zalo
Bà bầu bị tiểu đường thai kỳ khi nào cần tiêm insulin?
Thai kỳ

Bà bầu bị tiểu đường thai kỳ khi nào cần tiêm insulin?

Thúy Anh
Thúy Anh

21/04/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Bệnh nhân bị tiểu đường thai kỳ đều được kiểm soát bệnh bằng chế độ dinh dưỡng và hoạt động thể chất. Vậy sản phụ mắc tiểu đường thai kỳ khi nào cần tiêm insulin để kiểm soát đường máu tốt hơn, đảm bảo an toàn cho sức khỏe?

Điều trị bệnh tiểu đường thai kỳ như thế nào?

Tiểu đường thai kỳ hay đái tháo đường thai kỳ là tình trạng lượng đường trong máu cao hơn mức cho phép. 

Hiện nay, bệnh vẫn chưa có phương pháp chữa trị khỏi dứt điểm. Mặc dù vậy, mẹ bầu vẫn có thể kiểm soát bệnh tốt bằng việc điều trị thuốc dưới dạng uống hoặc tiêm.

Điều trị tiểu đường thai kỳ như thế nào? (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Theo đó, thai phụ bị tiểu đường thai kỳ sẽ được tiêm insulin tùy theo tình trạng bệnh và chỉ định của bác sĩ. Có nhiều loại insulin được dùng với tác dụng và thời gian dùng khác nhau bao gồm:

  • Insulin tác dụng nhanh sẽ cho hiệu quả sau khi tiêm khoảng 10 - 20 phút.

  • Insulin tác dụng ngắn được sử dụng trong trường hợp khẩn cấp, thường cho kết quả sau khi tiêm khoảng 30 - 60 phút.

  • Insulin tác dụng trung bình  thường cung cấp lượng Insulin cần thiết sau tiêm  1 - 2 giờ.

  • Insulin có tác dụng kéo dài giúp cung cấp đầy đủ lượng insulin cần thiết cho cả một ngày.

  • Insulin trộn sẵn hay Insulin hỗn hợp thường cho hiệu quả trong khoảng 12 giờ, được dùng mỗi ngày từ 2 đến 3 lần trước khi ăn.

Tiêm insulin ở bà bầu bị tiểu đường. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Hiện nay, thai phụ bị tiểu đường có thể dùng và tiêm insulin dễ dàng hơn. Bên cạnh việc tiêm insulin truyền thống thì bệnh nhân có thể sử dụng bút tiêm insulin với nhiều ưu điểm vượt trội như dễ mang theo, dễ sử dụng, liều lượng tiêm chính xác.

Người bệnh mắc tiểu đường thai kỳ khi nào cần tiêm insulin?

Có nhiều trường hợp người bị tiểu đường thai kỳ tiêm insulin trong quá trình điều trị bao gồm:

  • Nhiều loại thuốc uống chữa đái tháo đường thai kỳ chống chỉ định cho thai phụ.

  • Thành phần trong thuốc uống điều trị đái tháo đường có nguy cơ gây hạ đường huyết ở thai nhi thông qua nhau thai.

  • Tiêm insulin sẽ dễ dàng kiểm soát hàm lượng đường trong máu khi mang thai.

Khi nào cần tiêm Insulin? (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Riêng đối với mẹ bầu bị tiểu đường type 2 thì việc sử dụng và tiêm Insulin cần được thực hiện trong các trường hợp:

  • Thai phụ bị stress, vết thương cấp, tăng ceton và tăng đường huyết nặng, nhiễm trùng,…

  • Sút cân không rõ nguyên do.

Tiêm insulin điều trị bệnh tiểu đường thai kỳ cho mẹ bầu sẽ được chỉ định tùy trường hợp cụ thể. Liệu pháp này có an toàn đối với sản phụ không?

Tiêm insulin điều trị tiểu đường có nguy hiểm không?

Phương pháp tiêm insulin điều trị tiểu đường thai kỳ có thể mang đến kết quả khả quan. Tuy nhiên, việc tiêm thuốc cho mẹ bầu cần được thực hiện chuẩn sát và theo dõi sát sao.

Trong một số trường hợp, tiêm insulin có thể gây biến chứng với người bệnh như dị ứng, hạ đường huyết, nhiễm trùng vị trí tiêm, phì đại hoặc teo mô mỡ tại vị trí tiêm.

Do đó, khi tiêm insulin, mẹ bầu cần kiểm tra lượng đường huyết tối thiểu 4 lần mỗi ngày và ghi chú lại kết quả đầy đủ.

Một số lưu ý về việc điều trị tiểu đường bằng Insulin

Điều trị tiểu đường bằng phương pháp tiêm insulin rất quan trọng để kiểm soát hàm lượng đường trong máu và ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm. Biết được tiểu đường thai kỳ khi nào cần tiêm insulin thôi chưa đủ mà mẹ cần phải lưu ý:

Nên thay đổi vị trí tiêm

Mẹ bầu không nên tiêm insulin ở cùng một vị trí quá nhiều lần để tránh dẫn đến tình trạng loạn dưỡng lipid. Khi đó, lớp mỡ dưới da sẽ bị phá hủy, hình thành khối u làm ức chế quá trình cơ thể hấp thụ insulin.

Mẹ hãy luân phiên thay đổi vị trí tiêm, chẳng hạn như vùng bụng, trên mông, phía trước đùi, bên cạnh đùi, trên cánh tay. 

Vị trí tiêm mới nên cách vị trí cũ khoảng 5cm. Ngoài ra, mẹ không nên tiêm ở khu vực quanh rốn, gần nốt ruồi hoặc sẹo lồi. 

Thêm vào đó, mẹ hãy hẹn giờ tiêm insulin cho từng vị trí, cụ thể như tiêm bụng trước khi ăn sáng, tiêm đùi trước bữa ăn trưa và tiêm cánh tay trước khi ăn tối.

Nên thay đổi vị trí tiêm. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Vệ sinh da trước khi tiêm

Mẹ hãy dùng bông gòn tẩm cồn làm sạch vùng da xung quanh vị trí chuẩn bị tiêm insulin và đợi 20 giây cho cồn khô hoàn toàn. Trước khi tiêm insulin, mẹ cần rửa tay thật sạch bằng nước ấm và xà phòng diệt khuẩn.

Rửa sạch tay và vùng tiêm trước khi tiêm. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Liều lượng khi tiêm là bao nhiêu?

Lượng carbs mà mẹ dự định nạp vào cơ thể trong suốt bữa ăn sẽ quyết định trực tiếp liều lượng insulin cần tiêm vào cơ thể. Thai phụ có thể dễ dàng tính toán lượng carbs nên ăn vào theo thời gian. 

Nếu không chắc chắn, mẹ bầu hãy nhờ bác sĩ dinh dưỡng tư vấn hoặc dùng ứng dụng tính toán trên điện thoại di động. 

Chưa hết, phụ nữ mang thai bị tiểu đường không được tự ý ngừng tiêm hoặc điều chỉnh liều lượng nếu chưa được sự đồng ý của bác sĩ.

Liều lượng khi tiêm là bao nhiêu? (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Thường xuyên kiểm tra đường huyết

Để kiểm soát lượng đường trong máu tốt hơn, mẹ hãy tập thói quen kiểm tra đường huyết thường xuyên và ghi chép lại cẩn thận. 

Nếu phát hiện lượng đường trong máu thay đổi quá nhiều thông qua các hoạt động hàng ngày, thai phụ cần tham khảo ý kiến bác sĩ và điều chỉnh liều lượng insulin cần tiêm.

Mẹ bầu nên kiểm tra đường huyết thường xuyên. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Phụ nữ mang thai nên kiểm tra đường huyết lúc mới ngủ dậy khi còn đói, trước bữa ăn chính, sau bữa ăn chính từ 1 đến 2 tiếng. Chỉ số bình thường của lượng đường huyết khi đói và trước bữa ăn chính là dưới 95mg/dl, sau khi ăn 1 - 2 giờ là dưới 120mg/dl.

Mẹ bầu hãy mua một chiếc máy đo đường huyết cá nhân và biết cách sử dụng để tự theo dõi tại nhà. Trường hợp lượng đường trong máu cao hơn mức bình thường, thai phụ hãy tăng cường tập thể dục, điều chỉnh khẩu phần ăn uống và hỏi ý kiến bác sĩ về việc tăng liều tiêm insulin hoặc dùng thêm thuốc chữa trị.

Sau khi tiêm cần làm gì?

Sau khi tiêm insulin, thai phụ không nên đợi hơn 15 phút rồi mới ăn. Loại insulin tác dụng nhanh sẽ được đề xuất tiêm vào cơ thể ngay sau khi ăn sẽ ngay lập tức phát huy tác dụng. 

Việc chậm bổ sung thức ăn sau khi tiêm có thể làm lượng đường huyết trong máu hạ xuống. Nếu chưa kịp ăn sau khi tiêm, mẹ hãy dung nạp một viên đường glucose, một miếng mận khô hoặc vài thanh kẹo cứng.

Sau khi tiêm mẹ cần làm gì? (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Trường hợp tiêm sai liều lượng

Nếu tiêm sai liều lượng insulin lớn gấp đôi hoặc gấp 3 mức cho phép, mẹ tuyệt đối không được hoảng loạn. Điều thai phụ cần làm là nhờ người thân đưa đến bệnh viện để được bác sĩ theo dõi và chăm sóc cẩn thận.

Ngược lại, nếu mẹ tiêm quá ít hoặc quên tiêm insulin trước bữa ăn thì mẹ cần đo lại hàm lượng đường huyết trong cơ thể. Trường hợp nồng độ đường trong máu quá cao thì mẹ hãy tiêm 1 mũi insulin tác dụng nhanh để làm hạ đường huyết. Nếu mẹ không chắc chắn về liều lượng đã tiêm, mẹ nên đến bác sĩ chuyên khoa thăm khám.

Nếu lượng đường huyết sau khi tiêm insulin vẫn ở mức cao, thai phụ hãy chờ một chút. Việc tiêm thêm insulin quá sớm có nguy cơ gây hạ đường huyết. Do đó, mẹ cần kiểm soát lượng đường huyết thường xuyên trong 24 giờ tiếp theo.

Tiêm sai liều lượng có nguy hiểm không? (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Thăm khám, điều trị theo phác đồ của bác sĩ chuyên môn

Dù đã tiêm insulin để điều trị nhưng mẹ bầu vẫn cần theo dõi tình hình sức khỏe cẩn thận. Thai phụ nên thăm khám định kỳ, tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ của bác sĩ chuyên môn. 

Bên cạnh đó, mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ thường nằm trong nhóm đối tượng có nguy cơ bị tiểu đường type 2 với tỷ lệ 50%. Do vậy, mẹ cần chủ động tái khám bác sĩ chuyên khoa nội tiết định kỳ sau khi sinh con khoảng 6 – 8 tuần để được tầm soát và theo dõi liên tục.

Nên nghe theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên môn. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Kết hợp chế độ dinh dưỡng, cân bằng

Một khẩu phần ăn uống khoa học sẽ giúp hơn 90% thai phụ bị tiểu đường kiểm soát hiệu quả lượng đường huyết mà không cần tiêm insulin. 

Mẹ hãy cắt giảm tinh bột xuống còn khoảng 50 – 55% tổng năng lượng dung nạp một ngày, chia thực đơn thành 5, 6 bữa phụ, ăn nhiều rau xanh và uống sữa chuyên biệt.

Vào tháng thứ 3 của giai đoạn mang thai, mẹ chỉ nên dung nạp từ 250g đến 300g bột đường mỗi ngày. Các thực phẩm chứa nhiều chất bột đường mà mẹ nên kiêng cữ là cơm, bánh mì, mì, nui, bún, bánh quy, khoai…

Chế độ dinh dưỡng hợp lý cho bà bầu bị tiểu đường. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Các thức uống chứa nhiều đường mà mẹ bầu cần tránh xa là nước ngọt, sinh tố, nước ép trái cây. Thay vào đó, mẹ nên bổ sung nhiều nước lọc, nước khoáng, thỉnh thoảng uống trà xanh pha loãng. 

Nếu cần thiết, thai phụ hãy hỏi ý kiến của bác sĩ dinh dưỡng để xây dựng được chế độ dinh dưỡng cân bằng, tốt cho sức khỏe cả mẹ lẫn con.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Phương pháp hỗ trợ điều trị tiểu đường thai kỳ đơn giản là tập thể dục. Các chuyên gia khuyến cáo mẹ bầu nên thực hiện bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, yoga để cải thiện khả năng đề kháng insulin, điều hòa đường huyết, giải tỏa căng thẳng, tạo giấc ngủ ngon.

Cuối cùng, mẹ cần ngủ đúng giờ, đủ giấc, không được thức khuya. Tình trạng mất ngủ đã được chứng minh là sẽ gây ra chứng trầm cảm, làm trầm trọng hơn bệnh tiểu đường thai kỳ. Trường hợp chị em ngủ không ngon giấc vào tháng cuối thai kỳ thì hãy trao đổi với bác sĩ chuyên khoa để nhận được lời khuyên hữu ích nhất.

Xem thêm: Mẹ bầu nên ăn gì để tránh tiểu đường thai kỳ? Gợi ý thực đơn đầy đủ nhất

Điều trị tiểu đường thai kỳ bằng cách tiêm insulin đến khi nào?

Có nhiều trường hợp thai phụ bị tiểu đường thai kỳ nên tiêm insulin đến khi sinh em bé. Nguyên nhân là các chất tiết ra từ nhau thai có tính kháng insulin và sẽ càng tăng lên khi thai phát triển. 

Sau khi sinh, nhau thai không còn nên tính kháng insulin cũng sẽ mất đi. Khi đó, mẹ không cần tiêm insulin nữa.

Điều trị tiểu đường thai kỳ bằng cách tiêm insulin đến khi nào? (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Mong rằng những chia sẻ trên đã cung cấp cho mẹ những thông tin hữu ích về "tiểu đường thai kỳ khi nào cần tiêm insulin". Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe và mức độ bệnh mà mẹ sẽ được chỉ định phù hợp.

Insulin Therapy in Gestational Diabetes - Truy cập ngày 21/04/2022

https://www.intechopen.com/chapters/65616

Injecting insulin - Truy cập ngày 21/04/2022

https://www.tommys.org/pregnancy-information/pregnancy-complications/gestational-diabetes/gestational-diabetes-and-injecting-insulin

Is It OK to Take Insulin for Gestational Diabetes? - Truy cập ngày 21/04/2022

https://www.webmd.com/diabetes/gestational-diabetes-insulin-safe

Thúy Anh
Thúy Anh

Với kinh nghiệm 3 năm viết bài đa lĩnh vực và thực hành nuôi dạy con thông qua ứng dụng Monkey hàng ngày. Tôi mong muốn chia sẻ những kiến thức dạy trẻ tốt nhất cho các phụ huynh đang đọc bài viết của mình

Bài viết liên quan
Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!