Bà bầu tháng thứ 5 có nên quan hệ hay không còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Bà bầu cần lưu ý rất nhiều điều để vừa mang lại cảm xúc thăng hoa cho mẹ, vừa không ảnh hưởng đến thai nhi.
Quan hệ khi mang thai - Nên hay không?
Các chuyên gia khẳng định, mẹ bầu có thể duy trì quan hệ khi mang thai hay không còn tùy thuộc vào từng giai đoạn thai kỳ và sức khỏe của mẹ. Nếu mang thai ở tam cá nguyệt đầu tiên và thứ ba và thuộc các trường bác sĩ cảnh báo kiêng quan hệ, bà bầu nên hạn chế hoặc tránh gần gũi chồng khi mang thai.
Nếu thai phụ và thai nhi có sức khỏe ổn định thì chị em vẫn được bác sĩ khuyến khích nên quan hệ khi mang thai, bởi điều này đem đến nhiều lợi ích đáng ngạc nhiên:
-
Tăng lưu lượng máu: Đạt “cực khoái” sẽ làm tăng lưu lượng máu khiến việc vận chuyển các chất đến các bộ phận trong cơ thể mẹ trở nên dễ dàng, điều này rất có lợi cho thai nhi.
-
Chống tăng huyết áp: Huyết áp luôn ổn định, nhờ đó hạn chế nguy cơ bị tiền sản giật do tăng huyết áp.
-
Giảm đau: Cơ thể sản xuất ra hormone oxytocin có tác dụng giảm đau hữu hiệu.
-
Giải phóng hormone endorphin: Mang lại cảm giác hạnh phúc cho mẹ nên em bé cũng phát triển tốt hơn.
-
Tăng khả năng miễn dịch: Sức đề kháng được cải thiện nhờ sự sự sản sinh nồng độ globulin – vốn là kháng thể chống lại sự xâm nhập của các vi trùng gây bệnh cho cơ thể.
-
Cải thiện giấc ngủ: Cảm thấy thư giãn hơn, là liều thuốc an thần giúp ngủ ngon.
Bà bầu tháng thứ 5 có nên quan hệ?
Rất nhiều phụ nữ mang thai thắc mắc rằng bà bầu tháng thứ 5 có nên quan hệ vì lo sợ gây biến chứng cho mẹ, ảnh hưởng đến em bé, sợ gây sảy thai hoặc khiến con bị sinh non. Điều này có đúng hay không?
Quan hệ có ảnh hưởng thai nhi 5 tháng?
Ở tam cá nguyệt đầu tiên, thai nhi chưa ổn định, việc quan hệ khiến mẹ phải đối mặt với nguy cơ sảy thai. Tam cá nguyệt thứ ba, kích thước em bé rất lớn, nên việc quan hệ trở nên khó khăn và dễ kích thích tử cung khiến bé có khả năng bị sinh non.
Tuy nhiên, ở tam cá nguyệt thứ hai, bụng bầu của mẹ bầu chưa quá lớn, thai nhi cũng đã ổn định hơn nên thai phụ không phải lo sợ bị sảy thai hoặc sinh non nếu gần gũi chồng.
Không những thế, bé còn được bao bọc trong túi ối, nằm trong tử cung và có nút nhầy cổ tử cung dài tới 3-5cm ngăn cản những tác động từ bên ngoài, nên mẹ bầu có thể yên tâm rằng sự xâm nhập của bố không thể gây nguy hiểm tới em bé trong bụng.
Vì vậy, bà bầu có thể yên tâm rằng con sẽ không bị ảnh hưởng nếu mẹ quan hệ trong thời điểm mang thai tháng thứ 5. Các chuyên gia cũng khuyến khích quan hệ an toàn khi mang thai tháng 20 tuần vì không gây nguy hại đến thai nhi.
Quan hệ có ảnh hưởng đến mẹ mang thai 5 tháng?
Sau 3 tháng đầu tiên phải chịu mệt mỏi bởi các triệu chứng của cơn ốm nghén hành hạ, bước sang tháng thứ 5 thì mẹ bầu đã thoải mái hơn vì hiện tượng này đã không còn. Đây là thời điểm để mẹ tận hưởng những giây phút thăng hoa trong chuyện chăn gối.
Một số mẹ bầu sẽ tăng ham muốn hơn bao giờ hết, do giai đoạn này, dịch nhầy âm đạo tiết ra nhiều hơn, ngực to và nhạy cảm hơn khiến mẹ và bố hứng thú hơn và mẹ bầu dễ đạt khoái cảm hơn. Không những thế, vòng bụng của thai phụ cũng chưa quá lớn nên việc chọn tư thế quan hệ cũng khá dễ dàng.
Như vậy, đối với việc bà bầu tháng thứ 5 có nên quan hệ hay không thì câu trả lời là có nếu sức khỏe của người mẹ và em bé đều tốt. Việc quan hệ an toàn trong tháng này sẽ không ảnh hưởng đến thai nhi và là thời điểm phù hợp trong chuyện duy trì chuyện chăn gối, giúp tình cảm vợ chồng khăng khít hơn.
Các tư thế quan hệ khi mang thai 5 tháng an toàn
Một số tư thế được bác sĩ khuyến khích quan hệ khi mang thai an toàn, dưới đây là 6 tư thế phổ biến:
1. Tư thế úp thìa
Cả hai bạn nằm nghiêng về một bên chồng nằm ở phía sau. Đây là tư thế úp thìa. Tư thế này giúp giảm áp lực lên cổ tử cung và tạo cảm giác thoải mái.
2. Tư thế phụ nữ ở trên
Với tư thế này bà bầu ngồi lên trên người chồng, có thể kiểm soát độ nông - sâu và tốc độ. Một số mẹ bầu có thể lo lắng về cân nặng của mình và tác động đến em bé, nhưng thực tế, điều này thường không gây vấn đề.
3. Tư thế người chồng ở trên
Chồng nằm trên bạn, nhưng không đè cả cơ thể lên bụng bạn mà chống tay xuống hoặc nghiêng nhẹ về đằng trước hoăkc sau. Tư thế này giúp tránh áp lực lên bụng dưới.
4. Tư thế mép giường
Mẹ bầu nằm nửa mình trên giường, sát mép, với đầu gối hơi chếch ra và chân thoải mái bên cạnh mông. Đối với những người thường xuyên tập yoga, tư thế này là lựa chọn tốt. Chồng có thể đứng hoặc quỳ trước bạn.
5. Tư thế doggy
Mẹ bầu có thể quỳ gối và chống khuỷu tay xuống để tự nâng đỡ bản thân mình. Sau đó người chồng sẽ quỳ gối và nhẹ nhàng “thâm nhập” từ phía sau.
6. Tư thế mặt đối mặt
Bà bầu và chồng nằm đối diện nhau. Anh ấy có thể nằm thấp hơn hoặc bạn có thể đặt chân lên người anh ấy. Tư thế mặt đối mặt giúp tăng cường tình cảm và không tạo áp lực lên bụng của bạn.
Hãy để cơ thể tự nhiên thoải mái nhất, cho trải nghiệm quan hệ khi mang thai thú vị và an toàn cho cả bà bầu và em bé sắp chào đời.
Những trường hợp nên kiêng quan hệ khi mang thai
Mặc dù mẹ đã biết được bà bầu tháng thứ 5 có nên quan hệ hay không, nhưng thai phụ cũng cần biết những trường hợp nào nên cân nhắc chuyện này để có một thai kỳ khỏe mạnh. Nếu mẹ bầu thuộc một trong số trường hợp sau thì nên kiêng quan hệ tình dục khi mang thai:
-
Tiền sử đã bị sảy thai: Nguy cơ sảy thai cao.
-
Cổ tử cung yếu: Có dấu hiệu mở ra quá sớm, hở eo cổ tử cung, cổ tử cung ngắn.
-
Nguy cơ sinh non: Nếu đã từng sinh non hoặc bị co thắt tử cung trong thai kỳ thì nên hạn chế.
-
Chảy máu âm đạo bất thường: Thai kỳ đang có vấn đề, dọa sảy thai.
-
Rỉ ối: Dấu hiệu cảnh báo thai nhi không còn được bảo vệ, dễ bị nhiễm trùng trong túi nước ối nếu quan hệ.
-
Mắc các bệnh về đường tình dục: Dễ khiến thai nhi nhiễm trùng, nhiễm khuẩn.
-
Mang thai đôi hoặc đa thai.
-
Bị các vấn đề về nhau thai: Nhau tiền đạo, nhau thai đóng thấp.
Xem thêm: Bà bầu tháng thứ 5 bị ho có sao không?
5 lưu ý quan trọng khi quan hệ trong thai kỳ
Để tránh trường hợp ngoài ý muốn có thể xảy ra, mẹ bầu 5 tháng cần lưu ý những điều sau:
Tần suất quan hệ
Mặc dù tháng thứ 5 của thai kỳ là thời điểm phù hợp nhất cho việc quan hệ bởi lúc này sự ham muốn của thai phụ tăng cao, thai nhi cũng đã ổn định, nhưng bố mẹ cũng chỉ nên “yêu” với tần suất 1-2 lần/tuần. Mặc dù các cơn cực khoái dù rất nhẹ và không đủ để kích thích quá trình chuyển dạ, nhưng việc đạt cực khoái với tần suất quá nhiều cũng sẽ ảnh hưởng không tốt đối với thai nhi.
Tư thế quan hệ
Quan hệ tình dục an toàn khi mang thai không thể không kể đến tư thế quan hệ. Dưới đây là những tư thế phù hợp mà mẹ bầu ở tháng thứ 5 có thể tham khảo:
-
Tư thế truyền thống: Để tránh tạo áp lực lên bụng mẹ, bố nên điều chỉnh tập trung lực ở tay thay vì đặt toàn bộ cơ thể của mình lên vợ.
-
Tư thế úp thìa: Người mẹ hãy nằm nghiêng, hơi cong cơ thể như dáng chữ C, chồng thâm nhập từ phía sau.
-
Tư thế đối mặt: Hai vợ chồng nằm đối diện nhau, bố có thể nằm thấp hơn một chút hoặc bạn gác chân lên người anh ấy.
-
Tư thế nữ trên: Bố nằm dưới, mẹ ở trên người chồng.
-
Tư thế Doggy: Cả hai cùng quỳ, bố ở phía sau bạn.
Tất cả những tư thế trên hạn chế tối đa sự tác động của người bố lên vùng bụng của mẹ bầu nhưng cha mẹ hãy nhớ không nên quan hệ quá lâu, thực hiện nhẹ nhàng, đừng dùng lực quá mạnh để em bé được thoải mái và an toàn hơn.
Sử dụng bao cao su
Các bệnh lây truyền qua đường tình dục như Chlamydia, giang mai, sùi mào gà, u nhú sinh dục,... sẽ ảnh hưởng không tốt đến thai nhi như đe dọa sinh non, sảy thai do nhiễm trùng nước ối, nhiễm trùng bào thai,… Vì vậy, khi quan hệ tình dục, bố nên sử dụng bao cao su để bảo vệ cho mẹ và bé được khỏe mạnh.
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Mẹ bầu 5 tháng nên gặp bác sĩ nếu có những thắc mắc liên quan đến việc quan hệ trong thai kỳ như tư thế quan hệ. Đặc biệt là khi mẹ đang phân vân, lo ngại chuyện ấy có thể đe dọa sự an toàn của thai nhi.
Sau khi đạt cực khoái, mẹ gặp phải tình trạng chuột rút là điều bình thường. Tuy nhiên, nếu biểu hiện này không biến mất sau vài phút và mẹ bầu còn bị đau hay chảy máu thì hãy đến bác sĩ ngay để được chăm sóc kịp thời.
Bà bầu tháng thứ 5 có nên quan hệ hay không phụ thuộc vào sức khỏe thai kỳ của mẹ và thai nhi. Chúc mẹ có những phút giây hạnh phúc bên chồng và nhớ cẩn thận trong mỗi chuyển động để đảm bảo cho cả bạn lẫn em bé trong bụng sẽ luôn khỏe mạnh.
Sex During and After Pregnancy - Truy cập ngày 20/06/2022
https://www.webmd.com/baby/guide/sex-and-pregnancy
Sex during pregnancy: What's OK, what's not - Truy cập ngày 20/06/2022
https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/pregnancy-week-by-week/in-depth/sex-during-pregnancy/art-20045318
What to know about sex during pregnancy - Truy cập ngày 20/06/2022
https://www.medicalnewstoday.com/articles/321648