zalo
Mẹ bị suy giáp khi mang thai có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào?
Thai kỳ

Mẹ bị suy giáp khi mang thai có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào?

Thúy Anh
Thúy Anh

16/03/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Suy giáp là căn bệnh gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng đến mẹ bầu và thai nhi. Bệnh suy giáp khi mang thai xảy ra do nguyên nhân gì? Cách điều trị bệnh như thế nào? Những thông tin được chia sẻ trong bài viết này sẽ giúp mẹ biết cách xử lý và phòng tránh để không mắc bệnh.

Suy giáp ở phụ nữ mang thai là bệnh gì?

Khi có thai, tuyến giáp tăng sự quy nạp iodine nhằm đảm bảo mức độ bình thường trong sản xuất hormone tuyến giáp. Nếu lượng iot trong thức ăn hàng ngày không đủ, tuyến giáp có thể to lên. Khoảng 1% thai phụ bị thiểu năng tuyến giáp. Khi nồng độ hormone tuyến giáp trong máu giảm sẽ gây ra bệnh suy giáp. Chức năng tuyến giáp bị rối loạn, không giải phóng đủ hormon tuyến giáp.

Suy giáp là một căn bệnh nguy hiểm đối với mẹ bầu. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Nguyên nhân khiến mẹ bị tuyến giáp khi mang thai

Có nhiều nguyên nhân khiến mẹ bị suy giáp khi mang thai như:

  • Bệnh Hashimoto (viêm tuyến giáp mạn tính có tính chất tự miễn), có thể xảy ra trước khi mang thai hoặc lần đầu tiên có thai.

  • Cắt tuyến giáp, điều trị iot phóng xạ, mẹ điều trị bệnh basedow bằng thuốc kháng giáp trạng tổng hợp với liều quá cao.

  • Tiền sử gia đình nhiều người bị tuyến giáp, bướu cổ to, người bị suy giáp trong lần trước có thai, thai phụ trong vùng thiếu iot cần được theo dõi và thăm dò.

Triệu chứng suy giáp ở phụ nữ mang thai

Các triệu chứng mẹ bầu bị suy giáp khi mang thai bao gồm:

  • Da căng, mạch sưng phồng.

  • Mạch chậm, mệt mỏi.

  • Khả năng chịu lạnh kém, hay quên, kém tập trung.

  • Tăng cân.

  • Rối loạn tiêu hóa, bụng khó chịu hoặc đau quặn.

  • Nồng độ TSH tăng, nồng độ FT4 giảm.

Mẹ bầu bị suy giáp thường rối loạn tiêu hóa. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Suy giáp có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Tuyến giáp thai nhi hình thành và bắt đầu hoạt động vào tuần 10 đến 12 của thai kỳ. Trong 12 tuần đầu, thai nhi hoàn toàn phụ thuộc vào hormon tuyến giáp của mẹ. Nếu mẹ bị suy tuyến giáp khi mang thai thì:

  • Tỷ lệ bị sảy thai tăng gấp đôi, dị tật bẩm sinh tăng 20%.

  • Con sinh ra bị suy giáp giống mẹ.

  • Có bất thường trong phát triển thể chất và trí tuệ nếu bệnh không được kịp thời phát hiện và điều trị.

  • Bé nhẹ cân.

Xem thêm: Bị sởi khi mang thai có nguy hiểm không? Phòng ngừa như thế nào?

Những lưu ý khi mẹ bị tuyến giáp khi mang thai

Các biến chứng thường gặp

Bệnh suy giáp khi mang thai thường khiến mẹ bầu gặp nhiều biến chứng như:

  • Buồn ngủ cả ngày, chậm chạp.

  • Đau yếu cơ, thiếu máu.

  • Táo bón, suy tim sung huyết.

  • Nhiều biến chứng như tiền sản giật, chảy máu nhiều sau đẻ, bất thường bánh nhau… phổ biến ở phụ nữ mắc bệnh nặng. Các trường hợp bệnh nhẹ không có triệu chứng đặc biệt hoặc rất nhẹ, khó có thể phát hiện.

Bị suy giáp khi mang thai nên ăn gì?

Một số thực phẩm giàu vitamin D và omega 3. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Khi bị suy giáp trong lúc mang thai, mẹ bầu hãy bổ sung:

  • Ngũ cốc nguyên hạt

  • Rau xanh như lá cỏ cà ri, rau chân vịt, rau diếp cá.

  • Vitamin D và omega 3, canxi như cá ngừ, cá hồi, trứng, cá mòi, hạt tuna, quả óc chó, nấm.

  • Thực phẩm chế biến từ sữa như sữa chua, pho mát để bổ sung canxi và vitamin D, tăng cường cơ bắp.

  • Protein như lòng trắng trứng, thịt gà, đậu, đậu lăng.

  • Hạn chế thức ăn làm tổn thương tuyến giáp như thực phẩm chứa Goitrogens. Chất làm ức chế hoạt động chức năng tuyến giáp này có nhiều trong bông cải xanh, bắp cải, cải Brussels, súp lơ. Mẹ cũng nên hạn chế ăn nội tạng động vật, đậu nành, sữa đậu nành.

Điều trị suy giáp khi mang thai

Biện pháp điều trị suy giáp khi mang thai là:

  • Sử dụng hormone tuyến giáp tổng hợp để thay thế với liều tăng 25 - 50% so với bình thường.

  • Điều chỉnh liều levothyroxine tối ưu trước khi mang thai. Ngay khi mẹ có thai, bác sĩ sẽ kiểm tra TSH để điều chỉnh về mức bình thường.

  • Kiểm tra tuyến giáp 6 - 8 tuần/ lần trong suốt thai kỳ.

  • Các loại vitamin dành cho mẹ bầu chứa sắt và canxi thường làm giảm hấp thu hormon tuyến giáp qua đường tiêu hóa. Do đó, mẹ nên uống vitamin và uống thuốc suy giáp khi mang thai vào thời điểm khác nhau, cách nhau ít nhất 2 đến 3 giờ.

Mẹ hãy khám thai định kỳ khi điều trị suy giáp. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Phòng bệnh suy tuyến giáp khi mang thai

Các biện pháp phòng suy giáp khi mang thai mà mẹ có thể tham khảo là:

  • Có chế độ ăn giàu iốt như hải sản, tôm, cua, ghẹ, cá, rong biển, rau xanh đậm như rau đay, rau dền, mồng tơi, thịt, trái cây, sữa…

  • Kiểm tra bệnh bướu cổ, thực hiện xét nghiệm máu với các hormone TSH và FT4, siêu âm tuyến giáp nhằm phát hiện bệnh càng sớm càng tốt.

  • Mẹ bầu cần kiểm tra và tầm soát định kỳ, điều trị kịp thời nếu nghi ngờ mình mắc bệnh tuyến giáp để không ảnh hưởng đến thai nhi.

Đối với phụ nữ mang thai, mắc bất kỳ căn bệnh nào cũng đều có ảnh hưởng ít hoặc nhiều đến sức khỏe của hai mẹ con. Mong rằng những thông tin trên đã giúp mẹ nắm được nhiều kiến thức về bệnh suy giáp khi mang thai. Mẹ hãy xem xét cơ thể mình để nhận thấy dấu hiệu sớm của tình trạng suy tuyến giáp nhằm kịp thời can thiệp. Phòng ngừa bệnh là cách tốt nhất để bảo vệ thai kỳ của mẹ.

Thúy Anh
Thúy Anh

Với kinh nghiệm 3 năm viết bài đa lĩnh vực và thực hành nuôi dạy con thông qua ứng dụng Monkey hàng ngày. Tôi mong muốn chia sẻ những kiến thức dạy trẻ tốt nhất cho các phụ huynh đang đọc bài viết của mình

Bài viết liên quan
Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!