zalo
Bí quyết chăm sóc bà bầu 3 tháng giữa khỏe mạnh, bé lớn nhanh
Thai kỳ

Bí quyết chăm sóc bà bầu 3 tháng giữa khỏe mạnh, bé lớn nhanh

Đào Nhàn
Đào Nhàn

06/07/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Sau giai đoạn ốm nghén, mang thai 3 tháng giữa được coi là “thời điểm vàng” giúp thai nhi phát triển tốt nhất. Vì vậy, để thai nhi phát triển khỏe mạnh thì việc chăm sóc bà bầu 3 tháng giữa một cách toàn diện nhất là điều vô cùng cần thiết.

Monkey Math
Monkey Junior
Tiếng Anh cho mọi trẻ em
Giá chỉ từ
699.000 VNĐ
1199.000 VNĐ
discount
Save
40%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Khởi đầu tốt nhất cho con bắt đầu học tiếng Anh. Con học càng sớm càng có lợi thế.
  • Tích lũy 1000+ từ vựng mỗi năm và 6000 mẫu câu tiếng Anh trước 10 tuổi.
  • Linh hoạt sử dụng trên nhiều thiết bị.
Monkey Math
Monkey Stories
Giỏi tiếng anh trước tuổi lên 10
Giá chỉ từ
699.000 VNĐ
1199.000 VNĐ
discount
Save
40%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Thành thạo các kỹ năng tiếng Anh ngay trước 10 tuổi với hơn 1000 đầu truyện, hơn 100 bài học, 300+ sách nói. Nội dung thêm mới mỗi tuần.
  • Hơn 1.000 đầu truyện, hơn 300 bài học, gần 300 sách nói - thêm mới mỗi tuần.
  • Phát âm chuẩn ngay từ đầu nhờ Monkey Phonics - giúp đánh vần tiếng Anh dễ như tiếng Việt.
Monkey Math
Monkey Math
Học toán
Giá chỉ từ
499.000 VNĐ
832.000 VNĐ
discount
Save
40%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Tự tin nắm vững môn toán theo Chương trình GDPT mới.
  • Bổ trợ kĩ năng tiếng Anh bên cạnh Toán.
  • Tạo nhiều hồ sơ để cùng học trên 1 tài khoản duy nhất, đồng bộ tiến độ học trên tất cả các thiết bị.
Monkey Math
VMonkey
Học tiếng việt
Giá chỉ từ
399.000 VNĐ
665.000 VNĐ
discount
Save
40%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Đánh vần chuẩn nhờ học phần Học Vần - cập nhật theo chương trình mới nhất của Bộ GD&ĐT.
  • Đọc - hiểu, chính tả tiếng Việt dễ dàng và nhẹ nhàng hơn ngay tại nhà.
  • Bồi dưỡng trí tuệ cảm xúc (EQ) nhờ hơn 450 câu chuyện thuộc 11 chủ đề, nhiều thể loại truyện.

Sự thay đổi của thai nhi và bà bầu 3 tháng giữa

Ba tháng giữa thai kỳ còn được gọi là tam cá nguyệt thứ 2, kéo dài từ tuần 13 đến tuần 28 trong thai kỳ. Bước sang giai đoạn này, tuy mẹ bầu đã giảm bớt hoặc hết hẳn các triệu chứng ốm nghén nhưng cơ thể mẹ và bé vẫn có những sự thay đổi khác biệt. 

Và trước khi đi tìm hiểu về cách chăm sóc bà bầu 3 tháng giữa, chúng ta sẽ tìm hiểu về những thay đổi ở mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi giai đoạn này như thế nào.

Sự thay đổi của bà bầu 3 tháng giữa

Bà bầu 3 tháng giữa có nhiều sự thay đổi về sinh lý. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Bước sang giai đoạn tam cá nguyệt thứ 2, mẹ bầu sẽ có sự thay đổi rất rõ rệt. Cụ thể:

  • Tăng cân: Sau khi các triệu chứng ốm nghén giảm bớt và hết hẳn từ cuối tam cá nguyệt thứ nhất, mẹ bầu sẽ ăn uống tốt trở lại, sức khỏe cũng tốt hơn nên cân nặng có thể tăng từ 0-5 - 1kg/tuần.

  • Căng tức bụng: Bà bầu 3 tháng giữa có thể cảm nhận được cảm giác đau âm ỉ hoặc đau nhói. Lý do bởi thời điểm này cổ tử cung mở rộng và gây áp lực lên các cơ, dây chằng. Ngoài ra, táo bón hoặc quan hệ tình dục cũng là nguyên nhân gây ra hiện tượng căng tức, đau bụng.

  • Đau lưng: Do cân nặng tăng, thai nhi ngày càng lớn hơn gây áp lực lên vùng lưng khiến lưng mẹ bầu bị đau.

  • Cơn gò Braxton-Hicks: Từ tháng thứ 4, mẹ bầu sẽ bắt đầu xuất hiện các cơn gò, mỗi cơn thường kéo dài khoảng 1-2 phút với nhịp điệu và cường độ khác nhau. Nguyên nhân của các cơn gò là do tập thể dục, quan hệ tình dục, mất nước hoặc có sự đụng chạm đến bụng bầu.

  • Thai máy: Tùy vào từng trường hợp mà mẹ bầu có thể cảm nhận rõ các cử động của bé ngay từ đầu giai đoạn tam cá nguyệt thứ 2 hoặc phải chờ đến tận cuối tháng 6.

  • Chảy máu nướu răng: Tình trạng này xảy ra ở hơn 50% bà bầu. Nguyên nhân là do sự thay đổi hormone khi mang thai, khiến máu lưu thông  đến nướu nhiều hơn, làm cho nướu nhạy cảm và dễ bị chảy máu.

  • Ngực to ra: Sau 3 tháng mang thai đầu tiên, tình trạng ngực căng tức sẽ mất đi nhưng kích thước ngực sẽ tiếp tục phát triển để chuẩn bị nguồn sữa nuôi dưỡng bé.

  • Nghẹt mũi hoặc chảy máu mũi, ngủ ngáy: Đây là hiện tượng xảy ra do sự thay đổi nội tiết tố khiến cho lớp niêm mạc mũi bị sưng.

  • Chóng mặt: Chăm sóc bà bầu 3 tháng giữa cần chú ý đến hiện tượng chóng mặt vì nó có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Nguyên nhân có thể đo lượng đường trong máu thấp, sự thay đổi của hormone,...

  • Đi tiểu ít hơn: Lúc này, tử cung và bàng quang đã cách xa nhau nên tần suất đi tiểu của bà bầu sẽ giảm bớt nhưng sẽ tăng trở lại trong những tháng cuối của thai kỳ.

  • Lông, tóc mọc nhanh: Sự thay đổi này là do ảnh hưởng của nội tiết tố.

  • Đau đầu: Tình trạng này xuất hiện ở hầu hết các bà bầu. Để giảm bớt sự khó chịu, mệt mỏi do đau đầu gây ra, chúng ta hãy chăm sóc bà bầu 3 tháng giữa bằng cách để thai phụ nghỉ ngơi nhiều hơn, thư giãn đầu óc, hít thở sâu. 

  • Táo bón, ợ chua: Nguyên nhân chủ yếu là do sự gia tăng của hormone progesterone, khiến cho một số cơ bị giãn ra.

  • Trĩ khi mang thai: Giãn tĩnh mạch hoặc các tĩnh mạch quanh hậu môn bị tử cung chèn ép đều là nguyên nhân gây ra bệnh trĩ khi mang thai 3 tháng giữa. Để giảm bớt tình trạng này, bà bầu nên ăn nhiều chất xơ.

  • Chuột rút: Hiện tượng này thường xảy ra vào ban đêm và khó xác định nguyên nhân.

  • Da bà bầu thay đổi: Da của phụ nữ mang thai ba tháng giữa rất nhạy cảm, dễ bị nám, vùng bụng bầu có xuất hiện đường sọc màu nâu đậm.

  • Giãn tĩnh mạch: Biểu hiện của tình trạng này là các tĩnh mạch ở chân bị sưng, có màu tím hoặc màu xanh. Nguyên nhân là do thai nhi càng lớn khiến các áp lực ở vùng chân càng tăng lên.

  • Nhiễm trùng đường tiết niệu: Bệnh này thường gây ra hiện tượng đau, nóng rát khi đi tiểu, nước tiểu có mùi, có màu đục, xuất hiện chất nhầy hoặc máu. Nếu để lâu có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, thậm chí gây chuyển dạ sớm nên phụ nữ mang thai cần lưu ý và đi khám để được điều trị kịp thời.

Sự phát triển của thai nhi trong 3 tháng giữa

Đến cuối tam cá nguyệt thứ hai, thai nhi 28 tuần tuổi có thể đạt 1,1 kg, chiều dài có thể lên đến 40 cm. Mẹ có thể cảm nhận được một số cử động của thai nhi trong bụng như đá, xoay người, di chuyển,...Trong giai đoạn này, các cơ quan, bộ phận của thai nhi đã phát triển đầy đủ, não bộ cũng phát triển với tốc độ rất nhanh.

Hình ảnh siêu âm thai nhi 3 tháng giữa. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Khi siêu âm thai, ba mẹ có thể quan sát được rõ hình thái, cử chỉ của thai nhi. Lông mi, móng chân, móng tay đã phát triển. Một lớp lông tơ mịn màng cũng dần bao phủ trên thân hình của bé, đặc biệt là tóc phát triển nhanh. Bé thường ngủ và thức dậy theo chu kỳ, mí mắt có thể đóng mở lại.

Cách chăm sóc sức khỏe bà bầu 3 tháng giữa

Để chăm sóc sức khỏe bà bầu 3 tháng giữa được tốt nhất, chúng ta cần phải quan tâm đến rất nhiều vấn đề. Trong đó bao gồm các thời điểm khám thai quan trọng, chế độ dinh dưỡng và chế độ sinh hoạt tốt cho bà bầu,...

Lịch khám thai 3 tháng giữa mẹ bầu cần lưu ý

Có thể nói, khám thai định kỳ có ý nghĩa và vai trò quan trọng xuyên suốt quá trình mang thai của người phụ nữ. Trong tam cá nguyệt thứ 2, mẹ bầu cần đi khám từ 2-4 lần để theo dõi sự phát triển của thai nhi. 

Mốc khám thai quan trọng cho bà bầu 3 tháng giữa. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Trong đó, từ tuần 18-22 của thai kỳ, mẹ bầu cần tiến hành siêu âm hình thái của thai nhi hoặc các phương pháp tầm soát dị tật thai nhi như Tripple Test. Các phương pháp này không chỉ giúp mẹ thấy rõ sự phát triển của con mà còn phát hiện những bất thường về nhiễm sắc thể, biến chứng dị tật có thể xuất hiện ở thai nhi. Từ kết quả khám thai đó, bác sĩ sẽ có những chỉ định phù hợp để phòng tránh rủi ro xảy ra.

Ngoài ra, tuần 24-28 của thai kỳ, mẹ bầu còn phải thực hiện xét nghiệm máu để tầm soát bệnh tiểu đường thai kỳ. Đây là căn bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như: viêm đài bể thận, huyết áp cao, đa ối, thậm chí là thai lưu, sẩy thai, sinh non,... Vì vậy, các mẹ bầu cần lưu ý kỹ lịch khám thai 3 tháng giữa để phòng tránh những rủi ro có thể xảy ra.

Xem thêm:

Chế độ dinh dưỡng chăm sóc bà bầu 3 tháng giữa

Ba tháng giữa của thai kỳ là giai đoạn thai nhi phát triển rất nhanh chóng, đặc biệt là khung xương và chiều cao. Trong khi đó, bé có phát triển được tốt hay không là phụ thuộc hoàn toàn vào chế độ dinh dưỡng của người mẹ.

Nguồn dinh dưỡng sẽ được thai nhi tiếp nhận từ cơ thể của mẹ thông qua nhau thai. Một chế độ dinh dưỡng đầy đủ sẽ giúp cho mẹ có sức khỏe tốt, phòng ngừa nguy cơ mắc các bệnh ảnh hưởng đến thai nhi. Đồng thời, thai nhi cũng nhờ đó mà lớn nhanh, khỏe mạnh.

Những thực phẩm nên ăn trong 3 tháng giữa thai kỳ

Bà bầu 3 tháng giữa cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Chế độ dinh dưỡng dành cho bà bầu 3 tháng giữa tương tự như các giai đoạn khác. Theo đó, các nhóm chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể vẫn cần phải được đáp ứng đầy đủ cho cơ thể. Dưới đây là các loại thực phẩm bổ sung dinh dưỡng mà bà bầu 3 tháng giữa nên ăn:

  • Chất đạm: Chất dinh dưỡng này có nhiều trong thịt, cá, trứng, sữa và các loại đậu,...rất tốt cho sự phát triển của thai nhi và các mô cơ thể mẹ.

  • Chất béo: Phụ nữ mang thai nên sử dụng chất béo cả trong mỡ động vật và thực vật. Tuy nhiên mỡ động vật, dầu dừa và dầu cọ chỉ nên sử dụng với một lượng ít trong khi dầu mè, dầu đậu nành, mỡ cá nên sử dụng nhiều hơn. Các chất béo giúp cung cấp năng lượng, hỗ trợ cho thai nhi hấp thu vitamin tan trong dầu, đồng thời xây dựng màng tế bào, hệ thống thần kinh của bé.

  • Chất xơ: Bà bầu 3 tháng giữa tuyệt đối không thể lơ là trong việc bổ sung chất xơ cho cơ thể để phòng ngừa chứng táo bón, trĩ,... Chất xơ có nhiều trong các loại rau xanh, trái cây, ngũ cốc và khoai lang,...

  • Canxi: Giúp cho xương, răng thai nhi phát triển. Mẹ bầu nên ăn các loại thực phẩm như: thủy hải sản, rau xanh, sữa, trứng, đậu, cá,...để bổ sung khoảng 1.000 - 1.200 mg canxi/ngày cho cơ thể.

  • Axit folic: Nhu cầu axit folic của thai phụ để phòng chống dị tật ống thần kinh cho thai nhi là 600 μg/ngày. Mẹ bầu nên ăn nhiều măng tây, bắp cải, bông cải xanh, trứng, chuối, cam,...hoặc uống thuốc bổ sung axit folic theo hướng dẫn của bác sĩ.

  • Vitamin D: Chất này có vai trò quan trọng giúp cơ thể hấp thụ canxi, phốt pho tốt hơn. Khi chăm sóc bà bầu 3 tháng giữa nên lựa chọn các loại thực phẩm như: cá béo, trứng, sữa, bơ,...để giúp bà bầu hấp thụ vitamin D.

  • Vitamin A: Tác dụng của vitamin A là tăng cường sức đề kháng cho mẹ và bé, với nhu cầu mỗi ngày là 800 μg. Mẹ bầu có thể bổ sung vitamin A bằng cách ăn nhiều lòng đỏ trứng, thịt, rau có màu xanh, đỏ, vàng, sữa,...

  • Vitamin B1: Có nhiều trong các loại cá, đậu, rau xanh và thịt lợn,...giúp phòng ngừa chứng tê phù ở bà bầu hiệu quả.

  • Sắt: Sắt thuộc nhóm vi chất quan trọng để phòng ngừa thiếu máu ở bà bầu. Những thai phụ bị thiếu máu có nguy cơ bị sinh non, thai lưu, chảy máu nhiều sau sinh,... Vì vậy, bà bầu 3 tháng giữa cần bổ sung sắt cho cơ thể bằng cách ăn nhiều thịt đỏ, gan động vật, ngũ cốc, nghêu, sò, các loại đậu,...

  • I ốt: Cơ thể bà bầu thiếu i ốt có nguy cơ thai nhi chậm phát triển cả về thể chất và trí não, thậm chí bị sảy thai, sinh non, thai chết lưu,... I ốt có nhiều trong cá biển, rong biển, muối ăn mà bà bầu có thể sử dụng.

  • Kẽm: Thịt, trứng, ngũ cốc nguyên hạt, rau, các loại đậu,...là những thực phẩm rất giàu kẽm, giúp thai nhi không bị chậm phát triển và phòng ngừa các khuyết tật bẩm sinh.

Những thực phẩm không nên ăn trong 3 tháng giữa thai kỳ

Đồ ăn đóng hộp không tốt cho bà bầu. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Khi chăm sóc sức khỏe bà bầu 3 tháng giữa, chúng ta cũng cần lưu ý đến các loại thực phẩm không tốt cho sức khỏe. Một số loại thực phẩm mà bà bầu không nên ăn như:

  • Các món chua, cay: tiêu, ớt, tỏi, giấm,...

  • Cà phê, nước ngọt, đồ uống có ga, có cồn,...

  • Các loại thực phẩm chế biến sẵn, đóng hộp.

  • Các loại cá có hàm lượng thủy ngân cao.

  • Thực phẩm chưa chế biến chín, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

  • Các món ăn chế biến quá mặn, quá ngọt,...

Chế độ sinh hoạt tốt cho bà bầu 3 tháng giữa

Bà bầu 3 tháng giữa nên vận động nhẹ nhàng. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Thực hiện chế độ sinh hoạt điều độ, lành mạnh cũng là một trong những cách chăm sóc bà bầu 3 tháng giữa quan trọng không thể bỏ qua. Trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, thai phụ 3 tháng giữa cần chú ý chế độ sinh hoạt như sau:

  • Thường xuyên vận động sức khỏe với cường độ nhẹ nhàng

  • Lựa chọn giày dép đế thấp thay vì đi cao gót để tránh bị ngã, chuột rút ảnh hưởng đến sự an toàn của thai nhi.

  • Vệ sinh răng miệng thường xuyên, sử dụng bàn chải lông mềm và chỉ nha khoa để tránh bị chảy máu nướu răng.

  • Mặc áo ngực thoải mái, không bó chặt

  • Nhỏ nước muối sinh lý hàng ngày để tránh bị nghẹt mũi

  • Sử dụng các loại mỹ phẩm, kem chống nắng bảo vệ da phù hợp, có nguồn gốc rõ ràng tránh “tiền mất tật mang”.

Những điều cần kiêng kỵ khi mang thai 3 tháng giữa

Bà bầu 3 tháng giữa cần kiêng mang vác nặng. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Để giúp cho thai nhi khỏe mạnh và phát triển toàn diện, chúng ta cần lưu ý một số vấn đề cần kiêng kỵ khi chăm sóc bà bầu 3 tháng giữa như sau:

  • Kiêng quan hệ tình dục khi mẹ bầu có tiền sử bị sảy thai, sinh non hoặc có dấu hiệu chảy máu bất thường, tử cung có vấn đề,..

  • Không mang vác đồ nặng hoặc đứng, ngồi quá lâu một chỗ.

  • Không tắm nước quá nóng vì nhiệt độ thay đổi đột ngột có thể gây hại cho thai nhi.

  • Không ngâm mình tắm bồn sẽ tiềm ẩn nguy cơ bị viêm nhiễm vùng âm đạo.

  • Không nằm ngửa trong giai đoạn mang thai 3 tháng giữa, việc này có thể khiến mẹ bầu bị đau lưng, suy tuần hoàn, ảnh hưởng hệ hô hấp và hệ tiêu hóa.

  • Không lựa chọn các bài tập thể dục quá mạnh, quá sức

  • Tránh tiếp xúc với động vật, đặc biệt là chó mèo khi mang thai để không bị nhiễm giun sán, ảnh hưởng đến thai nhi.

Tư thế nằm ngủ tốt cho bà bầu 3 tháng giữa

Tư thế nằm ngủ tốt nhất cho bà bầu 3 tháng giữa. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Tư thế ngủ cũng là vấn đề mà chúng ta cần quan tâm khi chăm sóc bà bầu 3 tháng giữa. Lý do bởi giai đoạn này bà bầu thường có hiện tượng ợ nóng, ợ chua do trào ngược axit. Vì vậy, để giúp mẹ bầu có thể ngủ ngon, sâu và an toàn cho thai nhi thì tư thế ngủ tốt nhất là nằm nghiêng về bên trái. Bên cạnh đó, phụ nữ mang thai có thể sử dụng gối mềm kê dưới bụng và sau lưng khi ngủ.

Khi nào mẹ bà bầu 3 tháng giữa cần đến bệnh viện?

Tam cá nguyệt thứ hai có thể coi là giai đoạn “an toàn” hơn khi các triệu chứng ốm nghén đã không còn. Thay vào đó là cơ thể của mẹ bầu đã khỏe mạnh hơn, ăn uống được tốt hơn tạo điều kiện thuận lợi cho thai nhi phát triển.

Bà bầu 3 tháng giữa cần đến viện ngay khi thấy dấu hiệu bất thường. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Tuy nhiên, chúng ta vẫn không thể chủ quan trước những bất thường đe dọa sự an toàn của thai nhi có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Vì vậy, ngay khi thấy những dấu hiệu dưới đây, bà bầu 3 tháng giữa cần sớm được đưa đến bệnh viện để kiểm tra và xử lý kịp thời:

  • Bụng đau dữ dội, bị chuột rút trong thời gian dài.

  • Âm đạo chảy màu nhiều, ồ ạt

  • Bà bầu 3 tháng giữa thường xuyên cảm thấy chóng mặt

  • Cân nặng của bà bầu tăng quá nhiều hoặc quá ít.

  • Làn da chuyển sang màu vàng

  • Các triệu chứng ốm nghén vẫn tiếp tục kéo dài

  • Ra nhiều mồ hôi một cách bất thường, đặc biệt là khi thời tiết không phải mùa nóng.

Lời khuyên của chuyên gia dành cho bà bầu 3 tháng giữa

Các chuyên gia sản khoa luôn khuyến cáo, giai đoạn tam cá nguyệt thứ 2 tuy có phần nhẹ nhàng hơn nhưng chúng ta tuyệt đối không được chủ quan trong cách chăm sóc bà bầu 3 tháng giữa. Để giúp cho thai nhi khỏe mạnh, phát triển tốt nhất chúng ta cần tuân thủ chế độ dinh dưỡng, lối sống sinh hoạt lành mạnh và lịch khám thai định kỳ theo chỉ định của bác sĩ.

Phụ nữ mang thai 3 tháng giữa nên tham gia lớp học tiền sản. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Ngoài ra, để giảm bớt căng thẳng và áp lực khi sinh con trong thời gian tới, các mẹ bầu có thể tham gia lớp học tiền sản, lớp học nuôi dưỡng và chăm sóc con,...Đồng thời, tìm hiểu về các dịch vụ, bệnh viện sản khoa uy tín, chất lượng và mua sắm đồ dùng cần thiết cho bé khi chào đời là việc không nên bỏ qua.

Trên đây là toàn bộ những chia sẻ của Monkey về cách chăm sóc bà bầu 3 tháng giữa. Hy vọng những kiến thức này sẽ giúp cho các thai phụ khỏe mạnh, bé phát triển tốt nhất.

Health Tips for Pregnant Women - Ngày truy cập: 5/07/2022

https://www.niddk.nih.gov/health-information/weight-management/healthy-eating-physical-activity-for-life/health-tips-for-pregnant-women

Đào Nhàn
Đào Nhàn

Tôi là Đào Nhàn, biên tập viên có hơn 3 năm kinh nghiệm viết bài nhiều lĩnh vực như giáo dục, sức khỏe, công nghệ...

Bài viết liên quan

Trẻ em cần được trao cơ hội để có thể học tập và phát triển tốt hơn. Giúp con khai phá tiềm năng tư duy và ngôn ngữ ngay hôm nay.

Nhận tư vấn Monkey

Mua nhiều hơn, tiết kiệm lớn với Monkey Junior! Ưu đãi lên tới 50% khi mua combo 2, 3, 4 sản phẩm!

NHẬP THÔNG TIN ĐỂ NHẬN ƯU ĐÃI NGAY!

* Áp dụng giảm thêm 5% và nhận quà tặng kèm khi thanh toán online

promotion 1
promotion 2
promotion 3

NHẬP THÔNG TIN ĐỂ NHẬN ƯU ĐÃI NGAY!

* Áp dụng giảm thêm 5% và nhận quà tặng kèm khi thanh toán online