Khi mới mang thai tháng đầu tiên, thai nhi còn chưa phát triển đầy đủ và bám chắc vào tử cung nên đòi hỏi sự chăm sóc rất cẩn thận. Vì vậy, để phòng tránh nguy cơ sảy thai, chúng ta cần biết cách chăm sóc bà bầu 1 tháng đầu an toàn và khoa học.
Những thay đổi của cơ thể khi mang thai tháng đầu tiên
Khi mới mang thai tháng đầu tiên, phôi thai và túi ối bắt đầu hình thành bên trong tử cung. Túi ối chứa đầy dịch lỏng bên trong, có tác dụng như túi đệm và giúp cho phôi thai phát triển. Chất dinh dưỡng sẽ được truyền từ mẹ sang thai nhi thông qua túi ối, đồng thời đưa chất thải của thai nhi ra ngoài.
Còn với phôi thai lúc này có dạng vòng tròn mắt lớn. Các cơ quan, bộ phận của thai nhi bắt đầu được hình thành như: miệng, cổ họng, hệ thống tuần hoàn, tế bào máu,...Đến tuần cuối của tháng đầu tiên, thai nhi mới có tim thai, ống tim rất nhỏ và đập khoảng 65 lần/phút. Tổng kích thước của phôi thai chỉ nhỏ bằng hạt vừng.
Chính sự hình thành và phát triển của phôi thai đã gây ra những thay đổi ở cơ thể của mẹ bầu. Chúng ta có thể nhận ra những dấu hiệu mang thai tháng đầu tiên ở người mẹ như: trễ kinh, buồn nôn, nôn, màu sắc đầu ti thay đổi, ngực đau tức, cơ thể mệt mỏi, buồn ngủ, rỉ máu âm đạo,...
Sau khi nhận thấy những dấu hiệu thay đổi của cơ thể báo hiệu mang thai, bạn có thể chủ động đến các cơ sở y tế để siêu âm hoặc xét nghiệm để chắc chắn kết quả. Điều này cũng giúp chúng ta chủ động hơn trong việc chăm sóc bà bầu tháng đầu tiên đúng cách và an toàn hơn.
Những điều cần tránh khi mang thai tháng đầu tiên
Tránh xa những thứ độc hại, có thể gây ảnh hưởng cho thai nhi là điều quan trọng cần thực hiện khi chăm sóc bà bầu tháng đầu để phòng ngừa nguy cơ sảy thai. Dưới đây là những điều bà bầu cần tránh khi mang thai tháng đầu tiên:
Tránh xa các loại thực phẩm không lành mạnh
Khi chăm sóc bà bầu tháng đầu tiên, các loại thực phẩm không lành mạnh là yếu tố rất quan trọng mà chúng ta cần quan tâm. Bởi các loại thực phẩm chưa được tiệt trùng, chưa chế biến chín,...đều có khả năng gây hại cho thai nhi.
Dưới đây là một số thực phẩm không lành mạnh mà bà bầu 1 tháng đầu cần tránh như:
-
Sữa và chế phẩm từ sữa chưa tiệt trùng: Khi chưa được tiệt trùng, các thực phẩm từ sữa chứa nhiều vi khuẩn gây hại, có thể gây rối loạn tiêu hóa và làm suy giảm sức đề kháng của mẹ bầu.
-
Dứa: Dứa rất giàu dinh dưỡng nhưng không phù hợp dành cho bà bầu giai đoạn đầu. Bởi trong dứa có hợp chất bromelain sẽ làm cổ tử cung co thắt, nguy cơ dẫn đến sảy thai cao.
-
Chất kích thích: Caffeine, rượu, bia, thuốc lá,... có thể khiến mẹ bầu mất ngủ, căng thẳng, dễ nổi cáu, thậm chí gây dị tật thai nhi. Tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu và sự phát triển của bé.
-
Thực phẩm chưa chế biến chín: Trong các loại thực phẩm chưa chế biến chín, đặc biệt là thịt có chứa nhiều vi khuẩn, giun đũa có thể gây tác động tiêu cực đến sự phát triển của thai nhi.
-
Hải sản có hàm lượng thủy ngân cao: Một số loại cá sống dưới biển sâu như cá kiếm, cá thu, cá ngừ,...thường chứa hàm lượng thủy ngân rất cao. Khi ăn chúng sẽ tiềm ẩn nguy cơ gây dị tật bẩm sinh cho thai nhi. Thay vào đó chúng ta nên lựa chọn các loại cá hồi, cá rô phi, tôm,...chứa ít thủy ngân cho bà bầu 1 tháng đầu.
-
Đu đủ xanh hoặc ương: Đu đủ chưa chín có chứa các enzyme làm co thắt tử cung, nguy cơ dẫn đến sảy thai.
-
Gan động vật: Nếu ăn quá nhiều gan động vật khi mới mang thai sẽ khiến cơ thể mẹ bầu tích tụ retinol, gây hại cho thai nhi.
-
Cua: Cua là loại thực phẩm giàu canxi tốt cho bà bầu. Tuy nhiên, khi mới mang thai 1 tháng đầu, cua có thể làm co thắt tử cung, gây xuất huyết bên trong, thậm chí làm thai chết lưu. Vì vậy, phụ nữ mới mang thai không nên ăn cua.
Tránh lao động nặng
Trong những tháng đầu của thai kỳ, đặc biệt là tháng đầu tiên bà bầu không được làm việc quá sức, bê vác đồ quá nặng,... Điều này có thể khiến mẹ bị sa tử cung, thậm chí kiệt sức dẫn đến sảy thai. Vì vậy, để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và con, bà bầu 1 tháng đầu cần chú ý nghỉ ngơi và làm việc hợp lý.
Tránh những cảm xúc tiêu cực
Giai đoạn mới mang thai, bà bầu thường dễ bị thay đổi cảm xúc, đặc biệt là dễ lo lắng, căng thẳng quá mức vì chưa chuẩn bị kỹ về tâm lý và kinh tế. Theo các chuyên gia, cảm xúc tiêu cực cũng có ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của thai nhi.
Vì vậy, những thai phụ có cảm xúc tiêu cực từ những tháng đầu tiên cần được tháo gỡ bằng cách chia sẻ với người thân, giữ bình tĩnh và cố gắng duy trì tinh thần lạc quan, vui vẻ nhất.
Tránh tự ý sử dụng thuốc bừa bãi
Các chuyên gia y tế luôn khuyến cáo mẹ bầu không được tự ý sử dụng các loại thuốc khi chưa có sự hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ. Bởi nhiều thành phần của thuốc có thể gây dị tật cho thai nhi, cản trở sự phát triển của bé ngay từ trong bụng mẹ. Do đó, cách chăm sóc bà bầu 1 tháng đầu khi không may bị bệnh là cần đưa đến các cơ sở y tế để khám và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.
Tránh sơn móng tay, nhuộm tóc
Mặc dù chưa có những chứng minh cụ thể nào về những tác hại của thuốc nhuộm tóc, sơn móng tay đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi nhưng chúng ta vẫn nên tránh xa để bảo vệ bé tốt nhất. Bởi đây đều là các chất hóa học, có mùi độc hại. Trong khi đó, giai đoạn hình thành phôi thai rất nhạy cảm, nếu mẹ bầu thường xuyên tiếp xúc với các hóa chất độc hại sẽ làm gia tăng nguy cơ thai nhi mắc các dị tật bẩm sinh.
Kiêng quan hệ tình dục
Nếu có thể, bà bầu 1 tháng đầu nên kiêng quan hệ tình dục để không ảnh hưởng đến thai nhi. Đặc biệt, với những trường hợp nguy cơ dễ sảy thai thì cần tuyệt đối kiêng chuyện chăn gối cẩn thận như:
-
Thai phụ gặp các bất thường khi mang thai tháng đầu tiên: động thai, nhiễm trùng, sức đề kháng yếu,...
-
Mẹ bầu lớn tuổi, có tử cung bất thường hoặc mắc các bệnh mãn tính đang phải sử dụng thuốc điều trị,...
-
Các tư thế quan hệ tình dục bạo lực, có thể gây chảy máu hoặc tổn thương âm đạo.
Cách chăm sóc bà bầu tháng đầu tiên thông qua chế độ dinh dưỡng
Ngoài những điều cần tránh, khi chăm sóc bà bầu tháng đầu tiên chúng ta còn phải lưu ý đến việc bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng giúp mẹ và bé khỏe mạnh trong suốt thai kỳ. Các loại thực phẩm mà bà bầu một tháng nên ăn như:
Thực phẩm giàu axit folic
Một số loại thực phẩm giàu axit folic là những thứ mà phụ nữ mới mang thai không nên bỏ qua. Ví dụ như: cải xanh, rau muống, ngũ cốc, thịt gia cầm, các loại đậu, trái cây thuộc họ cam quýt,...
Lý do bởi axit folic có tác dụng làm giảm nguy cơ thai nhi mắc dị tật ống thần kinh hoặc nứt đốt sống. Ngoài ăn các loại thực phẩm này, mẹ bầu còn có thể lựa chọn các viên uống bổ sung axit folic theo hướng dẫn của bác sĩ.
Xem thêm:
- Giá trị dinh dưỡng nấm rơm và những lợi ích “không ngờ”
- Top các loại hạt dinh dưỡng tốt cho sức khỏe mà bạn nên ăn
Thực phẩm giàu chất béo và protein
Protein và chất béo là những chất dinh dưỡng quan trọng giúp cho thai nhi hình thành và phát triển đầy đủ cơ quan, bộ phận của cơ thể. Bên cạnh đó, các chất dinh dưỡng này còn giúp cung cấp năng lượng, tăng cường sức đề kháng cho mẹ bầu. Từ đó giúp phòng ngừa sự xâm nhập của các mầm bệnh gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé.
Riêng đối với chất béo, mẹ bầu nên bổ sung nhiều omega-3 để giúp cho não và mắt của thai nhi phát triển tốt ngay từ khi còn nhỏ.
Các loại thực phẩm giàu chất béo và protein mà phụ nữ mới mang thai nên ăn như: thịt nạc, thịt gia cầm, trứng, các loại cá (đặc biệt là cá hồi, cá trích,...), hạt lanh, quả óc chó, đậu nành, sữa,...
Các yếu tố vi lượng tốt cho thai kỳ
Khi tìm hiểu về cách chăm sóc bà bầu 1 tháng đầu chắc chắn không thể không nhắc tới các yếu tố vi lượng cần bổ sung cơ thể. Các vi lượng tố đó có thể kể đến như: sắt, canxi, magie, selen, i-ốt, kẽm, vitamin nhóm B, DHA/EPA,... Trong đó:
-
Sắt: Phụ nữ mới mang thai cần được bổ sung khoảng 36 - 40mg sắt/ngày để phòng ngừa nguy cơ thiếu máu. Các loại thực phẩm mẹ bầu nên ăn để bổ sung sắt như: thịt đỏ, tim cật, rau xanh, các loại hạt,... Ngoài ra mẹ cũng có thể uống thuốc bổ sung sắt theo hướng dẫn của bác sĩ.
-
Vitamin A: Vitamin A có nhiều trong các loại thực phẩm như: thịt, cá, trứng, sữa, rau xanh thẫm, củ, quả có màu vàng, đỏ,... Mẹ bầu cần được bổ sung khoảng 600mcg vitamin A mỗi ngày.
-
Canxi và vitamin D: Đây là hai chất có vai trò quan trọng giúp xương thai nhi hình thành và phát triển tốt nhất. Nếu mẹ bầu bị thiếu hụt canxi có thể bị loãng xương, thai nhi chậm phát triển,... Vì vậy, mẹ nên ăn nhiều tôm, cua, cá, sữa, rau xanh,...và kết hợp tắm nắng để tổng hợp vitamin D, giúp cơ thể hấp thụ canxi từ thực phẩm tốt hơn.
-
Vitamin C: Các loại rau, củ, quả,...là những thực phẩm chứa rất nhiều vitamin C, có lợi trong việc phòng chống cảm lạnh ở mẹ bầu, giúp xương thai nhi chắc khỏe hơn.
-
Ngoài ra, các nguyên tố vi lượng gồm Magie, selen, i-ốt, kẽm, vitamin nhóm B, DHA/EPA,... cũng cần được bổ sung vào chế độ dinh dưỡng chăm sóc bà bầu tháng đầu tiên.
Như vậy, bài viết này đã giúp độc giả nắm rõ cách chăm sóc bà bầu 1 tháng đầu đúng cách, giúp phòng ngừa nguy cơ bị sảy thai. Hy vọng những kiến thức được Monkey chia sẻ sẽ giúp cho cả thai phụ và thai nhi có sức khỏe tốt, bình an vượt qua kỳ sinh nở.
Health Tips for Pregnant Women - Ngày truy cập: 4/07/2022
https://www.niddk.nih.gov/health-information/weight-management/healthy-eating-physical-activity-for-life/health-tips-for-pregnant-women