất thường hoặc nghi ngờ sắp sinh thì bạn nên chủ động đến viện để được thăm khám và chẩn đoán chính xác hơn.
Chuẩn bị đồ sinh
Ở tuần 39, cả mẹ và bé gần như đã sẵn sàng để gặp mặt nhau. Vì vậy, chị em mang thai nên chuẩn bị hành trang để vào viện cho mình thật chu đáo. Bởi bạn có thể sinh em bé bất kỳ khi nào mà không nhất thiết là đúng ngày dự sinh.
-
Đầu tiên cần đảm bảo mang đầy đủ giấy tờ tùy thân cũng như hồ sơ cần thiết để giúp làm thủ tục nhập viện được nhanh chóng nhất.
-
Một điều quan trọng nữa đó là chuẩn bị tài chính, phương tiện đi lại trước ngày dự sinh.
-
Tiếp đó cần xác định được nên mang những món đồ cả nhân nào để cho mẹ và bé được đầy đủ nhất sau khi sinh. Chẳng hạn như quần áo sơ sinh, mũ trùm, tất tay, khăn quấn trẻ, khăn sữa, khăn tắm,....
Giữ tâm trạng thoải mái
Tâm trạng mẹ trở nên rất nhạy cảm, tuy nhiên đừng quá căng thẳng lo lắng. Bởi điều này có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe trong giai đoạn thai kỳ này.
Người mang thai nên chú trọng việc nghỉ ngơi, giữ cho tinh thần luôn được thoải mái nhất. Mẹ có thể thư giãn bằng cách cho con nghe những bài nhạc, những câu chuyện hay và ý nghĩa.
Đây cũng là phương pháp được nhiều ông bố bà mẹ áp dụng hiện nay. Những giai điệu du dương, những thông điệp ý nghĩa không chỉ có ích đối với em bé trong bụng. Nó còn giúp phân tán sự chú ý của mẹ đối với các cơn đau, qua đó cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn.
Mẹ có thể tham khảo các app Vmonkey sử dụng tiếng Việt hoặc Monkey Stories sử dụng tiếng Anh. Tại đây có cả kho tàng các câu chuyện và bài hát hay mà mẹ dễ dàng lựa chọn để phát hoặc đọc cho con nghe mỗi ngày.
Tập điều chỉnh ngôi thai
Mẹ có thể thực hiện một số bài tập để điều chỉnh ngôi thai giúp em bé xoay đầu nếu đang là ngôi thai mông. Tức là mông em bé đang hướng về âm hộ người mẹ, đầu nằm ở tử cung và hướng về ngực mẹ. Ngôi thai mông sẽ khiến quá trình sinh nở khó khăn hơn.
Mẹ thực hiện bằng cách nghiêng xương chậu với tư thế quỳ gối. Hai đầu gối cần cách xa nhau, cúi xuống sao cho ngực chạm đất. Hãy thực hiện đều đặn động tác này 3 lần mỗi ngày để mang lại hiệu quả.
Nên sinh thường hay sinh mổ?
Các bác sĩ chuyên khoa cho biết bạn có thể lựa chọn phương pháp sinh. Nếu bạn chủ động sinh mổ thì em bé cũng đã có thể sẵn sàng với cuộc sống bên ngoài bụng mẹ. Tuy nhiên điều này không được khuyến khích mà thường bác sĩ sẽ ưu tiên việc sinh thường.
Sinh thường hay sinh mổ đều có những ưu và nhược điểm riêng. Để biết được phương pháp nào là tốt nhất cho mẹ và bé thì bạn cần chủ động thăm khám. Thông qua các số liệu, bác sĩ sẽ tư vấn để bạn có thể tự đưa ra quyết định cho mình.
Lời khuyên từ chuyên gia
Đây là giai đoạn về đích và mẹ có thể chuyển dạ sinh bất kỳ khi nào, do vậy các chuyên gia lưu ý:
-
Mẹ hãy đi khám thai định kỳ và thực hiện theo chỉ định của bác sĩ về cử động thai, thử nước tiểu, cân đo huyết áp, siêu âm ngôi thai,...
-
Hãy luôn giữ điện thoại bên mình khi có bất thường sẽ liên lạc ngay được với người thân.
-
Chú ý đến số lần bé đạp trong một khoảng thời gian, nếu thấy yên tĩnh bất thường hãy đến gặp bác sĩ ngay.
-
Nên đi bộ chậm, đi đoạn ngắn hoặc là tập bơi.
-
Nên ngủ càng nhiều càng tốt.
-
Hãy tự chăm sóc da mặt tại nhà bằng các loại kem dưỡng da, đắp mặt nạ trái cây,.. để được thư giãn và tránh nám da, thâm sạm da do thai kỳ gây nên
-
Hãy uống khoảng 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày để giúp ổn định thai nhi, hạn chế táo bón.
Với những thông tin trên đây hy vọng bạn đọc đã hiểu rõ hơn về giai đoạn mẹ bầu tuần 39. Mong rằng đã giúp bạn yên tâm hơn và có những kế hoạch cụ thể và chu đáo nhất để đón thiên thần của mình chào đời.
39 Weeks Pregnant: Symptoms, Tips, Baby Development - Truy cập ngày 24/05/2022
https://flo.health/pregnancy/week-by-week/39-weeks-pregnant
Week 39 – your 3rd trimester - Truy cập ngày 24/05/2022
https://www.nhs.uk/start4life/pregnancy/week-by-week/3rd-trimester/week-39/
39 Weeks Pregnant - Truy cập ngày 24/05/2022
https://www.whattoexpect.com/pregnancy/week-by-week/week-39.aspx
What to Expect at 39 Weeks Pregnant - Truy cập ngày 24/05/2022
https://www.healthline.com/health/pregnancy/39-weeks-pregnant