zalo
Bà bầu tháng thứ 6 nên và không nên làm gì?
Thai kỳ

Bà bầu tháng thứ 6 nên và không nên làm gì?

Thúy Anh
Thúy Anh

23/06/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Để có thai kỳ khỏe mạnh, bà bầu tháng thứ 6 cần biết cơ thể mẹ và bé đang cần gì để điều chỉnh lịch sinh hoạt hợp lý. Trong đó, chế độ dinh dưỡng, vận động hết sức quan trọng. Mẹ bầu cũng cần biết những dấu hiệu nguy hiểm để phòng tránh.

Monkey Math
Monkey Junior
Lộ trình học tiếng Anh toàn diện
Giá chỉ từ
799.000 VNĐ
1.359.000 VNĐ
discount
Save
41%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Lộ trình Tiếng Anh toàn diện cho trẻ 0-11 tuổi chuẩn đầu ra Cambridge
  • Áp dụng các phương pháp giáo dục được kiểm chứng trên thế giới
  • Công nghệ M-Speak độc quyền chấm điểm và nhận xét phát âm chuẩn tới từng âm vị
  • Kho học liệu khổng lồ với 4000+ hoạt động tương tác
  • Hệ thống lớp học, giáo viên đồng hành cùng ba mẹ và bé
Monkey Math
Monkey Stories
Kho truyện tương tác
Giá chỉ từ
699.000 VNĐ
1.199.000 VNĐ
discount
Save
42%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Luyện đọc với kho 1000+ truyện tranh tương tác
  • Rèn luyện kỹ năng Đọc - Hiểu thông qua trò chơi và câu hỏi tương tác
  • Lộ trình học 14 cấp độ giúp dễ dàng nhận thấy sự tiến bộ của trẻ
  • Công nghệ trí tuệ nhân tạo M-Speak chấm điểm và nhận xét phát âm khi bé kể chuyện
Monkey Math
Monkey Math
Ứng dụng học Toán bằng Tiếng Anh
Giá chỉ từ
499.000 VNĐ
832.000 VNĐ
discount
Save
40%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • 4 cấp độ học từ dễ đến nâng cao phù hợp với nhiều lứa tuổi & trình độ của trẻ
  • Hệ thống bài học đồ sộ và bài bản giúp trẻ tự tin tiếp cận kiến thức mới
  • Sách bài tập bổ trợ Monkey Math Workbook hỗ trợ đắc lực trong việc nâng cao năng lực toán học cho trẻ
  • Hơn 60 chủ đề thuộc 7 chuyên đề toán học lớn giúp trẻ dễ dàng nắm bắt các khái niệm toán học
  • Phát triển đồng bộ tư duy & ngôn ngữ giúp con học giỏi cả toán và tiếng Anh
Monkey Math
VMonkey
Truyện tiếng Việt
Giá chỉ từ
399.000 VNĐ
665.000 VNĐ
discount
Save
40%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Áp dụng phương pháp học tập hiện đại qua trò chơi, hình ảnh, âm thanh
  • Học vần chuẩn và nhanh nhất theo chương trình học vần theo sách giáo khoa mới
  • Trẻ có thể đọc trôi chảy trước khi vào lớp 1 nhờ 700+ truyện tranh tương tác, 300+ sách nói
  • Tăng khả năng Đọc - Hiểu với 1500+ câu hỏi tương tác sau truyện
  • Phát triển trí tuệ cảm xúc (EQ) và nuôi dưỡng tâm hồn của trẻ nhờ 1000+ truyện cổ tích dân gian, thơ, bài học cuộc sống chọn lọc
  • Hệ thống bài học đồ sộ, bài bản
  • Trẻ tự tin tiếp thu kiến thức mới trên lớp
  • Cấp độ học từ Dễ đến Nâng cao phù hợp với trình độ và nhận thức của trẻ

Sự phát triển của thai nhi 6 tháng tuổi

Thai nhi 6 tháng tuổi đã đi được ⅔ chặng đường của thai kỳ và có những phát triển về nhiều mặt:

  • Chiều dài khoảng 30cm, cân nặng khoảng 600gr, vẫn còn khá nhỏ, đầu to hơn so với thân mình. 

  • Da vẫn còn rất mỏng, nhạt màu và có nếp nhăn.

  • Lông mày và mí mắt bắt đầu xuất hiện, tai gần như hoàn thiện.

  • Một lớp lông tơ khá tốt bao phủ trên cơ thể. 

  • Não bộ phát triển nhanh chóng với các tế bào thần kinh đã phát triển riêng biệt cho 5 xúc giác.

  • Hệ thống tiêu hóa và bài tiết cũng đang trong quá trình hoàn thiện, có khả năng nuốt nước ối.

  • Phổi cũng đang trong đà phát triển thêm các mạch máu bên trong.

Sự phát triển của thai nhi 6 tháng tuổi. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Sự thay đổi trên cơ thể bà bầu 6 tháng

Bà bầu tháng thứ 6 tiếp tục có những thay đổi trong cơ thể:

  • Cảm nhận thấy thai máy thường xuyên.

  • Da của mẹ có thể bị sạm, nám ở vùng mặt, bụng và cổ.

  • Bị ngứa ở bụng dưới và có dịch âm đạo nhiều hơn trước.

  • Bị giãn tĩnh mạch và chuột rút nặng hơn.

  • Xuất hiện vết rạn trên bụng, đùi, ngực,... với màu sắc khác nhau từ hồng tới nâu đậm. 

  • Ngực to hơn nhiều với núm vú lớn hơn, sẫm màu hơn.

  • Xuất hiện mụn ở mặt và lưng.

  • Hiện tượng phù nề chân có thể nặng hơn và hay đau lưng, bị táo bón.

Sự thay đổi trên cơ thể bà bầu 6 tháng. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Xem thêm: Mẹ bầu tiêm uốn ván tuần bao nhiêu? Cần lưu ý gì?

Bà bầu tháng thứ 6 nên và không nên làm gì?

Có không ít thứ bà bầu tháng thứ 6 nên và không nên làm, bởi lúc này thai nhi đã khá lớn và mẹ bầu cũng gặp khá nhiều triệu chứng.

Chế độ dinh dưỡng

Vào tháng thứ 6 của thai kỳ, nhu cầu dinh dưỡng của mẹ và bé tăng cao. Vì vậy, thai phụ cần tăng cường mức dinh dưỡng cả về số lượng lẫn chất lượng. Những thực phẩm cần bổ sung có thể chia ra thành các nhóm như sau:

  • Thực phẩm giàu vitamin C: Bông cải xanh, dâu tây, cam chanh, bắp cải, khoai lang, ớt chuông,...

  • Các loại rau quả và trái cây: Cà chua, bí đỏ, cà rốt, rau chân vịt, rau khoai, rau dền, hoa atiso,...

  • Thực phẩm bổ sung acid folic: Ngũ cốc nguyên hạt, lúa mì, gan, trứng, súp lơ, bông cải xanh, xà lách, đậu bắp, đậu Hà Lan, nho, chuối,... 

  • Thực phẩm giàu carbohydrate: Yến mạch, ngũ cốc, cam, bưởi, việt quất, táo, chuối, khoai lang,...

  • Thực phẩm giàu protein: Thịt nạc, các loại hải sản, trứng, sữa, đậu Hà Lan, đậu xanh,... 

  • Chất béo lành mạnh: Dầu thực vật, quả bơ, mỡ cá,...

  • Uống đủ nước: 2 - 3 lít nước mỗi ngày với nước lọc, sinh tố, nước ép hoa quả và canh rau.

Chế độ dinh dưỡng phù hợp với mẹ bầu tháng thứ 6. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Bà bầu tháng thứ 6 cũng cần tránh thực phẩm chế biến chưa chín kỹ, các đồ uống có chất kích thích (rượu, bia, cà phê,....). Ngoài ra, đậu nành và các món nhiều dầu mỡ, quá cay, quá mặn, nhiều đường và thức ăn đường phố cũng là những món mẹ bầu nên hạn chế trong giai đoạn này.

Ăn uống đủ chất và chế độ dinh dưỡng cân bằng các nhóm chất trong khẩu phần hàng ngày sẽ giúp thai phụ tăng khỏe mạnh và thai thi cũng được cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết. Mẹ không nên chỉ ăn uống theo sở thích mà hãy ăn những thực phẩm cần bổ sung.

Chế độ vận động

Cũng giống những tháng mang thai trước, bước sang tháng thứ 6 của thai kỳ, mẹ bầu nên duy trì vận động mỗi ngày để cơ thể dẻo dai, sức đề kháng được tăng cường và giúp giải phóng cơ thể, tránh được những triệu chứng khiến căng thẳng, mệt mỏi do thai kỳ như đau lưng, phù nề, trĩ, khó ngủ,...

Chế độ vận động bà bầu tháng thứ 6 nên áp dụng là tập luyện các bài tập vừa sức, nhẹ nhàng, phù hợp, có sự tư vấn của các chuyên gia như bơi lội, đi bộ, yoga. Bụng mẹ lúc này đã khá to, nên tránh các bài tập có tư thế khó, nằm ngửa và đòi hỏi vận động thể lực nhiều.

Thai phụ cũng cần kiêng đi giày dép cao để đề phòng bị trượt ngã, không được trèo lên cao hay bưng bê vật nặng trước bụng; Đừng quên dành thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn mỗi ngày bằng cách nghe nhạc, đọc sách, xem các video hài,... 

Mặc dù vận động vô cùng tốt và cần thiết đối với người có thai, nhưng nếu bạn là người có vấn đề về sức khỏe, nhất là có nguy cơ sinh non cao và được bác sĩ khuyến cáo hạn chế luyện tập thể dục thì cần tránh hoặc hạn chế vận động nhiều. 

Phụ nữ mang thai tháng thứ 6 nên tránh mang vác vật nặng. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Tiếp tục quá trình thai giáo

Tại thời điểm này, mẹ bầu đã có thể cảm nhận được vị trí đầu, lưng, chân mỗi khi con cử động. Mẹ hãy áp dụng thai giáo cho bé bằng cách vuốt ve, vỗ đều tay vào bụng mình và chờ những phản ứng của bé. Mỗi lần các mẹ chỉ nên thực hiện trong khoảng từ 5 đến 10 phút, hãy lặp đi lặp lại nhưng đừng vỗ nhanh và mạnh quá.

Bà bầu tháng 6 cũng nên lựa chọn hình thức thai giáo bằng cách tác động vào thính giác của con với âm nhạc, ngôn ngữ, nói chuyện và kể cho bé yêu nghe những câu truyện, bài thơ hay. Bố mẹ nên chọn những bản nhạc có giai điệu nhẹ nhàng và ca từ trong sáng.

Ngoài ra, cảm xúc tích cực của thai phụ cũng là cách thai giáo hiệu quả cho thai nhi. Bởi hormone hạnh phúc cơ thể mẹ bầu tiết ra có tác dụng rất tích cực, giúp trẻ phát triển tốt hơn. Chị em nên thư giãn, duy trì cảm xúc tích cực, tâm trạng ổn định bằng cách nghe những bản nhạc hay.

Đã có rất nhiều phụ huynh lựa chọn app VMonkey có các bài hát, câu chuyện bằng tiếng Việt và app Monkey Stories có bài hát, câu chuyện bằng tiếng Anh để tiến hành thai giáo cho bé. Nếu bố mẹ đang băn khoăn về nguồn thái giáo uy tín, hãy truy cập vào hai app trên.

 Các phần mềm tại Monkey hỗ trợ quá trình thai giáo tốt hơn. (Ảnh: Monkey)

Các xét nghiệm cần biết

Tái khám định kỳ và làm những xét nghiệm theo từng giai đoạn phát triển của thai nhi là điều bất cứ mẹ bầu nào cũng phải thực hiện. Để có thai kỳ khỏe mạnh, bà bầu tháng thứ 6 cần làm các xét nghiệm sau:

  • Xét nghiệm đường huyết GCT: Để phát hiện tiểu đường thai kỳ sớm hơn và có chế độ ăn uống lành mạnh hơn. 

  • Xét nghiệm nước tiểu: Để biết được tình trạng sức khỏe, có mắc tiền sản giật, nhiễm trùng đường tiểu không. 

  • Xét nghiệm chẩn đoán - siêu âm thai: Để biết hình hài của thai nhi, sàng lọc dị tật thai, cũng như phát hiện những bất thường như sứt môi, chẻ vòm hầu, dị tật về tim, não úng thủy,...

Các xét nghiệm mẹ bầu tháng thứ 6 cần biết. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Dấu hiệu nguy hiểm cần gặp bác sĩ ngay

Với câu hỏi Bà bầu tháng thứ 6 nên làm gì thì không thể không kể đến những dấu hiệu nguy hiểm mẹ cần phải biết để phòng tránh kịp thời nếu không may xảy ra với mình:

  • Nhức đầu, bị choáng và ngất.

  • Đi tiểu nhiều lần nhưng tiểu ít và đau buốt.

  • Thường xuất hiện các cơn đau nhức ở vùng chậu. 

  • Bị sốt kèm cảm giác buồn nôn hoặc bị nôn.

  • Dịch âm đạo tiết bất thường, nhất là có màu nâu.

  • Phù nề chân tay nhiều.

  • Thai máy ít hơn 4 lần trong 1 giờ và xảy ra liên tục.

Dấu hiệu nguy hiểm cần gặp bác sĩ ngay. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Hy vọng bà bầu tháng thứ 6 đã biết mình nên làm gì qua bài viết này. Mẹ bầu hãy chú ý chăm sóc bản thân thật tốt để thai nhi nhận được từ mình những năng lượng tích cực cho sự phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần.

6 Months Pregnant: Symptoms and Fetal Development - Truy cập ngày 21/06/2022

https://www.pampers.com/en-us/pregnancy/pregnancy-calendar/6-months-pregnant

What to Expect at 6 Months Pregnant - Truy cập ngày 21/06/2022

https://www.healthline.com/health/pregnancy/6-months-pregnant

What happens in the sixth month of pregnancy? - Truy cập ngày 21/06/2022

https://www.plannedparenthood.org/learn/pregnancy/pregnancy-month-by-month/what-happens-sixth-month-pregnancy

Thúy Anh
Thúy Anh

Với kinh nghiệm 3 năm viết bài đa lĩnh vực và thực hành nuôi dạy con thông qua ứng dụng Monkey hàng ngày. Tôi mong muốn chia sẻ những kiến thức dạy trẻ tốt nhất cho các phụ huynh đang đọc bài viết của mình

Bài viết liên quan

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!