Việc bà bầu bị sốt khi mang thai có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi, thậm chí là đe dọa đến tính mạng. Để giảm thiểu những rủi ro đó, chúng ta cần biết cách chăm sóc bà bầu khi bị sốt một cách an toàn và khoa học. Trong bài viết này, Monkey sẽ nói rõ hơn về những phương pháp hạ sốt an toàn cho mẹ bầu.
Nguyên nhân khiến bà bầu bị sốt
Như chúng ta đã biết, nhiệt độ bình thường của cơ thể con người là 37 độ C. Khi cơ thể bà bầu vượt qua ngưỡng này nghĩa là đã bị sốt. Một số triệu chứng cho thấy bà bầu bị sốt có thể kể đến như:
-
Cơ thể mệt mỏi, đau nhức khắp người
-
Chân tay run rẩy
-
Người có cảm giác ớn lạnh hoặc đổ nhiều mổ hôi,...
Trước khi đi tìm hiểu về cách chăm sóc bà bầu khi bị sốt, chúng ta cần hiểu rõ về các nguyên nhân gây ra hiện tượng sốt ở phụ nữ mang thai là gì. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến gây sốt ở bà bầu:
-
Viêm đường hô hấp trên: Căn bệnh này thường do vi khuẩn gây ra, xuất hiện theo mùa, đặc biệt là mùa đông. Bệnh viêm đường hô hấp trên gây ra các triệu chứng như: sốt, ho, đau họng, sổ mũi,...
-
Nhiễm trùng đường tiết niệu: Có đến 10% phụ nữ mang thai bị mắc căn bệnh này. Nguyên nhân là do đường tiết niệu của mẹ bầu bị các vi khuẩn có hại xâm nhập và gây nên tình trạng viêm nhiễm. Bệnh này gây ra các triệu chứng như: sốt cao, ớn lạnh, khó chịu, nước tiểu có màu đục và có kèm máu, tiểu rát,...
-
Sốt virus: Những loại virus có thể gây sốt cho bà bầu như: cúm, sởi, thủy đậu, quai bị, rubella. Trường hợp thai phụ bị sốt virus sẽ có các triệu chứng điển hình như: sốt cao, viêm đường hô hấp, đau mỏi khắp người. Ngoài ra còn có các dấu hiệu đặc trưng của bệnh như: nổi mụn nước (thủy đậu), sưng góc hàm và tuyến mang tai (quai bị) hay phát ban (sởi, rubella).
-
Nhiễm khuẩn ối: Tình trạng này thường xuất hiện khi thai phụ bị vỡ ối non nhưng không được xử lý đúng cách hoặc chuyển dạ kéo dài. Mẹ bầu bị nhiễm khuất ối sẽ bị sốt cao, sốt rét kèm đau bụng, tim thai đập nhanh, đau tử cung, xuất hiện mùi hôi ở nước ối và dịch âm đạo.
Có thể thấy, rất nhiều lý do dẫn đến hiện tượng sốt ở bà bầu. Để biết chính xác nguyên nhân là gì, các mẹ bầu cần được đưa đến cơ sở y tế để được kiểm tra và chẩn đoán chính xác.
Bà bầu bị sốt có ảnh hưởng như thế nào đến thai nhi?
Theo chia sẻ của các chuyên gia y tế, bà bầu bị sốt có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Tuy vào từng giai đoạn của thai kỳ, mức độ ảnh hưởng sẽ có sự khác nhau. Trong đó, 3 tháng đầu và 3 tháng cuối của thai kỳ là hai giai đoạn nguy hiểm nhất của thai nhi nếu mẹ bầu bị sốt.
Bà bầu bị sốt trong 3 tháng đầu thai kỳ
Trong tam cá nguyệt thứ nhất, mẹ bầu bị sốt nhẹ thường rất khó phát hiện. Lý do bởi thân nhiệt của bà bầu thường tăng cao hơn so với bình thường. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu bị sốt cao tới hơn 39,5 độ C sẽ rất nguy hiểm.
Trong 3 tháng đầu, cơ thể của thai nhi đang trong quá trình hình thành và hoàn thiện, rất dễ bị ảnh hưởng từ mọi yếu tố. Trong khi đó, sốt cao có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh và sức khỏe của thai nhi. Vì vậy, nếu chúng ta không biết cách chăm sóc bà bầu khi bị sốt 3 tháng đầu sẽ có nguy cơ rất cao bị sảy thai hoặc thai nhi mắc các dị tật bẩm sinh,...
Bà bầu bị sốt trong 3 tháng giữa thai kỳ
Bước sang giai đoạn tam cá nguyệt thứ hai, việc bà bầu bị sốt gây ra những ảnh hưởng cho thai nhi cũng được giảm nhẹ hơn. Bởi lúc này thai nhi đã ổn định trong bụng mẹ. Tuy nhiên, chúng ta không nên vì thế mà chủ quan và lơ là việc chăm sóc sức khỏe của bản thân, đặc biệt là khi bị sốt.
Bà bầu bị sốt trong 3 tháng cuối thai kỳ
Trong 3 tháng cuối thai kỳ, việc bà bầu bị sốt khiến nhiệt độ cơ thể cao đột ngột sẽ gia tăng nguy cơ bị sảy thai, sinh non hoặc thai nhi mắc các dị tật bẩm sinh. Để tránh những điều đáng tiếc có thể xảy ra, phụ nữ mang thai 3 tháng cuối tốt nhất nên tìm cách hạ sốt, tham khảo ý kiến bác sĩ để được điều trị phù hợp nhất.
Cách chăm sóc bà bầu khi bị sốt tại nhà an toàn
Để không ảnh hưởng đến thai nhi thì mẹ bầu cần phải được hạ sốt kịp thời, tránh tình trạng sốt quá cao trên 39,5 độ C. Dưới đây là các cách chăm sóc bà bầu khi bị sốt đơn giản và hiệu quả mà chúng ta có thể áp dụng ngay tại nhà.
Chườm ấm cơ thể
Chườm ấm cơ thể là một trong những phương pháp giúp làm hạ sốt hiệu quả dành cho mọi đối tượng. Giải thích về việc này là bởi nhiệt độ nóng bốc hơi khỏi da sẽ kéo theo nhiệt độ cơ thể ra bên ngoài. Nhờ vậy cơn sốt sẽ hạ xuống. Ngược lại, nếu đang bị sốt mà để cơ thể tiếp xúc với nhiệt độ thấp sẽ khiến thân nhiệt tăng cao hơn.
Khi chườm ấm, bạn cần lựa chọn một chiếc khăn mềm và sạch. Sau đó đem khăn giặt với nước ấm rồi vắt nước để lau khắp cơ thể mẹ bầu, đặc biệt là tại các vị trí như: cổ, nách, ngực và trán.
Tiếp tục giặt khăn với nước ấm đến lau người cho thai phụ bị sốt cho đến khi nhiệt độ cơ thể hạ xuống khoảng 38 độ C. Tại các vị trí như trán, cổ và gáy, bạn có thể dùng khăn đắp lâu hơn để tăng hiệu quả hạ sốt.
Cho bà bầu nghỉ ngơi nơi thoáng mát
Thay vì nằm phòng có điều hòa thì mẹ bầu nên mở cửa phòng để đón không khí thoáng mát từ bên ngoài sẽ dễ chịu hơn. Tuy nhiên, gió lùa mạnh có thể ảnh hưởng đến khả năng phục hồi bệnh của mẹ bầu nên cần lưu ý đóng cửa cho phù hợp.
Bên cạnh đó, bà bầu bị sốt cũng cần lưu ý nên nghỉ ngơi nhiều hơn và thả lỏng cơ thể, tránh đi lại khi thấy mệt mỏi, chóng mặt. Điều này nhằm giảm thiểu nguy cơ bị ngã, đe dọa sự an toàn của thai nhi.
Uống nhiều nước
Cơ thể thường bị mất nước nhiều khi chúng ta bị sốt. Vì vậy, cách chăm sóc bà bầu khi bị sốt không thể thiếu đó chính là uống nhiều nước. Nước có tác dụng giúp cân bằng chất lỏng trong cơ thể, đặc biệt là hỗ trợ hạ nhiệt cho mẹ bầu bị sốt.
Phụ nữ mang thai bị sốt có thể bổ sung nước cho cơ thể bằng những cách sau đây:
-
Uống từ 2-3 lít nước lọc mỗi ngày, có thể uống orezol thay thế nước lọc.
-
Uống nhiều nước cam, nước chanh,...để bổ sung nước và vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, tăng khả năng “đánh bay” cơn sốt.
-
Ăn các món ăn dạng lỏng như: cháo, súp, canh,... Các món ăn này vừa giúp cung cấp nước cho cơ thể, vừa mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng, tăng cường đề kháng cho cả mẹ và thai nhi.
Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho bà bầu
Khi bị sốt, cơ thể mẹ bầu yếu đi rất nhiều. Để mau chóng phục hồi sức khỏe thì việc bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể là vô cùng quan trọng. Mẹ bầu nên cố gắng ăn nhiều các món ăn bổ dưỡng, cung cấp đủ đạm, protein, chất xơ, vitamin và các khoáng chất cần thiết khác.
Ngoài ra, bà bầu bị sốt cũng nên uống thêm những loại thuốc bổ sung vitamin để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Chỉ có sức đề kháng tốt thì các mầm bệnh mới được tiêu diệt triệt để.
Mặc quần áo thoáng mát
Mặc quần áo thoáng mát cũng là một trong những cách chăm sóc bà bầu khi bị sốt mà chúng ta không nên bỏ qua. Bởi việc “quấn” vào người quá nhiều quần áo sẽ cản trở nhiệt độ cơ thể tản ra bên ngoài. Vì thế mà cơn sốt sẽ khó có thể giảm bớt, thậm chí còn tăng lên.
Tốt nhất mẹ bầu bị sốt nên lựa chọn những bộ độ thoải mái, chất liệu mát để cơ thể lưu thông không khí tốt hơn. Song đối với những trường hợp bị sốt rét thì thay vì mặc quần áo thoáng mát thì có thể mẹ bầu phải đắp thêm chăn mỏng để giảm bớt cơn rét run người.
Xem thêm:
- Chăm sóc bà bầu sau khi sinh thường và sinh mổ theo hướng dẫn của chuyên gia
- Những điều cần lưu ý khi chăm sóc bà bầu tháng thứ 7 để cả mẹ và bé đều khỏe
Sử dụng thuốc hạ sốt
Cuối cùng, sử dụng thuốc hạ sốt là cách để giảm nhiệt độ cơ thể cho thai phụ khi bị sốt cao trên 38,5 độ. Loại thuốc hạ sốt hiệu quả thường được các bác sĩ kê đơn cho bà bầu đó chính là Paracetamol (Hapacol). Trong quá trình sử dụng thuốc, mẹ bầu cần nói không với caffeine.
Trong khi đó, Ibuprofen và aspirin là hai loại thuốc hạ sốt nghiêm cấm sử dụng đối với phụ nữ mang thai vì chúng có thể gây hại cho thai nhi. Để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé, tốt nhất trước khi sử dụng bất cứ loại thuốc hạ sốt nào mẹ cũng nên hỏi ý kiến bác sĩ.
Như vậy, thông qua bài viết này chúng ta đã biết cách chăm sóc bà bầu khi bị sốt an toàn và khoa học. Để chăm sóc sức khỏe tốt nhất, các mẹ bầu cũng đừng quên theo dõi nhiệt độ cơ thể thường xuyên, đặc biệt là phải có chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý.
Can a Fever During Pregnancy Harm My Baby? - Ngày truy cập: 10/07/2022
https://www.healthline.com/health/pregnancy/could-fever-harm-my-baby