zalo
Tim đập nhanh khi mang thai có nguy hiểm không? Khi nào cần gặp bác sĩ?
Thai kỳ

Tim đập nhanh khi mang thai có nguy hiểm không? Khi nào cần gặp bác sĩ?

Thúy Anh
Thúy Anh

25/03/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Không ít bà bầu đã rất hoang mang khi gặp triệu chứng tim đập nhanh khi mang thai. Hiện tượng này nói lên điều gì? Liệu có gây nguy hiểm cho thai nhi? Những thông tin được đề cập dưới đây sẽ giải đáp những thắc mắc đó. 

Hiện tượng tim đập nhanh khi mang thai

Nhịp tim trung bình của một người bình thường là 70 nhịp/ phút. Hiện tượng tim đập nhanh khi mang thai là hiện tượng nhịp tim của thai phụ đập nhanh hơn nhịp tim trung bình của một người bình thường. Tuy nhiên, hiện tượng này lại có sự khác biệt đối với từng giai đoạn trong thai kỳ.

Hiện tượng tim đập nhanh khi mang thai. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Tim đập nhanh khi mang thai 3 tháng đầu

Nhịp tim bà bầu thường đập nhanh khi mang thai 3 tháng đầu và dao động từ 80 - 90 nhịp/phút. Nguyên nhân của việc này là do các hormone trong cơ thể phụ nữ thường tăng cao. Đặc biệt là hormone progesterone và estrogen. Thêm vào đó, tim mẹ phải liên tục tăng cường làm việc để cung cấp oxy cho thai nhi cũng như các dưỡng chất.

Tim đập nhanh khi mang thai 3 tháng giữa

Lúc này cơ thể mẹ đã hoàn toàn thích nghi với việc có bé. Nhịp tim của phụ nữ mang thai có thể tăng từ 10-15 nhịp/phút. Ở giai đoạn 3 tháng giữa, các mạch máu đã giãn nở và mở rộng. Thuận tiện cho quá trình vận chuyển máu trong cơ thể mẹ và bé mà ít gây áp lực lên thành mạch làm huyết áp cao.

Nhịp tim của phụ nữ mang thai có thể tăng từ 10-15 nhịp/phút

Tim đập nhanh khi mang thai 3 tháng cuối

Thời điểm 3 tháng cuối là thời điểm mà tim hoạt động liên tục để kịp bơm máu cho thai nhi. Bởi lẽ ở giai đoạn nước rút, lượng máu chảy về tử cung chiếm 20% tổng số máu của mẹ nên nhịp tim của bà bầu thường đập rất nhanh khoảng 90-100 nhịp/phút.

Tại sao khi mang thai tim đập nhanh khó thở?

Mẹ bầu có hiện tượng tim đập nhanh dẫn đến khó thở là do yếu tố sinh lý và tâm lý.

Tại sao khi mang thai tim đập nhanh khó thở? (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Tâm lý

Không ít mẹ bầu lo lắng trong quá trình mang thai. Các mẹ thường lo về sức khỏe của thai nhi, suy nghĩ về quá trình sinh nở và hàng ngàn các vấn đề liên quan đến bé khiến tinh thần stress, bức bối, khó chịu.

Sinh lý

Trong suốt quá trình mang thai, tim làm việc cật lực nhằm cung cấp một lượng máu khổng lồ cho thai nhi. Do đó, các mạch vận chuyển máu giãn nở và mở rộng để cung cấp kịp cho bé. Điều này gây áp lực lên thành mạch máu gây huyết áp cao khiến mẹ khó thở.

Trong vài trường hợp, sản phụ có tiền sử bệnh tim trước đó hoặc sử dụng các chất kích thích như: Trà đặc, cà phê,... Cũng gây nên hiện tượng tim đập nhanh.

Tim đập nhanh khi mang thai có sao không?

Việc tim của mẹ đập nhanh trong quá trình mang thai là chuyện bình thường và nó xảy ra như một hiện tượng tự nhiên. Ngoài ra, hiện tượng này còn có ý nghĩa chứng minh được thai nhi đang phát triển rất tốt. Bé đang lớn lên trong bụng mẹ hằng ngày và nhu cầu đòi hỏi về dinh dưỡng, oxy, một số dưỡng chất bổ sung ngày càng mạnh mẽ.

Bà bầu không nên quá lo lắng dẫn đến stress cực độ khi thấy tim đập nhanh. Mẹ chỉ cần quan sát những biểu hiện của cơ thể, giữ liên lạc với bác sĩ khi cần. Thêm vào đó, những triệu chứng này sau khi sinh xong sẽ hoàn toàn tự động biến mất. Nhịp tim và các lượng hoocmon trong cơ thể phụ nữ sẽ trở lại với những chỉ số bình thường.

Tim đập nhanh khi mang thai là hiện tượng bình thường. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Xem thêm: Tại sao thai nhi bị dị tật bẩm sinh? 6 nguyên nhân hàng đầu mẹ nhất định phải biết

Phụ nữ mang thai tim đập nhanh cần làm gì?

Khi có bầu nhịp tim tăng nhanh là chuyện tự nhiên nên mẹ không cần phải lo lắng. Tuy nhiên, chị em có thể áp dụng một số cách sau để điều hòa nhịp tim.

Điều hòa nhịp tim như thế nào?

  • Chú ý nghỉ ngơi: Những sự thay đổi khi mang thai làm cho cơ thể trở nên nhạy cảm. Cho nên, mẹ phải chú ý chia thời gian hợp lý để để ngủ, nghỉ ngơi và ăn đúng bữa đúng giờ. Tránh làm việc lao lực tổn hại đến sức khỏe và gây áp lực lên bộ não và tim mạch.

  • Điều chỉnh tâm trạng: Bà bầu có thể nghe nhạc, ngồi thiền, đọc sách hoặc tập yoga. Những hoạt động có lợi cho sức khỏe và khiến tinh thần thư thái.

  • Chế độ ăn uống: Mỗi bữa ăn kết hợp hài hòa giữa các món ăn có đầy đủ chất dinh dưỡng. Uống đủ nước từ 1-3 lít nước mỗi ngày. 

  • Dùng thuốc: Mẹ bầu không được tự ý phán đoán tình trạng cơ thể mình và tự tiện dùng thuốc. Chỉ khi nào bà bầu cảm thấy tim đập quá nhanh gây ngộp, khó khăn trong việc hít thở thì sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Hạn chế dùng thuốc ở những tháng đầu thai kỳ vì nó gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Mẹ bầu không nên tự ý uống thuốc. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Khi nào cần đến gặp bác sĩ?

Một khi thai phụ có dấu hiệu dưới đây thì phải liên hệ với bác sĩ ngay lập tức!

  • Ngộp thở, khó thở nặng mặc dù đang trong thời gian nghỉ ngơi và không làm việc nặng nhọc.

  • Tức ngực, đau buốt vùng ngực khi cố gắng hít thở sâu.

  • Tim đập quá nhanh và lên đến con số 120 nhịp/ phút.

  • Vã mồ hôi lạnh, tay chân lạnh toát.

Những dấu hiệu mẹ cần đến gặp bác sĩ. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Hy vọng qua những thông tin trên, chị em có cái nhìn tích cực hơn đối với triệu chứng tim đập nhanh khi mang thai. Tuy nhiên, không phải lúc nào những triệu chứng này cũng vô hại. Các mẹ nên chú ý đến các biểu hiện của cơ thể để có thể phát hiện ra những biểu hiện bất thường và tiến hành điều trị sớm.

Thúy Anh
Thúy Anh

Với kinh nghiệm 3 năm viết bài đa lĩnh vực và thực hành nuôi dạy con thông qua ứng dụng Monkey hàng ngày. Tôi mong muốn chia sẻ những kiến thức dạy trẻ tốt nhất cho các phụ huynh đang đọc bài viết của mình

Bài viết liên quan

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!