Những vấn đề về răng miệng khi mang thai mẹ cần lưu tâm
Thai kỳ

Những vấn đề về răng miệng khi mang thai mẹ cần lưu tâm

Thúy Anh
Thúy Anh

19/03/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Theo nghiên cứu cho thấy, bà bầu có vấn đề răng miệng khi mang thai có ảnh hưởng đến thai nhi. Tùy vào cơ địa của mỗi người mà sẽ gặp các vấn đề về răng miệng khác nhau. Trong bài viết này sẽ đề cập đến một số khía cạnh về bệnh răng miệng mà chị em bầu bí thường gặp.

Monkey Math
Monkey Junior
Tiếng Anh cho mọi trẻ em
Giá chỉ từ
699.000 VNĐ
1199.000 VNĐ
discount
Save
40%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Khởi đầu tốt nhất cho con bắt đầu học tiếng Anh. Con học càng sớm càng có lợi thế.
  • Tích lũy 1000+ từ vựng mỗi năm và 6000 mẫu câu tiếng Anh trước 10 tuổi.
  • Linh hoạt sử dụng trên nhiều thiết bị.
Monkey Math
Monkey Stories
Giỏi tiếng anh trước tuổi lên 10
Giá chỉ từ
699.000 VNĐ
1199.000 VNĐ
discount
Save
40%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Thành thạo các kỹ năng tiếng Anh ngay trước 10 tuổi với hơn 1000 đầu truyện, hơn 100 bài học, 300+ sách nói. Nội dung thêm mới mỗi tuần.
  • Hơn 1.000 đầu truyện, hơn 300 bài học, gần 300 sách nói - thêm mới mỗi tuần.
  • Phát âm chuẩn ngay từ đầu nhờ Monkey Phonics - giúp đánh vần tiếng Anh dễ như tiếng Việt.
Monkey Math
Monkey Math
Học toán
Giá chỉ từ
499.000 VNĐ
832.000 VNĐ
discount
Save
40%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Tự tin nắm vững môn toán theo Chương trình GDPT mới.
  • Bổ trợ kĩ năng tiếng Anh bên cạnh Toán.
  • Tạo nhiều hồ sơ để cùng học trên 1 tài khoản duy nhất, đồng bộ tiến độ học trên tất cả các thiết bị.
Monkey Math
VMonkey
Học tiếng việt
Giá chỉ từ
399.000 VNĐ
665.000 VNĐ
discount
Save
40%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Đánh vần chuẩn nhờ học phần Học Vần - cập nhật theo chương trình mới nhất của Bộ GD&ĐT.
  • Đọc - hiểu, chính tả tiếng Việt dễ dàng và nhẹ nhàng hơn ngay tại nhà.
  • Bồi dưỡng trí tuệ cảm xúc (EQ) nhờ hơn 450 câu chuyện thuộc 11 chủ đề, nhiều thể loại truyện.

Thời điểm nào bà bầu dễ gặp các bệnh về răng miệng?

Trong quá trình mang thai và khi thai nhi được 6 tháng tuổi. Giai đoạn này bé đang dần dần hoàn thiện hệ thống xương. Do đó, đây là giai đoạn mà nhu cầu về canxi của bé rất mãnh liệt. Đòi hỏi mẹ một lượng canxi khổng lồ để hoàn thành quá trình này.

Nếu mẹ bầu có tiền sử thiếu canxi nghiêm trọng hoặc không bổ sung canxi thường xuyên thì sẽ không thể cung cấp cho bé. Thai nhi sẽ rút canxi trực tiếp trong cơ thể mẹ. Do thiếu canxi nên bà bầu dễ gặp các vấn đề liên quan đến răng miệng.

Khi nào bà bầu dễ gặp các vấn đề về răng miệng. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Một số vấn đề về răng miệng khi mang thai

Sự thiếu hụt canxi trong cơ thể khiến cho các mẹ dễ gặp một số vấn đề về răng miệng.

Sâu răng

Phụ nữ khi mang thai có nhiều sự thay đổi trong cơ thể là do sự thay đổi của các hoocmon. Môi trường trao đổi chất cũng do đó mà thay đổi. Do đó, cơ chế tự bảo vệ răng miệng từ đó suy yếu tạo thành các bệnh lý.

Thêm vào đó, vào giai đoạn đầu khi mang thai nhiều chị em thèm đồ ngọt. Việc bổ sung glucose quá nhiều trong bữa ăn làm tăng tỷ lệ sâu răng của mẹ bầu.

Mặt khác, phụ nữ khi mang thai hạn chế trong việc tiết nước bọt. Trong nước bọt có chất bảo vệ răng miệng. Theo thống kê, việc các mẹ bầu có vấn đề về răng miệng khi mang thai thì khoảng 30% sẽ sinh non.

Viêm nướu

Khi mang thai các cơ chế tự bảo vệ răng miệng suy giảm. Các mảng thức ăn bám vào phần nướu làm cho nướu dễ sưng và chảy máu khi có tác động vật lý nhỏ. Thêm vào đó, do nướu bị sưng và chảy máu nên sẽ gây cảm giác đau rát khi đưa thức ăn vào miệng. Tình trạng này làm đa số các mẹ đều cảm thấy không thoải mái.

Cơ chế tự vệ suy giảm gây nên hiện tượng viêm nướu. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Mòn răng

Triệu chứng nôn nghén ở giai đoạn đầu khi mang thai dễ khiến mẹ bị mòn răng. Khi nôn ói, ợ chua, ợ hơi làm cho acid trong dạ dày đẩy lên khoang miệng làm thay đổi môi trường pH trong vòm miệng. Từ đó răng mẹ tiếp xúc với acid gây nên hiện tượng mòn răng.

Tại sao người mang thai dễ mắc bệnh răng miệng?

Khi mang thai cơ thể mẹ có vài sự thay đổi làm cho các hoạt động trong cơ thể đều nhạy cảm. Có hai nguyên nhân làm cho người mang thai dễ mắc các vấn đề liên quan đến răng miệng.

Thay đổi hoocmon: Sự thay đổi của hormone estrogen làm cho sức đề kháng cũng như các cơ chế tự vệ của cơ thể hoạt động với hiệu suất thấp. Tạo điều kiện cho các vi khuẩn trong các mảng bám sinh sôi phát triển và gây bệnh răng miệng.

Thói quen ăn uống: Các mẹ bầu có chế độ ăn không lành mạnh. Bổ sung quá nhiều đồ ngọt vào cơ thể tạo thành nhiều mảng bám gây sâu răng.

Ăn nhiều đồ ngọt dễ dẫn đến vấn đề răng miệng. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Xem thêm: Đang bầu có làm răng được không? - Những lưu ý quan trọng

Lưu ý khi chăm sóc răng miệng cho bà bầu

Để phòng, ngừa các vấn đề về răng miệng khi mang thai thì chị em nên chú ý đến các điều sau: 

Khám định kỳ

Các bà bầu hãy đến các nha khoa hoặc các bệnh viện uy tín để được tư vấn và chăm sóc răng miệng. Nên đến nha khoa định kỳ 6 tháng/ lần để kiểm tra răng miệng.

Chế độ ăn uống, sinh hoạt

Hạn chế ăn đồ ngọt vì nó dễ hình thành các mảng bám gây sâu răng. Mẹ bầu cũng không nên ăn đồ chua quá thường xuyên vì có hàm lượng acid cao dễ gây mòn răng.

Trường hợp bà bầu bị nghén nặng có thể dùng nước muối sinh lý (NaCl 9%) hoặc nước ấm súc miệng làm giảm lượng acid và mảng bám có trong vòm miệng. Chú ý bổ sung dinh dưỡng từ các nguồn hải sản nâng cao lượng canxi cho cơ thể.

Phòng tránh bệnh răng miệng

Sử dụng nước súc miệng sau khi đánh răng để giữ hơi thở thơm mát. Không nên lạm dụng nước súc miệng mà không đánh răng. Tập thói quen đánh răng 2 lần/ ngày sáng và tối để bảo vệ răng miệng toàn diện. Sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng.

Phụ nữ mang thai chỉ nên sử dụng các loại kem đánh răng chứa tinh chất Flo. Không được tùy tiện sử dụng các loại thảo mộc, thảo dược làm trắng răng.

Đánh răng 2 lần/ ngày để bảo vệ răng miệng. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Những thông tin trên đã phân tích một số khía cạnh liên quan đến vấn đề răng miệng khi mang thai ở chị em. Răng miệng có vấn đề có thể do đang thiếu canxi và cần bồi bổ gấp. Tuy nhiên, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ về các nguồn bổ sung canxi an toàn cho thai phụ. Tùy tình trạng của mỗi người mà sẽ có những kế hoạch bổ sung dinh dưỡng khác nhau. Mẹ cũng đừng quên thăm khám răng miệng định kỳ 6 tháng/ lần để phát hiện và điều trị các vấn đề một cách nhanh nhất.

Thúy Anh
Thúy Anh

Với kinh nghiệm 3 năm viết bài đa lĩnh vực và thực hành nuôi dạy con thông qua ứng dụng Monkey hàng ngày. Tôi mong muốn chia sẻ những kiến thức dạy trẻ tốt nhất cho các phụ huynh đang đọc bài viết của mình

Bài viết liên quan

Trẻ em cần được trao cơ hội để có thể học tập và phát triển tốt hơn. Giúp con khai phá tiềm năng tư duy và ngôn ngữ ngay hôm nay.

Nhận tư vấn Monkey

Mua nhiều hơn, tiết kiệm lớn với Monkey Junior! Ưu đãi lên tới 50% khi mua combo 3 sản phẩm!

NHẬP THÔNG TIN ĐỂ NHẬN ƯU ĐÃI NGAY!

* Áp dụng giảm thêm 10% và nhận quà tặng kèm (khóa học/ học liệu/ túi tote) khi thanh toán online

promotion 1
promotion 2
promotion 3

NHẬP THÔNG TIN ĐỂ NHẬN ƯU ĐÃI NGAY!

* Áp dụng giảm thêm 10% và nhận quà tặng kèm (khóa học/ học liệu/ túi tote) khi thanh toán online