zalo
Mẹ bầu nên ăn gì để tránh tiểu đường thai kỳ? Gợi ý thực đơn đầy đủ nhất
Thai kỳ

Mẹ bầu nên ăn gì để tránh tiểu đường thai kỳ? Gợi ý thực đơn đầy đủ nhất

Thúy Anh
Thúy Anh

21/04/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Chế độ dinh dưỡng trong suốt quá trình mang thai chiếm 90% yếu tố quyết định sự phát triển của thai nhi. Vậy sản phụ nên ăn gì để tránh tiểu đường thai kỳ? Mẹ cần kết hợp lối sống như thế nào để việc ngăn ngừa bệnh đạt hiệu quả cao?

Tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không?

Bệnh tiểu đường thai kỳ nếu không được theo dõi và kiểm soát tốt sẽ gây ra nhiều hệ lụy đến sức khỏe của mẹ bầu và cả sự phát triển của thai nhi.

Ảnh hưởng đối với phụ nữ mang thai:

  • Mẹ bị tiểu đường ở lần mang thai trước sẽ tái mắc bệnh hoặc bệnh nặng hơn.

  • Tăng cân nhiều, tăng trên 20kg, kích thước thai to, đa ối, trẻ sau khi sinh có cân nặng trên 4kg.

  • Tiểu nhiều, ăn nhiều, uống nhiều, trong nước tiểu có chứa đường, mẹ dễ bị nhiễm nấm Candida tái phát nhiều lần.

  • Viêm bể thận, nhiễm trùng, viêm thận hoặc băng huyết sau sinh.

  • Sảy thai liên tiếp nhiều lần hoặc thai chết lưu không rõ nguyên nhân.

Tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không? (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Ảnh hưởng đối với thai nhi:

  • Thai nhi có nguy cơ bị dị dạng, dị tật bẩm sinh về thần kinh hoặc cơ.

  • Kích thước thai nhi to nên dễ bị gãy xương hoặc sang chấn khi sinh thường, sinh mổ.

  • Tăng tỷ lệ tử vong của thai nhi và trẻ sơ sinh trong tuần đầu tiên lên gấp 2 - 5 lần so với trẻ bình thường.

  • Trẻ sơ sinh có nguy cơ bị hạ đường huyết, suy hô hấp, hạ canxi, tiểu đường di truyền.

Thai nhi bị ảnh hưởng nhiều nếu mẹ bầu bị tiểu đường. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Cách tốt nhất để hạn chế những mối nguy hại này cho cả mẹ bầu và thai nhi là thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh. Vậy thai phụ nên ăn gì để tránh tiểu đường thai kỳ?

Mẹ nên ăn gì để không bị tiểu đường thai kỳ?

Để vừa có thể kiểm soát được lượng đường huyết trong cơ thể lại vừa cung cấp dưỡng chất đầy đủ cho sự phát triển của thai nhi thì mẹ bầu nên ăn gì tránh tiểu đường thai kỳ?

Thực phẩm chứa nhiều chất đạm

Protein hay chất đạm là thành phần không thể vắng mặt giúp cấu tạo nên tế bào. Chất đạm tham gia vào quá trình trao đổi chất và cung cấp năng lượng cho cơ thể. Mẹ bầu nên ăn gì để tránh tiểu đường thai kỳ?

  • Phối hợp giữa chất đạm có nguồn gốc từ động vật và protein thực vật.

  • Chọn thực phẩm cung cấp protein có nguồn gốc động vật như cá, thịt, tôm, cua, trứng, thủy hải sản, sữa, sữa chua, phô mai không đường ít béo.

  • Không nên ăn thịt mỡ, thay thế thịt đỏ thành thịt gia cầm.

  • Ăn thực phẩm cung cấp protein thực vật như đậu xanh, đậu tương, vừng lạc.

Thực phẩm chứa nhiều chất đạm giúp mẹ phòng tránh bệnh tiểu đường. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Thực phẩm có ít đường

Phụ nữ mang thai cần hạn chế tối đa các thực phẩm có chỉ số đường huyết cao trong thực đơn hàng ngày. 

  • Không nên ăn bánh, kem, kẹo, chè, trái cây sấy, mứt, uống nước ngọt, đường trắng để tránh làm tăng đường huyết sau ăn.

  • Tăng cường ăn trái cây tươi, hạn chế ăn trái cây nhiều đường như sầu riêng, mít, nhãn, xoài…

  • Ăn trái cây ít đường như thanh long, bưởi, cam, táo, dâu tây…

  • Mỗi lần ăn, mẹ nên ăn 1 miếng nhỏ thay vì nguyên quả.

  • Tránh uống nước ép trái cây, nếu có uống thì pha thêm nước vào.

Mẹ nên hạn chế các loại bánh kẹo ngọt. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Thực phẩm có chất béo không bão hòa

Chất béo rất quan trọng trong quá trình mang thai bởi công dụng hình thành và phát triển não thai nhi, đảm bảo chất lượng của nguồn sữa mẹ. Vậy mẹ nên ăn gì để tránh tiểu đường thai kỳ?

  • Ưu tiên các loại thực phẩm có chứa chất béo không bão hòa như dầu lạc, dầu ô liu, các loại hạt, cá mòi, cá hồi, cá ngừ…

  • Nên ăn cá tối thiểu 2 - 3 bữa mỗi tuần, chú trọng vào các loại thực phẩm giàu thành phần omega 3 như mỡ cá, cá hồi…

Một số loại chất béo không bão hòa. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Các loại ngũ cốc nguyên hạt

Chất bột đường hay carbohydrate cung cấp nguồn năng lượng chính cho cơ thể. Tuy đây là nguyên nhân khiến hàm lượng đường trong máu tăng cao nhưng mẹ vẫn cần bổ sung đủ lượng để có năng lượng giúp cấu tạo tế bào. 

Thành phần chất bột đường cần chiếm 55 - 65% khẩu phần ăn với các lưu ý:

  • Khẩu phần chứa chất bột đường nên được chia thành 3 bữa chính và 2 - 3 bữa ăn phụ.

  • Nên ăn gạo lứt, ngũ cốc nguyên hạt, gạo lật nảy mầm thay vì ăn gạo trắng.

  • Hạn chế sử dụng chất bột đường đã qua tinh chế hoặc được xay xát kỹ như phở, bún, bánh mì, miến, các loại bột…

Một số loại ngũ cốc nguyên hạt. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Tăng cường chất xơ

Chất xơ cũng giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình điều hòa và kiểm soát lượng đường huyết. Mỗi ngày, mẹ cần ăn ít nhất 400g rau củ quả. Thai phụ nên chọn những loại rau củ quả có chứa nhiều chất xơ như rau ngót, rau muống, bắp cải…Một số loại rau củ nhiều chất xơ. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Xem thêm: Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ bị nôn có sao không? Mẹ cần làm gì?

Những việc mẹ nên kết hợp để tránh tiểu đường thai kỳ

Không chỉ tìm hiểu thông tin nên ăn gì để tránh tiểu đường thai kỳ mà mẹ bầu còn cần chú ý kết hợp với thói quen sinh hoạt để hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh.

Vận động điều độ

Làm việc nhà bình thường là một bài tập vận động vừa phải mà mẹ có thể thực hiện. Ngoài ra, mẹ nên đi bộ nhẹ nhàng khoảng 30 phút sau bữa ăn để giúp insulin hoạt động tích cực hơn, từ đó đảm bảo ổn định lượng đường trong máu. 

Mặc dù vậy, mẹ cũng có thể đi lại trong nhà nếu không muốn ra ngoài trời. Thêm vào đó, các bài tập yoga hoặc bơi lội cũng là một cách để mẹ vận động cơ thể.

Mẹ có thể vận động điều độ để phòng ngừa bệnh. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Kiểm tra cân nặng thường xuyên

Mỗi ngày, mẹ hãy tạo cho mình thói quen kiểm tra cân nặng để xem xét liệu cân nặng có tăng nhanh quá hay không. 

Nhìn chung, mức tăng cân hợp lý cho thai phụ là: Khoảng 11,3 - 16 kg với thai phụ có cân nặng trung bình trước khi mang thai. Khoảng 12,7 - 18,3 kg với thai phụ ít cân trước khi mang thai. Khoảng 7 - 11,3 kg với thai phụ thừa cân trước khi mang thai.

Mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ trong những lần khám thai về tiêu chuẩn cân nặng hợp lý và tránh ăn quá nhiều để duy trì cân nặng ổn định.

Nên kiểm tra cân nặng thường xuyên. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Mong rằng những thông tin trên đã giúp mẹ có được lời giải đáp cụ thể cho thắc mắc nên ăn gì để tránh tiểu đường thai kỳ. Mẹ đừng quên tuân thủ lịch khám thai định kỳ để đảm bảo thai kỳ luôn khỏe mạnh nhé!

Diabetes During Pregnancy: Diet Tips - Truy cập ngày 20/04/2022

https://www.ucsfhealth.org/education/diabetes-during-pregnancy-diet-tips

Can You Prevent Gestational Diabetes? - Truy cập ngày 20/04/2022

https://www.healthline.com/health/pregnancy/preventing-gestational-diabetes

Managing gestational diabetes - Truy cập ngày 20/04/2022

https://www.diabetesaustralia.com.au/living-with-diabetes/managing-your-diabetes/managing-gestational-diabetes/

How to Prevent Gestational Diabetes - Truy cập ngày 20/04/2022

https://intermountainhealthcare.org/blogs/topics/intermountain-moms/2021/03/how-to-prevent-gestational-diabetes/

Ways to prevent gestational diabetes - Truy cập ngày 20/04/2022

https://www.medicalnewstoday.com/articles/325156

Thúy Anh
Thúy Anh

Với kinh nghiệm 3 năm viết bài đa lĩnh vực và thực hành nuôi dạy con thông qua ứng dụng Monkey hàng ngày. Tôi mong muốn chia sẻ những kiến thức dạy trẻ tốt nhất cho các phụ huynh đang đọc bài viết của mình

Bài viết liên quan

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!