zalo
Hướng dẫn chi tiết cách đọc kết quả xét nghiệm tiểu đường thai kỳ
Thai kỳ

Hướng dẫn chi tiết cách đọc kết quả xét nghiệm tiểu đường thai kỳ

Thúy Anh
Thúy Anh

20/04/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Kết quả nghiệm pháp dung nạp glucose sẽ cho biết mẹ bầu có mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ hay không. Biết cách đọc kết quả xét nghiệm tiểu đường thai kỳ sẽ giúp mẹ tự xác định được tình hình sức khỏe của mình.

Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là gì?

Tiểu đường thai kỳ là mức đường huyết của mẹ bầu cao hơn mức cho phép. Theo báo cáo từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), có đến 6% – 9%  thai phụ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ. 

Để tầm soát tiểu đường thai kỳ ở mẹ bầu, bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm mang thai thường quy. Phương pháp này là xét nghiệm tiểu đường thai kỳ hay còn được gọi là đo hàm lượng đường trong máu. Nếu chỉ số này cao hơn mức bình thường nghĩa là mẹ mắc bệnh hoặc có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.

Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là gì? (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Thời điểm xét nghiệm tiểu đường thai kỳ

Xét nghiệm đái tháo đường thai kỳ thường được khuyến khích cho tất cả mẹ bầu trước khi sinh và được tiến hành từ tuần thai thứ 24 đến 28. 

Mặc dù vậy, bác sĩ có thể chỉ định mẹ làm sớm hơn nếu thai phụ thuộc nhóm nguy cơ cao mắc bệnh, chẳng hạn như béo phì, trên 35 tuổi, có tiền sử mắc bệnh trong lần mang thai trước hoặc gia đình có người bị bệnh.

Thời điểm xét nghiệm tiểu đường thai kỳ. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Đọc kết quả xét nghiệm tiểu đường thai kỳ như thế nào?

Tính đến nay, có 2 phương pháp xét nghiệm tiểu đường thai kỳ. Mỗi phương pháp sẽ có một cách thức đọc kết quả xét nghiệm tiểu đường thai kỳ khác nhau.

Đối với xét nghiệm tiểu đường thai kỳ hai bước

Trước tiên, mẹ bầu sẽ được cho uống siro chứa 50g đường glucose tại bất kỳ thời điểm nào trong ngày và bất cứ thời gian nào sau ăn. 

Một giờ đồng hồ sau khi uống, nhân viên y tế sẽ lấy máu của mẹ và đo đường huyết. Cách đọc kết quả xét nghiệm tiểu đường thai kỳ như sau:

  • Nếu chỉ số đường trong máu dưới 140 mg/dl thì tình trạng sức khỏe của thai phụ là bình thường.

  • Nếu chỉ số đường trong máu từ 140mg/dL (7,8 mmol/L) trở lên thì thai phụ cần được tiếp tục làm nghiệm pháp dung nạp glucose bằng đường uống để bác sĩ chẩn đoán chính xác.

Ở bước thứ 2 là nghiệm pháp dung nạp glucose, mẹ bầu sẽ được lấy máu làm xét nghiệm 4 lần. Khi ấy, thai phụ cần nhịn đói qua đêm trước khi làm xét nghiệm 8 giờ nhưng không quá 14 giờ. 

Nhân viên y tế sẽ lấy máu và đo lượng đường huyết lúc đói. Tiếp theo, thai phụ được cho uống siro chứa 100g đường glucose vào buổi sáng và lấy máu sau đó 1 giờ, 2 giờ và 3 giờ kể từ lúc uống để làm xét nghiệm. 

Cách đọc kết quả đối với xét nghiệm 2 bước. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Trong suốt thời gian làm xét nghiệm, thai phụ cần ngồi nghỉ ngơi, không được hút thuốc hoặc ăn uống đồ ngọt.

Dưới đây là bảng tiêu chuẩn chẩn đoán tiểu đường thai kỳ. Dựa vào cách đọc kết quả xét nghiệm tiểu đường thai kỳ, nếu mẹ thấy có từ 2 chỉ số bằng hoặc cao hơn chỉ số quy định trở lên thì có thể kết luận bản thân mắc bệnh.

 

O’Sullivan-Mahan

Nhóm dữ kiện ĐTĐ quốc gia

Carpenter-Coustan

 

Máu toàn Somogy Nelson (mg/dl)

Huyết tương – Tự phân tích (mg/dl)

Huyết tương-Glucose oxidase (mg/dl)

Đói

90

105

95

1 giờ

165

190

180

2 giờ

145

165

155

3 giờ

125

145

140

Đối với xét nghiệm tiểu đường thai kỳ một bước

Thai phụ sẽ mất 2 tiếng để hoàn thành xét nghiệm. Trước khi thực hiện xét nghiệm, mẹ bầu được yêu cầu không ăn hoặc uống nước ngọt trong vòng 8 đến 14 giờ.

Đầu tiên, nhân viên y tế sẽ lấy máu ở tĩnh mạch tay để đo đường huyết lúc đói. Sau đó, thai phụ được cho uống siro chứa 75g đường glucose và lấy máu đo chỉ số đường huyết sau khi uống 1 giờ và 2 giờ.

Cách đọc kết quả đối với xét nghiệm 1 bước. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Cách đọc kết quả xét nghiệm tiểu đường thai kỳ bất thường:

  • Chỉ số đường huyết lúc đói từ 92 mg / dL trở lên.

  • Chỉ số đường huyết sau 1 giờ từ 180 mg / dL trở lên.

  • Chỉ số đường huyết sau 2 giờ từ 153 mg / dL trở lên.

Nếu chỉ số đường huyết sau 2 tiếng nằm trong khoảng từ 144 đến 199 mg/dl thì thai phụ có thể được chẩn đoán đang trong giai đoạn tiền tiểu đường.

Tại sao kết quả xét nghiệm glucose bất thường ở một số thai phụ?

Các số liệu thống kê được liệt kê trên chỉ mang tính chất tham khảo. Tùy thuộc vào những tiêu chuẩn khác nhau của trung tâm xét nghiệm mà có thể kết luận nồng độ đường huyết là bình thường, cao hay thấp. 

Bên cạnh đó, một số yếu tố có thể làm chỉ số đường huyết thay đổi dẫn đến kết quả xét nghiệm bất thường trên một số mẹ bầu.

Trường hợp nồng độ đường huyết cao

Kết quả xét nghiệm tình trạng đái tháo đường thai kỳ ở sản phụ cao hơn giá trị bình thường có thể là do:

  • Thai phụ đang mắc tiểu đường lâm sàng hoặc tiểu đường thai kỳ.

  • Ảnh hưởng của một số loại thuốc như thuốc lợi tiểu, Corticosteroid, Dilantin, thuốc điều trị cao huyết áp, thuốc điều trị HIV/AIDS.

  • Mẹ bầu mắc bệnh ứ sắt, cường giáp, hội chứng Cushing hoặc u tủy thượng thận.

Có nhiều trường hợp nồng độ đường huyết cao hơn bình thường. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Trường hợp nồng độ đường huyết thấp

Ngược lại, chỉ số glucose trong máu thấp cũng xảy ra do các tác động của thuốc hoặc rối loạn trong cơ thể thai phụ như:

  • Thuốc điều trị trầm cảm, tiểu đường, tăng huyết áp.

  • Hội chứng Addison.

  • Tình trạng suy giảm chức năng tuyến giáp hoặc tuyến yên.

  • Các bệnh lý về gan tụy.

Thai phụ có thể có kết quả thấp hơn thực tế. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Khi đã biết cách đọc kết quả xét nghiệm tiểu đường thai kỳ và xác định mình mắc bệnh thì thai phụ nên làm gì?

Xem thêm: Mẹ bị tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không? Làm sao để phát hiện sớm?

Mẹ bầu nên làm gì nếu mắc tiểu đường thai kỳ?

Phụ nữ mang thai hãy tuân thủ các nguyên tắc sau đây nhằm kiểm soát tốt lượng đường huyết trong thai kỳ:

  • Chế độ sinh hoạt: Mẹ cần thay đổi lối sống, duy trì vận động thể chất, tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, yoga 30 phút mỗi ngày để làm giảm lượng đường trong máu và giảm các triệu chứng khó chịu khi mang thai.

  • Chế độ dinh dưỡng lành mạnh bao gồm rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt. Mẹ cần chia ra 3 bữa chính và 3 bữa phụ để không bị hạ đường huyết.

  • Thăm khám thường xuyên

  • Sử dụng thuốc điều trị nếu cần thiết.

  • Tầm soát bệnh tiểu đường sau khi mang thai: Sau khi sinh con từ 6 đến 12 tuần và sau đó từ 1 đến 3 năm, mẹ nên thực hiện tầm soát tiểu đường. Nguyên nhân là mẹ vẫn có nguy cơ bị tái phát bệnh ở lần mang thai tiếp theo hoặc mắc bệnh tiểu đường lâm sàng về sau.

Mẹ bị tiểu đường nên thăm khám sức khỏe định kỳ. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Với những chia sẻ trên thì giờ đây, chắc chắn rằng mẹ đã biết cách đọc kết quả xét nghiệm tiểu đường thai kỳ và hiểu được những thông số này nói lên điều gì. Nếu mắc bệnh, mẹ hãy chú ý kiểm soát lượng đường huyết để đảm bảo sức khỏe nhé!

Glucose Tests for Gestational Diabetes - Truy cập ngày 20/04/2022

https://www.testing.com/tests/glucose-tests-gestational-diabetes/

Glucose screening and glucose tolerance tests - Truy cập ngày 20/04/2022

https://www.babycenter.com/pregnancy/health-and-safety/glucose-screening-and-glucose-tolerance-tests_1483

Monitoring your own glucose levels - Truy cập ngày 20/04/2022

https://www.tommys.org/pregnancy-information/pregnancy-complications/gestational-diabetes/monitoring-your-own-glucose-levels

Thúy Anh
Thúy Anh

Với kinh nghiệm 3 năm viết bài đa lĩnh vực và thực hành nuôi dạy con thông qua ứng dụng Monkey hàng ngày. Tôi mong muốn chia sẻ những kiến thức dạy trẻ tốt nhất cho các phụ huynh đang đọc bài viết của mình

Bài viết liên quan
Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!