zalo
Xét nghiệm tuyến giáp khi mang thai và những điều mẹ bầu cần lưu ý
Thai kỳ

Xét nghiệm tuyến giáp khi mang thai và những điều mẹ bầu cần lưu ý

Đào Nhàn
Đào Nhàn

14/03/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Bệnh tuyến giáp khi mang thai gây nguy hiểm rất lớn cho sự phát triển của thai nhi và sức khỏe của thai phụ. Vì vậy, xét nghiệm tuyến giáp khi mang thai hết sức quan trọng, đặc biệt trong 3 tháng đầu tiên để phát hiện bệnh điều trị kịp thời, tránh xảy ra hậu quả đáng tiếc.

Những đối tượng cần xét nghiệm sàng lọc tuyến giáp thai kỳ

Phụ nữ mang thai cần xét nghiệm sàng lọc tuyến giáp đặc biệt trong 3 tháng đầu. (Nguồn: Sưu tầm Internet)

Các bác sĩ sản khoa cho biết, những đối tượng cần xét nghiệm sàng lọc rối loạn tuyến giáp khi mang thai gồm:

  • Thai phụ có nguy cơ cao mắc các bệnh lý hoặc được chẩn đoán mắc các bệnh như: cường giáp, suy giáp khi mang thai, bướu cổ đơn thuần, bướu nhân tuyến giáp, basedow hoặc ung thư tuyến giáp khi mang thai,...

  • Có tiền sử người thân trong gia đình mắc bệnh tuyến giáp.

  • Mẹ bị tuyến giáp khi mang thai lần trước

  • Sản phụ có tiền sản không tốt như: sảy thai, lưu thai, sinh non, sinh con dị tật bẩm sinh...

  • Phụ nữ mắc tiểu đường type 1

  • Phụ nữ mắc các bệnh tự nhiễm như lupus, viêm khớp dạng thấp...

  • Phụ nữ đang điều trị suy giáp

  • Phụ nữ có từng phẫu thuật cắt tuyến giáp, điều trị phóng xạ vùng cổ, đầu...

Phụ nữ mang thai thuộc các trường hợp trên cần được xét nghiệm sàng lọc tuyến giáp và thai kỳ kỹ lưỡng để đánh giá chức năng tuyến giáp. Các loại xét nghiệm quan trọng gồm: xét nghiệm TSH (Thyroid-Stimulating Hormone) và FT4 (Free Thyroxine). 

Bên cạnh đó cũng cần phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra tình trạng bệnh và uống thuốc tuyến giáp khi mang thai nếu bị bệnh để tránh ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của bé. Vậy những nguy hiểm của bệnh tuyến giáp khi mang thai là gì?

Mức độ nguy hiểm của bệnh tuyến giáp khi mang thai

Các chuyên gia y tế cho biết, tuyến giáp là một tuyến nội tiết, hình cánh bướm, thường nằm ở phía trước phía dưới cổ. Tuyến giáp có chức năng tổng hợp hormon giáp tăng, tiết vào máu và các mô trong cơ thể con người. hormon tuyến giáp giúp cơ thể sử dụng năng lượng, giữ ấm và giúp cho tim, não, các cơ cùng các cơ quan khác hoạt động ổn định.

Trong 13 tuần đầu tiên, thai nhi chưa có tuyến giáp nên sẽ phụ thuộc vào hormon tuyến giáo của người mẹ cung cấp qua nhau thai. Việc cung cấp đủ hormone cho thai nhi là điều vô cùng cần thiết, bởi đây là giai đoạn hình thành và phân chi các cơ quan của thai nhi.

Bệnh tuyến giáp khi mang thai có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Do đó, nếu người mẹ mắc các bệnh về tuyến giáp như: Suy giáp, cường giáp, tuyến giáp cao, tuyến giáp thấp khi mang thai, ung thư tuyến giáp,...sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe thai nhi, thậm chí có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé. 

Cụ thể, đối với mẹ bầu mắc bệnh suy giáp và tình trạng tăng huyết áp sẽ có nguy cơ bị sảy thai, thai chết lưu, rau bong non, sinh non, thai nhẹ cân,... Khi trẻ được sinh ra có thể bị đần độn, trí tuệ chậm phát triển. Trường hợp phụ nữ bị cường giáp khi mang thai còn có thể gây ra hội chứng tiền sản giật, nguy hiểm nhất là khi lên cơn cường giáp sẽ đe dọa tính mạng của cả mẹ và bé. Ngoài ra, các bệnh lý tuyến giáp đều tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cho cả mẹ và bé.

Chính vì thế, xét nghiệm tuyến giáp khi mang thai là việc vô cùng quan trọng, kể cả khi mẹ bầu không có nguy cơ cao mắc bệnh hoặc không có các triệu chứng liên quan đến bệnh. Phụ nữ có thai cần làm xét nghiệm kháng thể TPO để tầm soát chức năng tuyến giáp để tránh nguy cơ sảy thai do suy giáp. Bên cạnh đó cần xét nghiệm TSH trước khi có kế hoạch mang thai và trong thời kỳ mang thai giai đoạn 3 tháng đầu và 6 tháng đầu.

Trong đó, giai đoạn 10-12 tuần đầu của thai kỳ cực kỳ quan trọng bởi thai nhi phụ thuộc hoàn toàn vào người mẹ. Sau 3 tháng, cơ thể của bé có thể tự sản sinh ra hormone tuyến giáp. Tuy nhiên, bé vẫn phải phụ thuộc chính vào lượng I ốt của người mẹ ăn vào. Tổ chức Y tế Thế giới WHO cũng khuyến cáo phụ nữ có thai nên bổ sung khoảng 200 mcg I ốt/ngày để duy trì chức năng của tuyến giáp, giảm bớt những nguy cơ gây nguy hiểm cho bé.

Xem thêm: Bị trĩ khi mang thai nguy hiểm như thế nào đến mẹ và bé? Cách khắc phục hiệu quả

Các triệu chứng nhận biết bệnh tuyến giáp khi mang thai

Triệu chứng bệnh tuyến giáp khi mang thai tương tự các triệu chứng của thai kỳ bình thường, cần xét nghiệm để biết chính xác bệnh. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Bệnh cường giáp khi mang thai

Khi bị cường giáp, mẹ bầu sẽ có các triệu chứng tương tự các triệu chứng của thai kỳ bình thường. Cụ thể như:

  • Nhạy cảm với nhiệt.

  • Tăng huyết áp

  • Luôn cảm thấy mệt mỏi.

  • Rối loạn nhịp tim.

  • Luôn có cảm giác lo lắng, bồn chồn.

  • Buồn nôn, nôn nhiều.

  • Đau sưng ở vùng cổ.

  • Tăng huyết áp.

  • Mắt mờ, khó ngủ.

  • Thay đổi cân nặng bất thường,...

Suy giáp

Cũng tương tự như cường giáp, bệnh suy giáp cũng xuất hiện các triệu chứng giống với các triệu chứng của thai kỳ bình thường khiến nhiều người nhầm lẫn và chủ quan không đi kiểm tra. Các triệu chứng của bệnh gồm:

  • Cảm giác mệt mỏi thường xuyên.

  • Táo bón.

  • Suy giảm trí nhớ.

  • Nhạy cảm với nhiệt độ thấp, chịu lạnh kém

  • Rối loạn tiêu hóa.

  • Đau hoặc khó chịu ở bụng…

Do đó, để chắc chắn bản thân có bị bệnh tuyến giáp hay không, mẹ bầu cần đến các phòng khám chuyên khoa làm xét nghiệm tuyến giáp để biết rõ nguyên nhân chính xác. Từ đó các bác sĩ sẽ có những biện pháp can thiệp, xử lý bệnh kịp thời, tránh để lại hậu quả đáng tiếc.

Như vậy, qua những chia sẻ trong bài viết này, Monkey hy vọng các mẹ bầu có thể thấy được mức độ nguy hiểm của bệnh tuyến giáp và tầm quan trọng của việc xét nghiệm tuyến giáp khi mang thai. Các trường hợp đang mang thai bị mắc bệnh tuyến giáp nên đến gặp chuyên gia, bác sĩ khoa sản để được kiểm tra, theo dõi trong suốt quá trình mang thai và có thể điều trị kịp thời khi cần thiết, nhất là giai đoạn 3 tháng đầu.

Đào Nhàn
Đào Nhàn

Tôi là Đào Nhàn, biên tập viên có hơn 3 năm kinh nghiệm viết bài nhiều lĩnh vực như giáo dục, sức khỏe, công nghệ...

Bài viết liên quan

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!