zalo
Thai nghén nguy cơ cao là gì? Mẹ cần lưu ý điều gì?
Thai kỳ

Thai nghén nguy cơ cao là gì? Mẹ cần lưu ý điều gì?

Thúy Anh
Thúy Anh

16/03/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Có khá nhiều vấn đề gặp phải trong quá trình mang thai mà thai phụ cần chú ý, trong đó là thai nghén nguy cơ cao. Thai nghén nguy cơ cao là gì? Cần lưu ý điều gì? Những chia sẻ trong bài viết này sẽ giúp mẹ bầu sớm xác định các yếu tố nguy cơ gây nguy hại, từ đó có cách xử lý nhanh chóng và kịp thời.

Thai nghén nguy cơ cao là gì?

Thai nghén có nguy cơ cao là tình trạng thai nghén có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Đây là tình trạng khá phổ biến có thể xảy ra ở bất kỳ tuổi thai nào. Triệu chứng có thể gây nhiều bệnh tật, dị dạng khi thai còn trong tử cung, bé bị trì trệ, kém phát triển. Thai kỳ có nguy cơ cao sẽ tăng tỷ lệ tử vong cho thai, mẹ và trẻ sơ sinh.

Thai nghén nguy cơ cao ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe mẹ bầu. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Phân loại các nhóm thai nghén nguy cơ cao

Thai kỳ nguy cơ cao sẽ được chia làm 4 nhóm dựa theo đặc điểm lâm sàng:

Yếu tố nguy cơ liên quan đến nhân trắc học

  • Tuổi mẹ: Mẹ mang thai khi dưới 18 tuổi có nguy cơ bị tiền sản giật, dọa sinh non, sinh non, thai chậm phát triển, thiểu năng dinh dưỡng, lây truyền bệnh viêm nhiễm qua đường tình dục. Mẹ bầu trên 35 tuổi có nguy cơ bị cao huyết áp, béo phì, tiền sản giật, bé sinh ra có nguy cơ mắc bệnh do bất thường nhiễm sắc thể.

  • Cân nặng của mẹ: Mẹ bầu dưới 40kg sẽ khiến thai chậm phát triển trong tử cung, thai ngạt, suy thai, trẻ sơ sinh nhẹ cân, giảm thân nhiệt, hạ đường máu, tỷ lệ tử vong và mắc bệnh cao. Mẹ trên 70 tuổi dễ bị rối loạn huyết áp, viêm đường tiết niệu, tiểu đường, viêm tĩnh mạch… Tỷ lệ mổ lấy thai cao, nguy cơ nhiễm trùng cao, bé sinh ra có cân nặng lớn, ngôi thai không rõ ràng.

  • Chiều cao của mẹ: Mẹ bầu cao dưới 1.45m có nguy cơ bị xương chậu hẹp, đẻ khó, ngôi thai bất thường.

  • Bệnh di truyền: Hội chứng tam bội thể 21 gây chứng Usker ở trẻ nhỏ, hội chứng Down gây thiểu năng trí tuệ…

  • Điều kiện kinh tế, xã hội: Mẹ bầu sống trong điều kiện mức sống thấp, môi trường thiếu vệ sinh, tinh thần luôn căng thẳng có thể bị thai nghén nguy cơ cao, thai nhi kém phát triển, sinh non.

  • Yếu tố dinh dưỡng: Cơ thể thiếu acid folic trong thời kỳ mang thai sẽ gây khuyết tật ống thần kinh, thiếu vitamin D sẽ khiến hạ canxi huyết, thiếu Vitamin B1 gây tử vong do tim thai sung huyết.

Thiếu vitamin D dễ gây thai nghén nguy cơ cao. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Yếu tố liên quan đến các bệnh lý chung

  • Mẹ bầu mắc bệnh nhiễm khuẩn như cúm, rubella, sốt xuất huyết… khiến tăng tỉ lệ sẩy thai, đẻ non, thai nhi dị dạng, trẻ sơ sinh bị viêm gan, viêm não…

  • Bệnh về thận như viêm mủ bể thận, viêm thận, cao huyết áp khiến mẹ có nguy cơ bị tiền sản giật, bánh nhau nhỏ, nhau bong non, thai lưu, thai kém phát triển… Có thể đình chỉ thai nghén để cứu mẹ.

  • Bệnh tim mạch khiến thai bị thiếu oxy, chậm phát triển, sinh non, sẩy thai. Mẹ có thể bị phù phổi, suy tim và tử vong nên trong một số trường hợp cần đình chỉ thai kỳ để cứu mẹ.

  • Bệnh về gan như xơ gan, suy gan cấp làm tăng nguy cơ chảy máu, hôn mê và tử vong khi mẹ sinh. Mẹ bị virus viêm gan B thì 2% trẻ sinh ra sẽ mang virus mãn tính, có nguy cơ tổn thương gan nặng.

  • Bệnh về máu: Mẹ bầu thiếu máu có nguy cơ bị suy tim, gặp biến chứng lúc sinh như nhiễm trùng, tắc mạch.

  • Các bệnh khác như basedow, tiểu đường, addison làm tăng nguy cơ sinh non, nhiễm độc thai, thai suy dinh dưỡng, tăng tỉ lệ tử vong ở mẹ bầu. Bệnh dị dạng tử cung gây sảy thai, sinh non.

  • Bệnh nghề nghiệp như nhiễm độc thủy ngân, chì, chất phóng xạ, nghiện rượu làm tăng tỉ lệ sảy thai, dị dạng, thai lưu, sinh non.

Mẹ bầu bị cúm dễ khiến thai nhi bị dị tật. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Yếu tố liên quan đến tiền sử sản khoa

Nếu mẹ bầu đã có tiền sử sảy thai nhiều lần liên tiếp, sinh non hoặc chết lưu từ 3 lần trở lên thì cơ hội sinh bé còn sống đạt 30%. Ngoài ra, nguy cơ mẹ sinh non cao hơn bình thường 20%.

Yếu tố liên quan đến bệnh lý xảy ra trong thai kỳ

  • Mẹ bầu bị tiền sản giật hoặc sản giật khiến thai nhi kém phát triển, tăng nguy cơ sinh non, đôi khi gây tử vong cho cả mẹ và thai nhi.

  • Nguyên nhân do nhau thai như nhau tiền đạo, nhau bong non, nhau xơ hóa… khiến thai dễ bị sảy hoặc chết lưu.

  • Rỉ ối, ối vỡ non gây tình trạng nhiễm khuẩn ối, nhiễm khuẩn thai nhi.

  • Nguyên nhân do thai: Thai bị bệnh, đa thai, bất đồng nhóm máu giữa mẹ và thai nhi, thai già tháng…

Mẹ có thai nghén nguy cơ cao phải chú ý điều gì?

Khi phát hiện thai nghén nguy cơ cao, mẹ cần chú ý:

  • Khám thai định kỳ tại các cơ sở y tế.

  • Cung cấp cho nhân viên y tế đầy đủ thông tin về thai kỳ, tiền sử bệnh tật, kết quả các lần khám, thuốc đang sử dụng và kết quả xét nghiệm.

  • Khám thai đúng theo lịch hẹn, tuân thủ các quy định của bác sĩ về khám lâm sàng, xét nghiệm, thăm dò chức năng.

  • Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ với các chất folic, sắt, vitamin.

  • Kiểm soát huyết áp, theo dõi cân nặng, đường huyết…

  • Tư vấn vệ sinh thai nghén.

  • Mẹ bầu cần được điều trị các bệnh lý nhiễm khuẩn trong giai đoạn mang thai.

Mẹ bầu cần đi khám thai đúng lịch trình. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Xem thêm: Các bệnh lý thường gặp trong thai kỳ mẹ bầu cần chú ý

Phòng tránh các nguy cơ cao trong thai nghén

Để tránh gặp thai nghén nguy cơ cao, bạn cần thực hiện các biện pháp:

  • Tránh có thai ở tuổi vị thành niên.

  • Chủ động khám sức khỏe toàn diện, chú trọng khám sức khỏe sinh sản, phát hiện sớm các bất thường để can thiệp kịp thời.

  •  Kiểm tra sức khỏe trước khi có kế hoạch làm mẹ. Nếu phát hiện bệnh, bạn sẽ được chỉ định điều trị và phòng tránh những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.

Khi biết bản thân có thai, mẹ bầu cần đi khám thai ngay để:

  • Biết tình trạng mang thai có bình thường không.

  • Phát hiện sớm nguy cơ nhằm xử trí kịp thời, chăm sóc đúng cách trong quá trình thai nghén.

  • Được tư vấn kiến thức làm mẹ an toàn nhằm phòng tránh tai biến sản khoa ảnh hưởng đến tính mạng 2 mẹ con.

Bạn nên khám sức khỏe định kỳ để phát hiện bệnh sớm. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Quản lý và chăm sóc thai nghén đóng vai trò hết sức quan trọng trong giai đoạn mang thai. Mong rằng những chia sẻ trên đã giúp mẹ bầu có nhiều kiến thức hữu ích về vấn đề thai nghén nguy cơ cao. Trong suốt thai kỳ, mẹ bầu hãy chú ý đến sức khỏe của mình để phát hiện và điều trị các dấu hiệu nguy hại kịp thời, từ đó bảo vệ an toàn cho cả 2 mẹ con.

Thúy Anh
Thúy Anh

Với kinh nghiệm 3 năm viết bài đa lĩnh vực và thực hành nuôi dạy con thông qua ứng dụng Monkey hàng ngày. Tôi mong muốn chia sẻ những kiến thức dạy trẻ tốt nhất cho các phụ huynh đang đọc bài viết của mình

Bài viết liên quan

Trẻ em cần được trao cơ hội để có thể học tập và phát triển tốt hơn. Giúp con khai phá tiềm năng tư duy và ngôn ngữ ngay hôm nay.

Nhận tư vấn Monkey