Có khá nhiều loại thực phẩm mà thai phụ cần kiêng khem nhằm tránh gặp phải biến chứng nghiêm trọng. Vậy bệnh tiểu đường thai kỳ ăn chuối được không?
Thành phần dinh dưỡng trong chuối và tác dụng
Trước khi trả lời câu hỏi “Bà bầu bị tiểu đường thai kỳ ăn chuối được không?”, mẹ cần tìm hiểu giá trị dinh dưỡng có trong loại trái cây này. Chuối có chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe, chẳng hạn như:
-
Chuối chứa Carbs cung cấp đường cho cơ thể: Carbs là chất có khả năng giúp tăng lượng đường trong máu nhanh chóng. Mỗi quả chuối có chứa khoảng 16g đường cùng 6g tinh bột, chiếm khoảng 93% calo trong quả chuối.
-
Chuối chứa chất xơ giúp giảm lượng đường trong máu: Ngoài đường và tinh bột, mỗi quả chuối cung cấp khoảng 3g chất xơ. Đây là dưỡng chất đặc biệt quan trọng đối với bệnh nhân tiểu đường nhờ khả năng làm chậm quá trình tiêu hóa cũng như hấp thụ carbs.
-
Chuối xanh có chứa tinh bột kháng: Chuối càng chín thì càng có ít lượng tinh bột kháng. Khi vào cơ thể, tinh bột kháng hoạt động như chất xơ, làm ổn định lượng đường trong máu. Thêm vào đó, chất này còn đẩy mạnh hoạt động của lợi khuẩn, tăng trao đổi chất, kiểm soát đường huyết, giảm viêm, tăng độ nhạy insulin.
Có thể thấy chuối có rất nhiều giá trị dinh dưỡng đối với bà bầu.
Người bị tiểu đường thai kỳ ăn chuối được không?
Nguyên nhân của bệnh tiểu đường thai kỳ là rối loạn khả năng tiêu thụ đường khiến lượng đường trong máu tăng cao trong quá trình mang thai. Phương pháp tốt nhất hỗ trợ điều trị là hạn chế tiêu thụ thực phẩm có đường và tinh bột trong bữa ăn hàng ngày.
Bệnh nhân tiểu đường thai kỳ được khuyên nên hạn chế ăn đồ ngọt, cắt giảm những món chứa tinh bột, có đường. Tuy nhiên, trái cây lại chứa hàm lượng đường khác nhau. Vì thế, bệnh tiểu đường thai kỳ có được ăn chuối không đã trở thành một nỗi băn khoăn của nhiều mẹ bầu.
Chuối là một thực phẩm chứa nguồn dinh dưỡng dồi dào, mang đến nhiều lợi ích tốt cho cơ thể. Chính vì thế, mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ hoàn toàn có thể ăn chuối.
Nếu ăn đúng cách và ăn với liều lượng cho phép thì lượng tinh bột trong chuối còn giúp tăng độ nhạy cảm insulin. Nhờ đó, các triệu chứng cũng như tác hại của bệnh tiểu đường thai kỳ cũng giảm đi đáng kể.
Những lợi ích của chuối đối với bà bầu bị tiểu đường
Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ có nên ăn chuối bởi vì các chất dinh dưỡng phong phú rất có ích đối với thai phụ. Chúng bao gồm:
-
Lượng vitamin B6 giúp mẹ cải thiện tinh thần.
-
Vitamin C làm tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể mẹ bầu và thai nhi.
-
Kali có công dụng ngăn ngừa đột quỵ, điều hòa huyết áp, phòng chống chuột rút trong thai kỳ, giảm thiểu tình trạng phù nề.
-
Vitamin A giúp phòng chống ung thư, ngăn ngừa tình trạng béo phì.
-
Chất sắt thúc đẩy cơ thể sản sinh ra các hemoglobin, tăng lượng huyết cầu trong máu, giảm hiện tượng thiếu máu khi sinh nở ở mẹ.
-
Chất xơ có ích cho hệ tiêu hóa, ngăn ngừa tình trạng táo bón, giúp nhuận tràng.
-
Chất TNF (Tumor Necrosis Factor) đóng vai trò làm tăng khả năng miễn dịch của cơ thể.
Dù chuối tốt cho cơ thể nhưng mẹ bầu cũng không thể ăn quá nhiều. Các thành phần trong quả chuối có khả năng khiến tuần hoàn máu chậm, quá trình trao đổi chất trong cơ thể kém đi và làm bệnh tiểu đường thai kỳ thêm trầm trọng.
Người mang thai bị tiểu đường khi ăn chuối cần lưu ý gì?
Để việc ăn chuối mang lại hiệu quả tốt, mẹ bầu cần bổ sung chuối một cách khoa học với những điều lưu ý sau:
-
Chuối chứa nhiều đường đơn, khi vào cơ thể sẽ tác động đến tốc độ trao đổi chất. Vì thế, mẹ bầu không nên ăn chuối quá nhiều. Mỗi ngày, mẹ chỉ được ăn 1 quả và chia làm 2 bữa.
-
Mẹ nên ăn chuối vào bữa xế, tức là sau khi ăn sáng và ăn trưa 2 tiếng. Việc này sẽ giúp cho cơ thể mẹ nhanh chóng hấp thụ được các chất dinh dưỡng trong chuối mà không làm lượng đường dư thừa tác động đến đường huyết.
-
Mẹ nên ăn chuối tươi, không nên ăn chuối để trong tủ lạnh.
-
Chuối quá chín sẽ chứa lượng đường cao không tốt cho bệnh nhân, có thể lên gấp rưỡi so với chuối xanh. Do vậy, mẹ chỉ nên ăn chuối vừa chín tới.
-
Mẹ bị tiểu đường thai kỳ không nên dùng chuối để làm sinh tố hoặc bánh vì chúng chứa nhiều chất ngọt.
-
Mẹ không nên ăn chuối cùng với tinh bột, bánh kẹo hay các loại đồ ngọt khác.
-
Nếu mẹ muốn ăn chuối trong bữa cơm thì hãy cắt giảm nửa chén cơm và thay thế bằng chuối.
Mẹ hãy nhớ những quy tắc trên để tránh ảnh hưởng đến bệnh nhé!
Xem thêm: Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ ăn bí đỏ được không? - Chuyên gia giải đáp
Một số loại quả nên và không nên ăn khi bị tiểu đường thai kỳ
Bổ sung trái cây trong thực đơn ăn uống của mẹ bầu là điều nên làm. Tuy nhiên, đối với những mẹ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ thì không phải loại quả nào cũng có thể ăn.
Tiểu đường thai kỳ nên ăn quả gì?
Một số loại trái cây tốt cho sức khỏe của mẹ bị tiểu đường thai kỳ bao gồm:
-
Dưa hấu chứa nhiều beta-carotene, vitamin B, C, kali và lycopene.
-
Ổi với hàm lượng chất xơ dồi dào, khoáng chất và vitamin phong phú giúp ngăn ngừa tăng đường huyết, tăng cường hệ miễn dịch.
-
Táo có chất chống oxy hóa cao với tác dụng làm giảm cholesterol, tăng cường hệ miễn dịch, thúc đẩy quá trình tiêu hóa chất béo.
-
Măng cụt giúp chống viêm, điều hòa lượng đường huyết trong máu.
-
Đu đủ với lượng GI thấp cùng nhiều chất xơ hỗ trợ giảm chứng táo bón thường mắc phải ở phụ nữ mang thai.
Tiểu đường thai kỳ không nên ăn loại trái cây nào?
Dưới đây là danh sách những loại trái cây không tốt cho sức khỏe của mẹ bầu mắc bệnh tiểu đường:
-
Mít và sầu riêng có chứa GI cao làm tăng lượng đường huyết, gây nóng trong người khiến mẹ bầu dễ nổi mụn, táo bón.
-
Nhãn và vải thiều là 2 loại quả chứa hàm lượng đường cao nhưng lại ít chất xơ. Mẹ bầu không được khuyến khích ăn nhiều để tránh bị nóng trong người và nổi mụn.
Mong rằng những chia sẻ trên đã giúp mẹ có được đáp án cụ thể cho thắc mắc “Bị tiểu đường thai kỳ ăn chuối được không?”. Bên cạnh chế độ ăn uống, mẹ hãy dùng thuốc hỗ trợ bệnh và tuân thủ nghiêm túc chỉ dẫn của bác sĩ để có một thai kỳ khỏe mạn!