zalo
Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ bị nôn có sao không? Mẹ cần làm gì?
Thai kỳ

Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ bị nôn có sao không? Mẹ cần làm gì?

Thúy Anh
Thúy Anh

21/04/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Xét nghiệm đái tháo đường thai kỳ có mục đích xác định xem mẹ bầu có mắc bệnh hay không. Nếu chẳng may trong quá trình xét nghiệm tiểu đường thai kỳ bị nôn thì có ảnh hưởng gì đến sản phụ hay không? Mẹ bầu nên làm gì khi gặp tình huống này?

Monkey Math
Monkey Junior
Lộ trình học tiếng Anh toàn diện
Giá chỉ từ
799.000 VNĐ
1.359.000 VNĐ
discount
Save
41%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Lộ trình Tiếng Anh toàn diện cho trẻ 0-11 tuổi chuẩn đầu ra Cambridge
  • Áp dụng các phương pháp giáo dục được kiểm chứng trên thế giới
  • Công nghệ M-Speak độc quyền chấm điểm và nhận xét phát âm chuẩn tới từng âm vị
  • Kho học liệu khổng lồ với 4000+ hoạt động tương tác
  • Hệ thống lớp học, giáo viên đồng hành cùng ba mẹ và bé
Monkey Math
Monkey Stories
Kho truyện tương tác
Giá chỉ từ
699.000 VNĐ
1.199.000 VNĐ
discount
Save
42%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Luyện đọc với kho 1000+ truyện tranh tương tác
  • Rèn luyện kỹ năng Đọc - Hiểu thông qua trò chơi và câu hỏi tương tác
  • Lộ trình học 14 cấp độ giúp dễ dàng nhận thấy sự tiến bộ của trẻ
  • Công nghệ trí tuệ nhân tạo M-Speak chấm điểm và nhận xét phát âm khi bé kể chuyện
Monkey Math
Monkey Math
Ứng dụng học Toán bằng Tiếng Anh
Giá chỉ từ
499.000 VNĐ
832.000 VNĐ
discount
Save
40%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • 4 cấp độ học từ dễ đến nâng cao phù hợp với nhiều lứa tuổi & trình độ của trẻ
  • Hệ thống bài học đồ sộ và bài bản giúp trẻ tự tin tiếp cận kiến thức mới
  • Sách bài tập bổ trợ Monkey Math Workbook hỗ trợ đắc lực trong việc nâng cao năng lực toán học cho trẻ
  • Hơn 60 chủ đề thuộc 7 chuyên đề toán học lớn giúp trẻ dễ dàng nắm bắt các khái niệm toán học
  • Phát triển đồng bộ tư duy & ngôn ngữ giúp con học giỏi cả toán và tiếng Anh
Monkey Math
VMonkey
Truyện tiếng Việt
Giá chỉ từ
399.000 VNĐ
665.000 VNĐ
discount
Save
40%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Áp dụng phương pháp học tập hiện đại qua trò chơi, hình ảnh, âm thanh
  • Học vần chuẩn và nhanh nhất theo chương trình học vần theo sách giáo khoa mới
  • Trẻ có thể đọc trôi chảy trước khi vào lớp 1 nhờ 700+ truyện tranh tương tác, 300+ sách nói
  • Tăng khả năng Đọc - Hiểu với 1500+ câu hỏi tương tác sau truyện
  • Phát triển trí tuệ cảm xúc (EQ) và nuôi dưỡng tâm hồn của trẻ nhờ 1000+ truyện cổ tích dân gian, thơ, bài học cuộc sống chọn lọc
  • Hệ thống bài học đồ sộ, bài bản
  • Trẻ tự tin tiếp thu kiến thức mới trên lớp
  • Cấp độ học từ Dễ đến Nâng cao phù hợp với trình độ và nhận thức của trẻ

Những ai nên xét nghiệm tiểu đường thai kỳ?

Hiệp hội Sản phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG) đã khuyến cáo rằng, tất cả thai phụ đều cần được kiểm tra bệnh tiểu đường thai kỳ. Đối với hầu hết phụ nữ mang thai, xét nghiệm sẽ được tiến hành từ tuần thai thứ 24 đến tuần thai thứ 28.

Những ai nên xét nghiệm đường huyết thai kỳ? (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Mặc dù vậy, một số đối tượng nằm trong nhóm nguy cơ cao cần được tiến hành xét nghiệm sớm hơn trong 3 tháng đầu thai kỳ bao gồm:

  • Mẹ bầu thừa cân, béo phì.

  • Hội chứng đa nang buồng trứng.

  • Tiền sử gia đình có bệnh nhân tiểu đường, đặc biệt là người thân thế hệ thứ nhất.

  • Tiền sử sinh con từ 4kg trở lên.

  • Tiền sử về rối loạn đường huyết trước đó.

  • Thai phụ từ 35 tuổi trở lên.

  • Tiền sử sinh sản bất thường như thai lưu, sảy thai liên tiếp không rõ nguyên nhân, sinh non, dị tật thai nhi.

Đối tượng đặc biệt bắt buộc phải xét nghiệm. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Nếu không được tầm soát sớm với các phương pháp xét nghiệm tiểu đường thai kỳ, bệnh sẽ gây ra nhiều biến chứng cho mẹ và bé trong khi mang thai và khi sinh con.

Các phương pháp xét nghiệm tiểu đường thai kỳ hiện nay

Có 2 phương pháp xét nghiệm tiểu đường thai kỳ hiện nay bao gồm:

Phương pháp xét nghiệm đường huyết 2 bước

Bước 1: Mẹ uống hết 50g Glucose trong 5 phút và được nhân viên lấy máu sau khi uống 1 giờ để đo lượng đường huyết. Nếu chỉ số đường trong máu cao hơn mức cho phép thì mẹ cần quay lại làm xét nghiệm dung nạp glucose để chẩn đoán bệnh.

Phương pháp xét nghiệm 2 bước. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Bước 2:  Xét nghiệm dung nạp Glucose thường được làm vào buổi sáng. Mẹ cần nhịn đói từ 8 đến 14 tiếng trước khi tiến hành xét nghiệm. Nhân viên y tế lấy máu lúc đói để đo đường huyết. Sau đó, mẹ được uống 100g glucose trong 5 phút và tiếp tục lấy máu để đo đường huyết sau khi uống 1 giờ, 2 giờ và 3 giờ.

Phương pháp xét nghiệm đường huyết 1 bước

Xét nghiệm thường được thực hiện vào buổi sáng, sau khi mẹ đã nhịn đói qua đêm từ 8 đến 14 giờ. Nhân viên y tế sẽ lấy máu tĩnh mạch để đo chỉ số đường huyết trong máu lúc đói. 

Sau đó, mẹ uống dung dịch chứa 75g glucose trong 5 phút, được lấy máu sau khi uống 1 giờ và 2 giờ. Trong quá trình tiến hành, mẹ không được ăn hoặc uống đồ ngọt để không gây ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.

Phương pháp xét nghiệm 1 bước. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Nên chuẩn bị gì trước khi xét nghiệm tiểu đường thai kỳ?

Việc chuẩn bị trước khi tiến hành xét nghiệm tiểu đường thai kỳ còn phụ thuộc vào loại xét nghiệm mà cơ sở y tế cung cấp cho thai phụ.

  • Với xét nghiệm 2 bước: Ở bước đầu tiên, mẹ không cần chuẩn bị gì. Phụ nữ có thai hãy ăn uống bình thường trước và trong ngày làm xét nghiệm.

  • Ở xét nghiệm 1 bước: Mẹ bầu sẽ được dặn tránh ăn hoặc uống đồ ngọt trước khi làm xét nghiệm từ 8 đến 14 tiếng.

Nên chuẩn bị gì trước khi xét nghiệm đường huyết thai kỳ? (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Phụ nữ có thai nên hỏi bác sĩ xem bản thân sẽ được chỉ định làm xét nghiệm đường huyết thai kỳ như thế nào. Liệu mẹ có cần kiêng khem hay chuẩn bị gì đặc biệt trước khi tiến hành hay không. 

Điều này sẽ giúp mẹ bầu hạn chế được các yếu tố gây ảnh hưởng đến quá trình và kết quả xét nghiệm.

Xem thêm: Hướng dẫn chi tiết cách đọc kết quả xét nghiệm tiểu đường thai kỳ

Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ bị nôn có sao không?

Có nhiều trường hợp phụ nữ mang thai cảm thấy buồn nôn sau khi uống dung dịch glucose. Thậm chí, có mẹ còn nôn mửa ngay sau khi uống.

Nếu mẹ bị nôn sau khi uống nước đường mà chưa được lấy máu đủ 2 lần thì sẽ được cho về và quay trở lại cơ sở y tế vào một ngày khác để kiểm tra lại. Ở lần tiếp theo, sau khi uống nước đường xong, thai phụ có thể đi ra ngoài hít thở không khí cho thoải mái, đợi đến đúng giờ thì vào lấy máu. 

Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ bị nôn có sao không? (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Trong trường hợp vẫn bị nôn thì mẹ phải chuyển sang thay đổi chế độ ăn nếu bác sĩ nhận thấy thai phụ có dấu hiệu nghi ngờ bị tiểu đường thai kỳ.

Mong rằng những chia sẻ trên đã giúp mẹ giải tỏa được băn khoăn khi thực hiện xét nghiệm tiểu đường thai kỳ bị nôn. Mẹ hãy giữ tâm lý thoải mái và tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ khi mắc bệnh để bảo vệ sức khỏe một cách tốt nhất nhé!

What Happens if You Throw Up During a Glucose Test? - Truy cập ngày 21/04/2022

https://trimestertalk.com/what-happens-if-you-throw-up-during-a-glucose-test/

Performing an Oral Glucose Tolerance Test in a Pregnant Woman With Severe Emesis - Truy cập ngày 21/04/2022

https://www.medscape.com/viewarticle/449869

My 3 Hour Glucose Test Disaster - Truy cập ngày 21/04/2022

https://www.ahealthysliceoflife.com/my-3-hour-glucose-test-disaster/

Glucose screening tests during pregnancy - Truy cập ngày 21/04/2022

https://www.mountsinai.org/health-library/tests/glucose-screening-tests-during-pregnancy

Thúy Anh
Thúy Anh

Với kinh nghiệm 3 năm viết bài đa lĩnh vực và thực hành nuôi dạy con thông qua ứng dụng Monkey hàng ngày. Tôi mong muốn chia sẻ những kiến thức dạy trẻ tốt nhất cho các phụ huynh đang đọc bài viết của mình

Bài viết liên quan

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!