zalo
Sâu răng khi mang thai có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào?
Thai kỳ

Sâu răng khi mang thai có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào?

Thúy Anh
Thúy Anh

19/03/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Nhiều người lầm tưởng rằng sâu răng không nguy hiểm, không đáng để quan ngại. Khoa học đã chứng minh khoảng 80% bà bầu bị sâu răng khi mang thai có nguy cơ sinh non, sảy thai,...Trong bài viết này sẽ đề cập đến sự nguy hiểm, những điều cần chú ý và cách điều trị bệnh sâu răng ở bà bầu. 

Bà bầu bị sâu răng có nguy hiểm không?

Trong quá trình mang thai nhiều chị em thèm ăn ngọt đến mức không kiểm soát được. Bên cạnh đó không chú ý đến mặt vệ sinh răng miệng. Do đó, tỉ lệ thai phụ bị sâu răng khi mang thai thường rất cao. Bệnh gây ra một số ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe của hai mẹ con.

Ảnh hưởng đối với mẹ

Cơ thể mẹ khi mang thai có nhiều sự thay đổi và làm cho cơ thể nhạy cảm hơn. Sức đề kháng khi mang thai của phụ nữ kém hơn rất nhiều so với người bình thường. Do đó, hệ thống bảo vệ cơ thể suy yếu và tạo cơ hội cho các vi khuẩn gây bệnh. 

Khi bị sâu răng các vi khuẩn có hại sẽ tấn công chân răng, phần lợi,...gây ra các tổn thương làm mẹ khó chịu khi ăn uống. Bên cạnh đó, một số vi khuẩn có hại sẽ di chuyển, trượt xuống nhau thai hòa vào dung dịch nước ối. Chúng tấn công làm vỡ màng ối làm mẹ sinh non, sảy thai, bé nhẹ cân,...

Đối với thai nhi

Mẹ bị sâu răng có thể làm ảnh hưởng đến sự phát triển trong hệ thống xương của trẻ. Vì mẹ không đủ canxi cho thai nhi sử dụng gây nên tình trạng thiếu hụt canxi ở cả hai người. 

Bên cạnh đó, vi khuẩn sâu răng có thể lây truyền từ mẹ sang con. Bé có nguy cơ sâu răng từ trong bụng mẹ và các vi khuẩn nhân lên nhanh chóng ngay sau khi bé sinh.

Mặt khác, các vi khuẩn phá hủy màng ối. Trong trường hợp này nếu không được cấp cứu kịp thời thì bé sẽ bị ngợp và không có dấu hiệu hô hấp khi được phẫu thuật đưa ra bên ngoài.

Bà bầu bị sâu răng có nguy hiểm đến thai nhi không? (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Điều trị sâu răng khi mang thai

Có một điều mà các mẹ bầu cần ghi nhớ rõ chính là không được nhổ răng khi mang thai. Đặc biệt là những tháng đầu tiên của thai kỳ khi mà mọi tác động vật lý đều có khả năng ảnh hưởng đến sự phát triển của bé. Thay vào đó, mẹ có thể áp dụng một số phương pháp sau.

  • Trám răng

Một phương pháp an toàn và có yếu tố thẩm mỹ cao đó chính là trám răng. Cách này không mang lại đau đớn hay để lại di chứng cho mẹ. Tuy nhiên các chị em cần phải tham khảo ý kiến các bác sĩ xem tình trạng của bản thân có thể trám răng hay không.

  • Súc miệng bằng nước muối 

Nước muối pha hoặc nước muối sinh lý không thể làm mẹ trắng răng hay làm giảm sâu răng hoàn toàn. Tuy nhiên, sau khi súc miệng bằng kem đánh răng, bạn nên súc miệng với nước muối. Điều này giúp lấy đi các mảng thức ăn bám trên nướu, lợi người mang thai.

  • Phương pháp tự nhiên

Nếu thể trạng của mẹ không phù hợp với phương án trám răng thì có thể sử dụng các nguyên liệu thiên nhiên làm giảm cơn đau răng. Tỏi là một nguyên liệu dùng để điều trị sâu răng. Tỏi có tính chống khuẩn, khử mùi, giảm viêm,...Rất thích hợp cho đa số các mẹ bầu.

Tỏi có thể làm giảm cơn đau khi mẹ bị sâu răng. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Xem thêm: Những vấn đề về răng miệng khi mang thai mẹ cần lưu tâm

Người mang thai bị sâu răng cần chú ý những gì?

Bà bầu mang thai bị sâu răng cần lưu ý những điều sau để tránh cho tình trạng của bản thân ngày càng tệ gây nguy hiểm đến thai nhi.

Chế độ dinh dưỡng

  • Mẹ cần bổ sung các loại thực phẩm mang lại nhiều canxi như: Sữa đậu nành, phomai, hạt hướng dương, sữa chua,...

  • Bổ sung nhiều khoáng chất và các loại vitamin có trong các loại trái cây: Cam, chanh, xoài, táo,...

  • Không được ăn quá nhiều đồ ngọt trong ngày vì dễ tích các mảng bám làm tăng nguy cơ sâu răng

Thăm khám định kỳ

  • Đi kiểm tra răng miệng theo định kỳ trung bình 6 tháng/ lần để kịp thời phát hiện và chữa trị.

  • Lựa chọn các nha khoa hoặc phòng khám uy tín để kiểm tra cho kết quả chính xác nhất.

Mẹ bầu nên bổ sung canxi từ đậu nành. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Phòng, chống hiện tượng sâu răng khi mang thai

Để làm giảm khả năng bị sâu răng khi mang thai bạn tham khảo các cách được liệt kê dưới đây:

  • Đánh răng 2 lần/ngày sáng và tối với kem đánh răng chứa tinh chất Flo.

  • Sử dụng dung dịch súc miệng làm trắng răng và giữ được hơi thở thơm mát.

  • Sử dụng chỉ nha khoa 1 lần/ ngày để lấy đi thức ăn bám trong kẽ răng.

  • Khi thấy răng có biểu hiện đau nhức hoặc có mùi hôi khó chịu, bạn nên đến các nha khoa hoặc các phòng khám để được các bác sĩ chuyên môn khám và chăm sóc.

Sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Bài viết trên đã giải thích rõ cho chị em mức độ nguy hiểm nếu mẹ sâu răng khi mang thai. Hy vọng những thông tin trên có thể cung cấp cho bạn thêm một số phương pháp chăm sóc răng miệng. Bên cạnh đó nhắc nhở mọi người cần chú ý sức khỏe của bản thân và thường xuyên đi kiểm tra sức khỏe.

Thúy Anh
Thúy Anh

Với kinh nghiệm 3 năm viết bài đa lĩnh vực và thực hành nuôi dạy con thông qua ứng dụng Monkey hàng ngày. Tôi mong muốn chia sẻ những kiến thức dạy trẻ tốt nhất cho các phụ huynh đang đọc bài viết của mình

Bài viết liên quan

Trẻ em cần được trao cơ hội để có thể học tập và phát triển tốt hơn. Giúp con khai phá tiềm năng tư duy và ngôn ngữ ngay hôm nay.

Nhận tư vấn Monkey