zalo
Bị té khi mang thai tuần đầu nguy hiểm thế nào? Cách xử lý an toàn mẹ cần nhớ!
Thai kỳ

Bị té khi mang thai tuần đầu nguy hiểm thế nào? Cách xử lý an toàn mẹ cần nhớ!

Đào Nhàn
Đào Nhàn

23/09/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Trượt chân, sàn trơn trượt khiến mẹ bị vấp ngã, bị té khi mang thai tuần đầu. Điều này khiến mẹ lo lắng, sợ hãi sẽ ảnh hưởng đến thai nhi. Vậy bị ngã khi mang thai sẽ gây nguy hiểm như thế nào và cách xử lý cũng như phòng chống ra sao? Cùng Monkey tìm hiểu bên dưới nhé.

Tại sao phụ nữ mang thai tuần đầu dễ bị ngã?

Tam cá nguyệt đầu tiên là giai đoạn rất nhạy cảm đối với mẹ bầu. Đôi khi chính sự hồi hộp, bồn chồn khiến mẹ bị té khi mang thai tuần đầu. Việc bị té còn xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác như thay đổi nội tiết tố hoặc đường huyết.

Hormone thay đổi 

Hormone thay đổi khiến mẹ bầu dễ bị ngã. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Hormone thay đổi hay rối loạn nội tiết tố nữ trong quá trình mang thai là nguyên nhân đầu tiên khiến mẹ bị té khi mang thai tuần đầu. Sở dĩ là do trong tuần đầu mang thai, hormone tiết ra nhiều làm giãn xương khớp và dây chằng để có chỗ cho bé con nằm thoải mái. Chính điều này khiến xương khớp thư giãn “thái quá” và làm mẹ bị mất cân bằng do chưa quen nên dễ bị té.

Mẹ bầu không cần quá lo lắng vì nguyên nhân này. Chỉ cần mẹ bầu đi lại cẩn thận hơn chút xíu là được.

Huyết áp và đường huyết thấp 

Tụt huyết áp là tình trạng đường huyết trong cơ thể bị giảm đột ngột gây chóng mặt, hoa mắt, đau đầu, đi đứng không vững và dễ bị vấp ngã. Phụ nữ mang thai trong tuần đầu thường hay ốm nghén, khó ăn nên bị thiếu chất, thiếu dinh dưỡng gây tụt huyết áp.

Nếu mẹ bầu có những biểu hiện trên do tụt huyết áp thì hãy nhanh chóng ổn định ngồi, uống một cốc nước đường để tăng đường huyết. Sau khi thấy tình trạng đỡ hơn mẹ bầu hãy đứng lên đi lại. Và nhớ cố gắng ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng mẹ bầu nhé.

Do sự bất cẩn khi di chuyển

Đôi khi mẹ bầu chưa quen với việc mình đang mang thai mà đi lại vẫn vô cùng thoải mái, đi dép trơn, đi trên nền đất ướt nhưng vẫn lướt đi vô cùng nhanh. Nhiều mẹ còn chủ quan nghĩ rằng tuần đầu thai còn nhỏ nên vẫn chạy nhảy như bình thường. 

Mẹ bầu đi giày cao gót làm tăng khả năng bị té. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Tuy nhiên điều này là không hề tốt, tuần đầu tiên là thời gian phôi thai đang làm tổ và cần cơ thể mẹ ổn định ở mức nhất định để bào thai có thể bám vào niêm mạc tử cung. Mặc dù không được ngồi im một chỗ thế nhưng mẹ bầu cũng không nên bất cẩn trong di chuyển mà chỉ vận động nhẹ nhàng.Có trường hợp mẹ trẻ không biết mình đang mang thai mà thoải mái hoạt động nên rất dễ bị vấp ngã.

Phụ nữ mới mang thai tuần đầu bị té có nguy hiểm không? 

Trong tuần đầu là giai đoạn phôi thai làm tổ, còn chưa hình thành cơ thể con. Chính vì thế cách vận động của mẹ có tác động trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi. Vậy trong giai đoạn tam cá nguyệt đầu tiên này nếu mẹ bầu bị té khi mang thai tuần đầu liệu có nguy hiểm không? Cùng Monkey tìm hiểu câu trả lời bên dưới nhé.

Bà bầu bị té khi mang thai tuần đầu ngã nhẹ 

Bà bầu bị té khi mang thai tuần đầu là ngã nhẹ thường có những biểu hiện sau:

  • Bị ngã nhưng chưa ngã hẳn xuống sàn, ngã không quá đau, đau dữ dội từng cơn không ngớt.

  • Bị ngã nhưng không có các dấu hiệu nguy hiểm như xuất huyết, chảy nước ối, hay các cơn đau bụng dưới.

  • Bị ngã nhưng sau khi ngã không có tác động nào lên cơ thể kéo dài.

Nếu mẹ bầu có những biểu hiện trên thì cứ yên tâm nhé. Lần bị té này mẹ bầu chỉ bị nhẹ, không gây ảnh hưởng nhiều đến mẹ và cũng chưa đủ để gây tác động đến thai nhi. Hơn nữa, trong giai đoạn tuần đầu bào thai đang xây tổ sẽ được bảo vệ trong một túi nước ối, nhau thai, và khung xương chậu của mẹ. Chính vì vậy mà những cú ngã nhẹ không làm ảnh hưởng nguy hiểm gì đến thai nhi nên mẹ bầu không cần lo lắng. 

Bà bầu bị té khi mang thai tuần đầu ngã nặng  

Bà bầu bị té nặng khi mang thai tuần đầu thường có các biểu hiện sau đây:

  • Chảy máu âm đạo ngay sau khi ngã hoặc cách đó vài ngày.

  • Bụng dưới đau dữ dội hoặc đau các vị trí khác trên cơ thể.

  • Tử cung đau co thắt thất thường, đau nhói hơn so với thường ngày.

  • Rò rỉ nước ối.

Ngã nặng mẹ bầu cần đi bác sĩ ngay. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Đây là 4 dấu hiệu cho thấy mẹ bầu đang bị nguy hiểm sau cú ngã nặng. Thông thường các dấu hiệu sẽ xuất hiện ngay sau khi mẹ bầu bị ngã. Tuy nhiên tình trạng chảy máu âm đạo và rò rỉ nước ối có thể phải sau vài ngày mới xảy ra, vì thế mẹ bầu cần chú ý theo dõi sau khi ngã.

Nhưng dù là xảy ra ngay sau khi ngã hay mất một thời gian thì những tác động này đã ảnh hưởng đến cả mẹ và thai nhi, gây nguy hiểm đến an toàn của bé. Mẹ bầu cần giữ bình tĩnh và nhanh chóng đi đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám kịp thời. 

Xem thêm:

Bà bầu bị té khi mang thai tuần đầu gây biến chứng nguy hiểm gì? 

Theo khảo sát có tới 27% phụ nữ bị té khi mang thai tuần đầu. Điều đáng mừng ở đây là cơ thể con người luôn có những cơ chế tự bảo vệ bản thân giúp mẹ hạn chế phần nào những tác động xấu từ cú ngã. 

Tuy nhiên, nếu mẹ bầu bị ngã quá nặng do trượt chân đập mạnh xuống sàn, va đập mạnh, ngã cầu thang,... vượt quá khả năng tự bảo vệ của bản thân thì sẽ gây ra những biến chứng xấu cho cả mẹ và thai nhi. 

Gãy xương 

Té ngã có thể làm mẹ bị gãy xương. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Trong quá trình mang thai mẹ bầu có sự thay đổi về kích thước, trọng lượng. Bà bầu thường có số cân nặng tăng từ 7 đến 14kg, cơ thể nặng hơn. Cùng với đó là sự giãn xương khớp và dây chằng do hormone tăng cao khiến mẹ dễ bị gãy xương hơn bình thường. 

Những cú ngã mạnh tác động trực tiếp đến xương (đặc biệt vùng chân, tay, xương sườn) sẽ rất nguy hiểm cho mẹ bầu.

Thay đổi tâm thần 

Trạng thái thay đổi tâm thần chính là những cảm xúc lo lắng, bồn chồn, bất an, sợ hãi của mẹ bầu sau khi bị ngã. Mẹ bầu lo lắng sẽ ảnh hưởng đến con yêu, thậm chí xấu nhất là tình huống hỏng thai. Vì thế ít nhiều những cú ngã mạnh cũng gây tác động đến tâm lý bà bầu.

Bong nhau thai 

Nhau thai là dây nối giữa bào thai và thành tử cung, có chức năng cung cấp chất dinh dưỡng từ cơ thể mẹ để nuôi dưỡng thai nhi. Nhau thai là “nguồn sống” trực tiếp nuôi dưỡng thai nhi, vì thế nếu những cú ngã mạnh có thể làm bong nhau thai sẽ rất nguy hiểm. Thai nhi sẽ bị ngừng nhận chất dinh dưỡng và không thể phát triển. 

Vì thế mẹ bầu nếu bị bong nhau thai cần đi bác sĩ ngay lập tức để có phương án giữ thai kịp thời.

Hình ảnh nhau thai và em bé. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Tổn thương sọ thai nhi 

Ngoài bong nhau thai, tổn thương sọ thai nhi là biến cũng là chứng mà mẹ bầu bị té khi mang thai tuần đầu đối với em bé. Em bé trong 3 tháng đầu còn rất yếu và non nớt bởi vẫn đang trong giai đoạn hình thành và phát triển. Vì vậy mà bất cứ tác động mạnh nào ảnh hưởng đến bào thai thì đều có thể gây tổn thương không chỉ hộp sọ thai nhi mà còn là bất kỳ bộ phận nào khác.

Bị té khi mang thai tuần đầu cần làm gì để bảo vệ thai nhi?

Nếu chẳng may bị té ngã, mẹ bầu chớ sợ hãi và lo lắng quá. Điều cần làm lúc này là mẹ bầu cần giữ được bình tĩnh, xem xem bản thân vừa bị ngã có bị nặng không và xử lý theo hai phương án sau đây.

Trường hợp mẹ bầu bị té nhẹ có thể xử lý được 

Trường hợp mẹ bầu bị té khi mang thai tuần đầu là té nhẹ thì mẹ có thể tự xử lý được. Khi bị ngã chứng tỏ mẹ đã gặp vấn đề gì đó, khi này mẹ tuyệt đối không được ngồi hay đứng dậy ngay mà hãy bình tĩnh xử lý cú ngã.

  • Ngồi yên tại vị trí ngã và gọi mọi người xung quanh đến đỡ dậy, vịn tay vào chỗ vững để nâng đỡ cơ thể đứng lên và di chuyển đến nơi ngồi nghỉ an toàn. Mẹ không nên cố đứng lên một mình.

  • Còn nếu trong trường hợp mẹ bị ngã ở nơi vắng và không thể tìm kiếm sự giúp đỡ thì cũng không nên quá sợ hãi. Bình tĩnh ngồi tại chỗ đến khi hết cảm giác đau đớn, cảm thấy cơ thể đã trở lại trạng thái bình thường thì hãy nhẹ nhàng đứng lên. Sau đó bám tường di chuyển cẩn thận đến nơi đông người mẹ nhé.

Ngã nhẹ mẹ bầu có thể tự xử lý. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Trường hợp té nặng cần đi khám ngay lập tức 

Mẹ bầu bị té nặng có thể gặp một trong các trường hợp sau đây.

  • Chảy máu âm đạo, báo hiệu mẹ đã bị động thai.

  • Có cơn đau bụng dữ dội và liên tục, hay cảm thấy tử cung bị co thắt, lúc này mẹ bầu cần được đưa đến cơ sở y tế gần nhất ngay để được khám chữa kịp thời.

  • Dấu hiệu nguy hiểm là bà bầu cảm thấy thai nhi đang chuyển động bên trong bụng. Đây là hiện tượng bất thường nguy hiểm cho thai nhi sau cú ngã mạnh của mẹ. Mẹ hãy nhanh chóng nhờ bố đưa đi bệnh viện ngay nhé. 

Phương pháp phòng tránh bị té ngã khi mang thai hiệu quả

Để tránh những hậu quả không đáng có xảy ra do bà bầu bị té khi mang thai tuần đầu, Monkey đã tổng hợp 6 phương pháp phòng tránh bị té để mẹ bầu tham khảo.

Tư thế ngủ 

Tư thế ngủ tốt giúp mẹ bầu có giấc ngủ sâu và ngon hơn, đồng thời giúp các mạch máu trong cơ thể không bị chèn ép. Từ đó bà bầu có thể hạn chế tình trạng hoa mắt, máu không lưu thông dẫn đến chóng mặt và bị té ngã.

Tư thế nằm nghiêng bà bầu nên có. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Theo khuyến cáo mẹ bầu nên nằm ngủ với tư thế nghiêng sang một bên. Dùng gối kê cao bụng để nằm thấy thoải mái hơn. Mẹ bầu cũng nên thường xuyên dở mình, tránh nằm bất động một tư thế sẽ không tốt chút nào.

Quan sát kỹ mặt bằng 

Để tránh bị té ngã mẹ bầu nên quan sát kỹ mặt bằng trong lúc di chuyển. Tránh những chỗ trơn trượt vì nước hoặc chất lỏng, gạch đá hoa trơn. 

Sử dụng thêm băng chống trượt hoặc thảm chống trượt trong phòng tắm và các khu vực khác có bề mặt ướt.

Đổi giày dép cao gót sang đế bằng 

Trong 9 tháng thai kỳ, bà bầu nên để gọn những đôi giày dép thời trang, cao gót lại. Thay vào đó là chuyển sang các loại giày dép đế bằng, đến thấp và có chống trơn trượt. Điều này giúp mẹ giữ thăng bằng tốt hơn và hạn chế bị ngã. 

Giày bệt là lựa chọn hoàn hảo cho mẹ bầu. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Ngoài ra, để giảm bớt tình trạng bị té khi mang thai tuần đầu, chị em phụ nữ nên chọn trang phục gọn gàng, đơn giản, thoải mái. Nên có độ dài phù hợp để tránh vấp, vướng víu do váy áo dài lòe xòe.

Di chuyển nhẹ nhàng 

Nếu mẹ bầu thấy hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, thấy cơ thể không khỏe thì hãy nghỉ ngơi. Chớ cố gắng di chuyển sẽ rất dễ bị ngã. Nếu bắt buộc cần đi mẹ hãy ngồi nghỉ 5 đến 10 phút để ổn định hơn, sau đó nhớ bố hoặc người thân dìu đi. 

Nếu ở ngoài đường, khi đi bộ cần đi chậm, trên vỉa hè hoặc sát lề đường. Đi vào những con đường bằng phẳng, đủ ánh sáng.

Ngoài ra, trong khi di chuyển mẹ bầu nên bám tay vịn, ko mang vật cồng kềnh tránh che mất tầm nhìn. Mở đèn sáng khi đi vệ sinh, tắm, và bật đèn ngủ giúp mẹ thuận tiện hơn khi hoạt động trong bóng tối.

Nghỉ ngơi sau khi vận động 

Nghỉ ngơi sau khi vận động để cơ thể có thời gian hồi sức, không bị mệt mỏi sẽ giúp mẹ bầu hạn chế bị té khi mang thai tuần đầu. Và nhớ theo dõi đường huyết của bản thân mẹ bầu nhé. Nếu thấy các dấu hiệu của tụt đường huyết thì hãy nghỉ ngơi, hạn chế di chuyển.

Mẹ bầu nên dành thời gian để nghỉ ngơi. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Ngâm chân nước muối 

Ngâm chân nước nóng và muối đá để giúp giảm căng thẳng các cơ bắp và chống lại tình trạng viêm, ngủ ngon giấc và giảm đau xương khớp. Ngâm chân nước muối cũng giúp mẹ bầu thư thái, tâm lý dễ chịu hơn. Bố cũng có thể xoa bóp bàn chân để mẹ thư giãn cơ bắp, giúp sức khỏe xương khớp mẹ bầu tốt hơn.

Bà bầu bị té khi mang thai tuần đầu là vấn đề được nhiều chị em quan tâm. Tuy nhiên phụ thuộc vào mức độ té ngã nhẹ hay nặng mà có những cách xử lý phù hợp. Nhưng nhìn chung lại, mẹ bầu vẫn nên cẩn thận nhiều hơn trong việc di chuyển. Đặc biệt chú ý những cách phòng chống té ngã mà Monkey đã chia sẻ. Còn nếu chẳng may bị ngã thì mẹ bầu hãy cố gắng giữ bình tĩnh để xử lý tình huống nhé.

Can Falling During Pregnancy Cause a Miscarriage? - Ngày truy cập: 23/09/2022

https://www.verywellfamily.com/can-falling-during-pregnancy-cause-a-miscarriage-2371489

Đào Nhàn
Đào Nhàn

Tôi là Đào Nhàn, biên tập viên có hơn 3 năm kinh nghiệm viết bài nhiều lĩnh vực như giáo dục, sức khỏe, công nghệ...

Bài viết liên quan

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!