zalo
Bị trĩ khi mang thai nguy hiểm như thế nào đến mẹ và bé? Cách khắc phục hiệu quả
Thai kỳ

Bị trĩ khi mang thai nguy hiểm như thế nào đến mẹ và bé? Cách khắc phục hiệu quả

Đào Nhàn
Đào Nhàn

09/03/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Bị trĩ khi mang thai là tình trạng thường gặp ở rất nhiều phụ nữ. Căn bệnh này gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý của mẹ bầu, thậm chí còn nguy hiểm cho bé khi sinh ra. Vậy thai phụ cần phải lưu ý những gì khi bị bệnh trĩ?

Bệnh trĩ ở phụ nữ có thai là gì?

Bệnh trĩ còn được gọi là lòi dom. Đây là căn bệnh gây nên do các tĩnh mạch ở mô xung quanh hậu môn và trực tràng bị viêm nhiễm, sưng phồng lên. Từ đó, các đám rối tĩnh mạch trĩ bị giãn quá mức và được gọi là trĩ. Có hai trường hợp gồm trĩ nội và trĩ ngoại khi mang thai.

Bệnh trĩ thường xuất hiện ở phụ nữ mang thai. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Đây là căn bệnh thường gặp đối với phụ nữ mang thai, đặc biệt các mẹ bầu thường bị trĩ khi mang thai 3 tháng cuối. Đây là thời điểm thai nhi phát triển mạnh, khiến tử cung mở rộng, đồng thời gây áp lực lên tĩnh mạch. Trường hợp bị trĩ khi mang thai 3 tháng đầu thường ít hơn và đa số phụ nữ thường mắc bệnh trĩ khi mang thai lần đầu tiên. Đối với những người từng bị trĩ từ trước thì trong quá trình mang thai sẽ bị trĩ trở lại hoặc nặng hơn.

Nguyên nhân mẹ bầu hay mắc bệnh trĩ?

Tình trạng bệnh trĩ ở bà bầu tỉ lệ thuận với độ lớn của thai nhi. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Các chuyên gia y tế cho biết, phụ nữ bị lòi trĩ khi mang thai là do các tác nhân gây ảnh hưởng đến ổ bụng và giảm sự liên kết thành mạch máu. Trong đó:

  • Thai nhi phát triển mạnh, nhất là giai đoạn 3 tháng cuối. Khi đó, tử cung người mẹ sẽ lớn hơn, gây áp lực lên xương chậu cùng các tĩnh mạch vùng hậu môn và trực tràng, khiến các tĩnh mạch này bị sưng và đau.

  • Nồng độ hormone progesterone trong cơ thể tăng cao, làm giãn thành mạch và dễ bị sưng cũng góp phần gây bệnh trĩ khi mang bầu.

  • Nội tiết tố thay đổi trong quá trình mang thai dẫn tới sự lỏng lẻo của các mô và tĩnh mạch, khiến búi trĩ hình thành.

Bên cạnh những nguyên nhân từ bên trong cơ thể mẹ bầu thì những yếu tố tác động trực tiếp đến vùng hậu môn cũng có thể gây ra tình trạng sa búi trĩ khi mang thai. Cụ thể như:

  • Táo bón, rặn nhiều khi đi ngoài

  • Ngồi hoặc đứng quá lâu một chỗ trong thời gian dài

  • Tăng cân quá nhiều trong thời gian mang thai

Ảnh hưởng của bệnh trĩ đối với thai phụ và thai nhi

Tùy vào tình trạng bệnh của từng thai phụ mà mức độ ảnh hưởng, nguy hiểm sẽ khác nhau. Hầu hết người bị bệnh trĩ khi mang bầu đều cảm thấy khó chịu, trĩ có thể gây ngứa vùng hậu môn, nặng hơn là đau rát khi búi trĩ lòi hẳn ra ống hậu môn. Khi đó, người bị trĩ sẽ cảm thấy không thoải mái, mất tự tin nhất là khi ở nơi đông người. 

Nếu các triệu chứng đau đầu, mệt mỏi, suy nhược cơ thể xuất hiện chính là các dấu hiệu cho biết thai phụ bị thiếu máu do bệnh trĩ. Đối với các búi trĩ có kích thước lớn có thể bị chảy máu thành từng tia khi đi đại tiện.

Trĩ ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần của mẹ bầu và sức khỏe của trẻ sau khi sinh. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Bị trĩ khi mang thai có sinh thường được không chắc chắn là câu hỏi mà các mẹ bầu quan tâm nhất. Nếu tình trạng lòi trĩ ở mức độ nhẹ, thai phụ hoàn toàn có thể sinh thường. Tuy nhiên, quá trình sinh đẻ phải rặn nhiều sẽ khó tránh khỏi tình trạng bệnh trĩ bị nặng hơn sau khi sinh. Điều đó khiến các mẹ bỉm sữa thường bị đau mỗi khi đi đại tiện.

Còn với trường hợp mẹ bầu bị trĩ ở mức độ nặng với các triệu chứng như: táo bón, búi trĩ thò hẳn ra ngoài, chảy máu, ngứa hậu môn,...thì tốt nhất nên chọn phương pháp đẻ mổ. Nếu vẫn cố đẻ thường, búi trĩ tụt xuống nhiều hơn không chỉ khiến tình trạng bệnh của mẹ nặng hơn mà còn có nguy cơ khiến em bé bị nhiễm trùng khi sinh ra. Vậy cách chữa bệnh trĩ khi mang thai như thế nào?

Xem thêm: Bị bệnh giang mai khi mang thai: Mẹ bầu nhất định không được chủ quan

Điều trị bệnh trĩ khi mang thai

Hầu hết các triệu chứng của bệnh trĩ xuất hiện ở phụ nữ mang thai là do tác nhân sinh lý cơ thể. Khi các vấn đề sinh lý được giải quyết, trĩ triệu chứng sẽ mất đi. Vì thế, hầu hết các trường hợp bị trĩ khi mang thai sẽ khỏi sau khi sinh con mà không cần điều trị do áp lực trong ổ bụng, nội tiết tố và lượng máu trở về mức bình thường.

Tuy nhiên, một số trường hợp sản phụ bị rạch tầng sinh môn, mạch máu bị khâu lại trong quá trình khâu phục hồi sẽ rất khó khỏi, thậm chí có thể bị nặng hơn sau một thời gian. Bên cạnh đó, trĩ càng nặng nếu các cơ vòng chưa kịp phục hồi mà người mẹ đã tiếp tục mang thai lần tiếp theo.

Một số phương pháp giúp điều trị và ngăn ngừa bệnh trĩ trở nặng. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Hơn nữa, đau trĩ khi mang thai khiến phụ nữ cảm thấy rất khó chịu, stress, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của mẹ và mất an toàn cho bé, đặc biệt là bị trĩ khi mang thai tháng cuối. Vì thế, khi bị trĩ, tốt nhất các bà bầu nên đi khám bác sĩ để được kê đơn thuốc phù hợp với tình trạng bệnh. Bên cạnh đó, sản phụ cũng có thể áp dụng một số phương pháp điều trị và ngăn ngừa tình trạng bệnh tiến triển nặng hơn như:

  • Luôn giữ cho hậu môn khô ráo, sạch sẽ. Sử dụng khăn vải mềm lau nhẹ nhàng vùng kín sau khi tắm và khi đi vệ sinh xong.

  • Không ngồi hoặc đứng quá lâu một chỗ.

  • Kê ghế thấp lên chân khi đi vệ sinh hoặc ngồi ghế để giảm áp lực lên khung chậu.

  • Uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh và hoa quả để bổ sung đầy đủ chất xơ, vitamin, tránh bị táo bón.

  • Tránh khiêng, vác, bê đồ vật nặng.

  • Tập các bài thể dục tăng cường cơ bắp vùng chậu.

  • Không rặn hoặc ngồi quá lâu khi đi vệ sinh.

  • Chườm lạnh vùng bị trĩ giúp giảm đau và sưng.

  • Bôi baking soda để giảm ngứa hậu môn khi bị trĩ.

Cách giúp mẹ bầu phòng tránh bệnh trĩ hiệu quả

Bị trĩ khi mang thai nên ăn các loại thực phẩm giàu chất xơ, uống nhiều nước. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Ngoài những phương pháp hỗ trợ chữa trĩ khi mang thai, các mẹ bầu tốt nhất nên áp dụng một số mẹo giúp phòng ngừa trĩ xuất hiện ngay từ ban đầu.  Đồng thời cũng cần phải chú ý bị trĩ khi mang thai nên ăn gì để tránh bệnh nặng hơn. Một số cách phòng tránh bệnh trĩ hiệu quả được các bác sĩ tư vấn như:

  • Chống táo bón: Bị trĩ khi mang thai nên ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ, sữa chua, uống nhiều nước, không nhịn đi đại tiện,...tránh bị táo bón, dễ dẫn tới bị trĩ.

  • Tránh sử dụng thuốc nhuận tràng điều trị táo bón trong quá trình mang thai. Đây là loại thuốc có thể gây mất nước cho cơ thể và kích thích co bóp tử cung.

  • Không nên thực hiện những thói quen có hại: ngồi hoặc đứng trong một thời gian dài; bê vác đồ nặng; ăn uống không điều độ gây tăng cân quá nhiều, tạo áp lực lên trực tràng; làm xước da ảnh hưởng đến thành tĩnh mạch, tự ý dùng thuốc không theo đơn của bác sĩ,...

  • Khám thai định kỳ và nói với bác sĩ ngay khi có các triệu chứng để có biện pháp xử lý kịp thời.

Bị trĩ khi mang thai có thể khiến các chị em phụ nữ đau đớn, stress, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và tâm lý. Vì thế, ngay khi phát hiện bản thân mắc bệnh trĩ, việc đến các cơ sở y tế thăm khám và điều trị sớm là vô cùng cần thiết giúp đảm bảo sức khỏe cho mẹ bầu trong kỳ sinh đẻ và em bé. Monkey hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp các chị em phụ nữ có thêm những kiến thức bổ ích để áp dụng trong cuộc sống, phòng tránh được bệnh trĩ khi mang thai.

Đào Nhàn
Đào Nhàn

Tôi là Đào Nhàn, biên tập viên có hơn 3 năm kinh nghiệm viết bài nhiều lĩnh vực như giáo dục, sức khỏe, công nghệ...

Bài viết liên quan

Trẻ em cần được trao cơ hội để có thể học tập và phát triển tốt hơn. Giúp con khai phá tiềm năng tư duy và ngôn ngữ ngay hôm nay.

Nhận tư vấn Monkey