zalo
Kinh nghiệm chăm sóc bà bầu bị viêm gan B an toàn cho cả mẹ và bé
Thai kỳ

Kinh nghiệm chăm sóc bà bầu bị viêm gan B an toàn cho cả mẹ và bé

Đào Nhàn
Đào Nhàn

13/07/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Theo thống kê, tại Việt Nam có khoảng 10-13% phụ nữ mang thai nhiễm virus viêm gan B. Đây là căn bệnh truyền nhiễm có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe mẹ bầu, đặc biệt là nó có thể lây sang thai nhi. Vì vậy, chúng ta cần biết cách chăm sóc bà bầu bị viêm gan B để giảm thiểu nguy cơ lây bệnh từ mẹ sang con và những biến chứng nguy hiểm xảy ra.

Bà bầu bị viêm gan B nguy hiểm như thế nào?

Viêm gan B là bệnh gan truyền nhiễm do virus HBV gây ra. Căn bệnh này nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra các bệnh nguy hiểm liên quan đến gan như: xơ gan, ung thư gan,... Từ đó làm suy giảm nghiêm trọng đến sức khỏe và đe dọa tính mạng của con người.

Bà bầu bị viêm gan B có nguy cơ lây sang thai nhi. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Virus viêm gan B lây truyền chủ yếu qua các con đường: máu, dịch cơ thể (tinh dịch, dịch âm đạo, máu mủ của vết thương, sữa mẹ, nước bọt,...) và từ mẹ sang con khi mang thai. Đối với trường hợp bà bầu bị viêm gan B, tỉ lệ lây truyền bệnh sang con còn tùy thuộc vào từng trường hợp. Cụ thể:

  • Trường hợp bà bầu bị viêm gan B khi mang thai thì tỷ lệ lây bệnh sang thai nhi sẽ phụ thuộc phần lớn vào thời điểm mắc bệnh:

    • Tỷ lệ truyền bệnh sang con khi mẹ bị nhiễm virus viêm gan B trong 3 tháng đầu thai kỳ khoảng 1%.

    • Tỷ lệ truyền bệnh sang con khi mẹ bị nhiễm ở 3 tháng giữa của thai kỳ khoảng 10%.

    • Tỷ lệ truyền bệnh sang con khi mẹ bị nhiễm ở 3 tháng cuối của thai kỳ tới 60-70%.

  • Mẹ bị viêm gan B nhưng không được phát hiện và không thực hiện các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm cho thai nhi thì nguy cơ lây nhiễm lên đến 90%.

  • Mẹ bị viêm gan B và đã điều trị ổn định, virus dưới ngưỡng hoạt động thì khả năng lây nhiễm gần như bằng 0.

  • Mẹ phát hiện bị viêm gan B từ trước khi mang thai nhưng chưa điều trị bệnh, trong thời gian mang thai bệnh tái phát mạnh thì nguy cơ lây từ mẹ sang con rất cao, tới 80-90%.

Phụ nữ bị viêm gan B trong giai đoạn mang thai không chỉ tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm sang thai nhi cao mà còn có thể tác động tiêu cực đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Chúng ta cần nắm rõ những ảnh hưởng đó là gì để biết cách chăm sóc bà bầu bị viêm gan b đúng cách và an toàn nhất.

Bệnh viêm gan B ảnh hưởng đến mẹ bầu

Mang thai là giai đoạn cực kỳ nhạy cảm đối với sức khỏe bà bầu, cơ thể mẹ rất dễ chịu tác động từ mọi yếu tố xung quanh. Khi bị nhiễm virus viêm gan B, sức đề kháng của thai phụ càng bị sụt giảm nghiêm trọng, từ đó làm gia tăng nguy cơ bị các virus, vi khuẩn khác tấn công và gây bệnh. 

Sức đề kháng của mẹ bầu bị viêm gan B bị suy giảm. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Đặc biệt là virus viêm gan B sẽ nhân cơ hội đó để hoạt động mạnh hơn, khiến chức năng gan ngày càng suy giảm. Vì vậy, nếu không chăm sóc bà bầu bị viêm gan B cẩn thận thì rất có nguy cơ mẹ bầu bị tiểu đường, xơ gan, thậm chí là ung thư gan,...

Bệnh viêm gan B ảnh hưởng đến thai nhi

Virus viêm gan B trú ngụ chủ yếu trong máu và dịch âm đạo của phụ nữ đang mang thai. Vì vậy, bệnh sẽ không lây truyền sang em bé thông qua nhau thai và không cản trở sự phát triển của thai nhi. Do đó, mẹ bầu hoàn toàn không cần phải lo lắng vấn đề mình bị viêm gan B sẽ có nguy cơ sinh con ra mắc dị tật bẩm sinh hoặc phát triển không bình thường,...

Thai nhi có nguy cơ chậm phát triển, sinh non và mắc viêm gan B. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Tuy nhiên, trong trường hợp mẹ bầu bị viêm gan B mức độ nặng trong 3 tháng cuối của thai kỳ sẽ làm gia tăng nguy cơ sinh non. Thậm chí tính mạng của mẹ và bé cũng bị đe dọa trong quá trình chuyển dạ.

Đứa trẻ sinh ra từ người mẹ bị nhiễm virus viêm gan B có nguy cơ cao trở thành người mang mầm bệnh và lây bệnh cho người khác. Khi trưởng thành, người đó cũng sẽ phải đối mặt với nguy cơ mắc bệnh xơ gan, ung thư gan từ sớm,...

Có thể thấy, bệnh viêm gan B gây ra những ảnh hưởng rất nghiêm trọng cho cả mẹ và thai nhi. Vì vậy, để giảm thiểu những rủi ro có thể xảy ra, chúng ta cần có chế độ điều trị và chăm sóc bà bầu bị viêm gan b tại nhà hợp lý.

Xem thêm:

Cách chăm sóc bà bầu bị viêm gan B tại nhà

Khi biết bản thân bị viêm gan B, chắc hẳn mẹ bầu nào cũng cảm thấy hoang mang, lo lắng. Tuy nhiên, điều quan trọng lúc này là cần tuân thủ chế độ chăm sóc phụ nữ mang thai bị viêm gan B theo đúng chỉ định của bác sĩ. Điều này nhằm hạn chế những biến chứng rủi ro có thể xảy ra trong thai kỳ, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Chế độ dinh dưỡng chăm sóc bà bầu bị viêm gan B

Bệnh viêm gan B khiến sức khỏe mẹ bầu “đi xuống” rất nhiều, thường xuyên gây ra cảm giác mệt mỏi, buồn ngủ, thiếu sức sống,... Vì vậy, mẹ bầu cần có một chế độ dinh dưỡng khoa học để đảm bảo sức khỏe.

Mẹ bầu bị viêm gan B cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Các loại thực phẩm bà bầu bị viêm gan b nên ăn

Khi chăm sóc bà bầu bị viêm gan B, chúng ta cần lưu ý lựa chọn các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe như:

  • Các loại rau xanh, hoa quả tươi để bổ sung chất xơ, vitamin C, sắt,..tốt cho các hoạt động của gan.

  • Sữa và các sản phẩm từ sữa bổ sung đầy đủ các dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể.

  • Các loại hạt như hạt chia, hạt lanh, hạt điều, quả óc chó,...giàu giá trị dinh dưỡng giúp gan hoạt động tốt hơn, cải thiện chức năng tiêu hóa

  • Thực phẩm giàu protein, ít chất béo để tốt cho sức khỏe của cả mẹ và bé như: thịt đỏ, cá hồi, cá thu, các loại hạt, các loại đậu,...

Các loại thực phẩm bà bầu bị viêm gan b không nên ăn

Bên cạnh những thực phẩm tốt cho sức khỏe thì dưới đây là những thứ mà mẹ bầu bị viêm gan B cần tránh để virus viêm gan B không thể phát triển mạnh mẽ như:

  • Đồ uống có cồn, có ga như rượu, bia

  • Các chất kích thích như: thuốc lá, caffeine,...

Chế độ sinh hoạt tốt cho bà bầu bị viêm gan B

Vận động vừa sức và ngủ sớm giúp ngăn ngừa virus viêm gan B hoạt động mạnh. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Cùng với chế độ dinh dưỡng thì một lối sống sinh hoạt cũng có ảnh hưởng rất lớn đến việc kiểm soát bệnh viêm gan B ở phụ nữ mang thai. Để ngăn ngừa virus viêm gan B hoạt động mạnh và tăng cường sức khỏe, mẹ cần lưu ý:

  • Không lo lắng, suy nghĩ tiêu cực, nên giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ hàng ngày.

  • Tránh làm việc căng thẳng, quá sức không có thời gian nghỉ ngơi.

  • Đi ngủ sớm, đúng giờ và đủ giấc. Thời gian bà bầu bị viêm gan B nên đi ngủ tốt nhất là trước 11 giờ đêm.

  • Không tự ý sử dụng thuốc ngoài chỉ định của bác sĩ.

Bà bầu bị viêm gan B cần được điều trị như thế nào?

Theo nhiều nghiên cứu của các chuyên gia, tuy mẹ bầu bị viêm gan siêu vi B nhưng vẫn thực hiện tốt các phương pháp phòng ngừa thì trẻ sinh ra vẫn đảm bảo an toàn không bị lây bệnh. Vì vậy, trong quá trình mang thai, để giảm thiểu nguy cơ lây truyền bệnh sang con, mẹ bầu tốt nhất nên điều trị theo chỉ định của bác sĩ.

Đầu tiên, mẹ bầu cần tiến hành thực hiện các xét nghiệm máu để xác định bản thân có bị mắc bệnh viêm gan B hay không và kiểm tra nồng độ virus viêm gan B trong máu (nếu có). Kết quả xét nghiệm sẽ giúp bác sĩ đưa ra những phương hướng điều trị, xử lý phù hợp để tránh những ảnh hưởng xấu xảy ra cho cả mẹ và bé.

Phụ nữ mang thai bị viêm gan B cần uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Đối với những thai phụ có nồng độ virus trong máu cao thì cần phải sử dụng thuốc điều trị. Tenofovir, Lamivudine hoặc Viread là ba loại thuốc được sử dụng để điều trị bệnh viêm gan B cho bà bầu được bác sĩ kê phổ biến nhất. Bên cạnh đó, trong suốt thai kỳ, mẹ bầu cần tuân thủ lịch khám thai định kỳ theo chỉ định của bác sĩ để được theo dõi, kiểm tra sức khỏe sát sao hơn.

Ngoài ra, em bé cũng cần được tiêm  vaccine phòng bệnh viêm gan B trong vòng 12-14 giờ sau khi sinh. Sau đó, bé cần được tiêm mũi nhắc lại khi được 1 tháng, 2 tháng, 1 tuổi và 5 tuổi. Nếu được tiêm phòng đủ liều và đúng cách thì nguy cơ trẻ bị nhiễm viêm gan B được giảm đi rất cao.

Trên đây là những chia sẻ rất chi tiết về kinh nghiệm chăm sóc bà bầu bị viêm gan B. Để đảm bảo có một thai kỳ khỏe mạnh, các bà mẹ đang mang thai cần thực hiện chế độ dinh dưỡng, lối sống sinh hoạt lành mạnh, tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ. Ngoài ra, mẹ cũng đừng quên đi gặp bác sĩ kiểm tra ngay khi phát hiện những dấu hiệu bất thường để tránh xảy ra rủi ro.

Caring for Pregnant Women and Newborns with Hepatitis B or C - Ngày truy cập: 12/07/2022

https://www.aafp.org/pubs/afp/issues/2010/1115/p1225.html

Pregnancy and Hepatitis B - Ngày truy cập: 12/07/2022

https://www.hepb.org/treatment-and-management/pregnancy-and-hbv/

Đào Nhàn
Đào Nhàn

Tôi là Đào Nhàn, biên tập viên có hơn 3 năm kinh nghiệm viết bài nhiều lĩnh vực như giáo dục, sức khỏe, công nghệ...

Bài viết liên quan

Trẻ em cần được trao cơ hội để có thể học tập và phát triển tốt hơn. Giúp con khai phá tiềm năng tư duy và ngôn ngữ ngay hôm nay.

Nhận tư vấn Monkey