zalo
Bị bệnh giang mai khi mang thai: Mẹ bầu nhất định không được chủ quan
Thai kỳ

Bị bệnh giang mai khi mang thai: Mẹ bầu nhất định không được chủ quan

Thúy Anh
Thúy Anh

09/03/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Giang mai là một căn bệnh nguy hiểm, đặc biệt là đối với phụ nữ mang thai. Nếu mẹ chẳng may mắc bệnh giang mai khi mang thai thì triệu chứng là gì? Bệnh ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển của thai nhi? Thông tin trong bài viết sau sẽ giúp mẹ giải đáp thắc mắc về bệnh giang mai.

Biểu hiện của người bị bệnh giang mai khi mang thai

Giang mai là một căn bệnh chủ yếu lây truyền qua đường tình dục. Số ca nhiễm đang ngày một tăng lên đáng kể. Vào năm 2000, bệnh viện Da liễu TP. Hồ Chí Minh đã ghi nhận tỷ lệ bệnh nhân mắc giang mai lên đến 3.4% trên tổng số các căn bệnh lây truyền qua đường sinh dục.

Số lượng bệnh nhân mắc giang mai đã tăng lên mức báo động. Nếu như vào năm 2010, số ca bệnh đang điều trị tại Bệnh viện Da liễu là 782 thì đến năm 2018, con số này đã tăng lên đến 5.325 bệnh nhân. Số ca bệnh chưa tính đến các bệnh nhân điều trị tại những nơi khác.

Biểu hiện của người bị bệnh giang mai khi mang thai. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Một số yếu tố nguy cơ gây bệnh giang mai có thể kể đến là do quan hệ tình dục bừa bãi, người bị HIV, người sử dụng ma túy. Các biểu hiện khi thai phụ bị bệnh giang mai khi mang thai sẽ được chia ra thành 3 giai đoạn:

Giai đoạn 1 khi mang thai bị bệnh giang mai 

Các biểu hiện mắc bệnh giang mai khi mang thai vào giai đoạn đầu là những tổn thương ở bao quy đầu, quy đầu, rãnh quy đầu, âm đạo, lỗ niệu đạo. Các vết loét thường nông, có hình bầu dục hoặc hình tròn, bờ nhẵn, không ngứa hay đau rát, màu đỏ. Vết loét không có mủ đáy. Vết viêm loét nông nhiễm cứng có thể sẽ kèm theo hiện tượng nổi hạch. Bệnh nhân thường có cảm giác mệt mỏi nhưng không xác định rõ nguyên nhân. Đôi khi người bệnh bị sốt vừa và nhẹ.

Giai đoạn 2

Người mang thai bị bệnh giang mai bước vào giai đoạn 2 có thể bị tổn thương niêm mạc, toàn thân nổi mụn. Toàn thân hoặc tứ chi, bao gồm cả lòng bàn tay và lòng bàn chân xuất hiện các nốt ban đỏ, mảng sần không ngứa. Bên cạnh đó, cơ thể còn có nhiều triệu chứng khác như sốt, nổi hạch, sụt cân, đau đầu, đau cơ, rụng tóc.

Giai đoạn 3

Ở giai đoạn nặng, xoắn khuẩn giang mai có thể gây tổn thương ở tất cả các cơ quan trong cơ thể từ niêm mạc đến da, mắt, các nội tạng thần kinh, tim mạch, gan…

Xem thêm: Thận trọng với bệnh rối loạn đông máu trong sản khoa: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Mẹ bị giang mai có lây truyền sang con?

Giang mai là một trong các căn bệnh có thể lây truyền từ mẹ sang con. Chính vì thế, mẹ bị bệnh giang mai khi mang thai có khả năng gây nhiều biến chứng nguy hiểm đến thai kỳ và bé. Mẹ có thể đối mặc với nhiều hậu quả nghiêm trọng như sảy thai, sinh non, đa ối, thai nhi tử vong hoặc thai nhi mắc bệnh giang mai bẩm sinh.

Tình trạng bệnh giang mai bẩm sinh có thể khiến thai nhi tử vong hoặc bị dị dạng. Nguy cơ bị nhiễm trùng bào thai trước khi sinh hoặc trẻ nhỏ mắc bệnh lý giang mai bẩm sinh còn tùy thuộc vào giai đoạn nhiễm giang mai trong thai kỳ. Nguy cơ mắc bệnh cao nhất thường xảy ra vào 3 tháng đầu và 3 tháng giữa thai kỳ. Đối với những phụ nữ mang thai mắc bệnh giang mai tiềm ẩn muộn thì nguy cơ lây truyền giang mai sang thai nhi vẫn có thể xảy ra.

Bệnh giang mai lây truyền từ mẹ sang con. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Khi bị mắc bệnh giang mai khi mang thai, mẹ bầu cần có một số biện pháp phòng ngừa nhằm hạn chế khả năng lây truyền vi khuẩn sang thai nhi đang phát triển. Mẹ hãy phòng ngừa bằng cách sinh hoạt tình dục an toàn, kiểm tra tình trạng nhiễm trùng trong quá trình mang thai. 

Trong trường hợp phát hiện mắc bệnh, mẹ bầu hãy tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ nhằm giúp quá trình chữa bệnh cho bé tiến triển tốt, hạn chế tối thiểu những hậu quả không mong muốn về sau. Đây là cách hiệu quả để bảo vệ cả 2 mẹ con khỏi mắc bệnh. Việc thực hiện các xét nghiệm cần thiết sẽ giúp bạn kịp thời phát hiện bệnh và có cách xử lý phù hợp.

Phương pháp điều trị bệnh giang mai khi mang thai

Bệnh giang mai khi mang thai thường được điều trị bằng thuốc kháng sinh Penicillin G. Phương pháp điều trị này là duy nhất được chuyên gia sử dụng. Việc chữa bệnh giang mai giúp thai phụ hạn chế các nguy cơ nhiễm trùng. Tuy nhiên, nếu bệnh đã gây tổn thương cho thai nhi thì sẽ không thể điều chỉnh các vấn đề này nữa. Chính vì thế, nếu nghi ngờ bản thân hoặc chồng mắc bệnh thì sản phụ cần xét nghiệm trước hoặc trong khi mang thai càng sớm càng tốt.

Thuốc kháng sinh Penicillin G được dùng để điều trị bệnh giang mai. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Vậy mẹ bị giang mai khi mang thai nên chú ý những gì? Khi đã có kết quả xét nghiệm bệnh dương tính, mẹ cần theo dõi thường xuyên nhằm xem xét và tiến hành điều trị. Khi mang thai được 3 tháng, mẹ hãy theo dõi và điều trị bệnh. 

Cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe của mẹ và bé là giảm tối đa nguy cơ mắc bệnh bằng biện pháp xét nghiệm trước khi mang thai. Nếu mẹ bầu được chẩn đoán đã bị nhiễm bệnh thì cách tốt nhất là mẹ nên đình chỉ thai nghén hoặc tiếp tục điều trị theo bác sĩ chỉ dẫn. Thai phụ mắc giang mai vào giai đoạn cuối hãy điều trị kịp thời, thực hiện chẩn đoán xem thai nhi có bị nhiễm bệnh không.

Giang mai là một căn bệnh hết sức nguy hiểm. Phụ nữ mắc bệnh giang mai khi mang thai có thể gây sảy thai cùng nhiều hiểm họa nghiêm trọng khác. Monkey mong rằng những chia sẻ trên đã giúp bạn có thêm nhiều kiến thức về căn bệnh này. 

Thúy Anh
Thúy Anh

Với kinh nghiệm 3 năm viết bài đa lĩnh vực và thực hành nuôi dạy con thông qua ứng dụng Monkey hàng ngày. Tôi mong muốn chia sẻ những kiến thức dạy trẻ tốt nhất cho các phụ huynh đang đọc bài viết của mình

Bài viết liên quan
Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!