zalo
Một số đặc điểm mẹ bầu 29 tuần không thể bỏ qua
Thai kỳ

Một số đặc điểm mẹ bầu 29 tuần không thể bỏ qua

Thúy Anh
Thúy Anh

18/05/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Mẹ bầu tuần 29 đang dần cảm thấy mệt mỏi hơn vì nhiều vấn đề đang phải đối mặt như: Cân nặng, cảm xúc và các triệu chứng đi kèm. Bố mẹ nên làm gì để cải thiện tình trạng này?

Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 29

Mang thai tuần thứ 29, thai nhi tập trung phát triển xương khớp cứng cáp hơn. Chiều dài và cân nặng tăng lên đáng kể khoảng 26,4cm và nặng 1,350g.

Tháng thứ 7, thai nhi đang phát triển toàn diện hơn về:

  • Tăng cường hấp thu canxi giúp xương cứng, chắc khỏe hơn.

  • Não tăng gấp 3 lần trọng lượng và tạo các rãnh sâu để có nhiều diện tích bề mặt hơn cho các tế bào thần kinh.

  • Da phát triển trưởng thành và dày hơn.

  • Lông tơ bao phủ xung quanh cơ thể đạt đỉnh điểm và bắt đầu dụng.

  • Lớp da nhăn nheo ngày nào trở nên mịn màng hơn nhờ lượng chất béo được bổ sung.

  • Những cú đạp mạnh mẽ và linh hoạt hơn.

  • Thị lực tiếp tục phát triển có thể phản ứng khi ánh sáng thay đổi.

  • Phản ứng hào hứng với tất cả các loại kích thích – chuyển động, âm thanh và ánh sáng.

Thai nhi 29 tuần phát triển như thế nào? (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Ngoài bé, mẹ bầu 29 tuần cũng có sự thay đổi khá lớn cả về tâm sinh lý và hình dáng cơ thể.

Những triệu chứng bà bầu tuần 29 có thể gặp phải

Các bà bầu tuần 29 phải đối mặt rất nhiều vấn đề về tinh thần và sức khỏe:

Mệt mỏi

Mẹ bầu tuần 29 có thể cảm thấy mệt mỏi, cạn kiệt sức, nhất là khi bị khó ngủ. Lúc này, cơ thể mẹ nặng nề hơn rất, trọng lực dồn hết về vùng bụng làm trọng tâm thay đổi. Cùng sự thay đổi của hormone, các dây chằng và xương khớp lỏng khiến mẹ mất thăng bằng.

Hơn nữa, cơ thể phụ nữ khi mang thai phải liên tục hoạt động để nuôi dưỡng và hỗ trợ thai nhi nên mẹ cần rất nhiều năng lượng. Vì thế, khi mang thai mẹ cần giữ cho mình nguồn năng lượng dồi dào để tránh tình trạng suy kiệt cơ thể.

Bà bầu thường cảm thấy mệt mỏi. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Suy giãn tĩnh chân

Nhiều trường hợp phụ nữ khi mang thai ở tuần 29 gặp chứng giãn tĩnh mạch chân. Nguyên nhân khi tử cung ngày càng lớn sẽ gây áp lực lên các tĩnh mạch chính giúp di chuyển máu xuống phần dưới cơ thể đến tim.

Trường hợp này dễ xuất hiện ở người mang thai lần đầu tiên hoặc tiền sử trong gia đình có mẹ từng mắc phải. Triệu chứng cụ thể, các tĩnh mạch ở chân nổi lên và bị đau hoặc ngứa. Dù trông chúng có vẻ khó chịu nhưng mẹ bầu không cần quá lo lắng.

Mẹ chỉ cần không ngồi hoặc đứng quá lâu trong thời gian dài, và kê chân lên cao thì tình hình sẽ được cải thiện.

Hiện tượng suy giãn tĩnh chân. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Tâm trạng thay đổi

Mang thai làm cho cảm xúc của phụ nữ mang thai trở nên biến động bất thường. Do sự thay đổi của hormone khiến mẹ bầu khó kiểm soát được cảm xúc, vui – buồn lẫn lộn, thậm chí cái gắt hơn.

Đặc biệt ở giai đoạn cuối của thai kỳ mẹ bầu lúc nào cũng cảm giác hồi hộp, lo lắng với hàng ngàn câu hỏi vì sao: Bao giờ mình sẽ chuyển dạ? Sinh con có khó không? Sinh con đau lắm không? 

Phụ nữ mang thai rất dễ thay đổi tâm trạng bất thường. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Những nỗi sợ hãi đó làm nội tiết tố Cortisol tăng lên. Đây là hiện tượng khá bình thường, tuy nhiên bà bầu nên chủ quan, vì để kéo dài quá lâu sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ. 

Trong suốt thời gian mang thai ở tuần 29, nếu mẹ luôn cảm thấy lo lắng quá mức hoặc dễ bị kích động có thể tìm đến bác sĩ để tham khảo ý kiến.

Một số triệu chứng khác thường gặp

Ngoài dấu hiệu thay đổi về tâm sinh lý trên, mẹ bầu tuần 29 dễ xuất hiện một số triệu chứng khác như:

  • Đau nửa đầu, nhức đầu hoặc choáng váng;

  • Tiền sản giật;

  • Hụt hơi;

  • Bệnh trĩ, táo bón;

  •  Não thai;

  • Móng tay mọc nhanh;

  • Đầy hơi, chướng bụng, ợ chua hoặc khó tiêu;

  • Đi tiểu nhiều lần vào ban đêm;

  • Khó ngủ;

  • Đau lưng, chân hoặc hông;

  •  Chuột rút;

  • Ngứa bụng do da căng mỏng hơn khiến nó trở nên nhạy cảm.

Mẹ bầu tuần thứ 29 có thể bị rạn da. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Chẳng dễ chịu chút nào khi mọi thứ đều thay đổi chóng mặt khiến người mang thai cảm thấy mệt mỏi. Vì vậy, mẹ bầu 29 tuần cần làm gì để cả mẹ và con đều khỏe mạnh.

Bà bầu 29 tuần nên làm gì?

Không giống những tuần trước, mẹ bầu 29 tuần cần phải hành trang cho mình đầy đủ các kiến thức đủ để chuẩn bị chào đón con cưng khoẻ mạnh sắp ra đời.

Chế độ dinh dưỡng

Dù ở bất kỳ giai đoạn nào, một chế độ dinh dưỡng lành mạnh là giải pháp hoàn hảo giúp mẹ cân bằng sức khỏe, cân nặng và sự phát triển tốt cho con. Nhất ở tuần 29, bác sĩ khuyên các bà bầu nên ưu tiên nạp đủ canxi cho cơ thể.

Bởi canxi là thành phần quan trọng cho sự phát triển xương, răng, tim, thần kinh và cơ bắp của thai nhi. Do đó, trong suốt thời kỳ mang thai, mẹ bầu cần đảm bảo bổ sung đủ 1.000mg canxi/ngày.

Nên bổ sung đủ lượng canxi cần thiết. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Nếu không nạp đủ canxi, thai nhi sẽ lấy canxi từ xương mẹ, từ đó làm tăng nguy cơ huyết áp cao dẫn đến trường hợp sinh non. Một số thực phẩm phụ nữ mang thai nên bổ sung: Các thực phẩm từ sữa, nước cam, cá, rau củ xanh,...

Ngoài ra, trong suốt thời gian mang thai mẹ đừng quên bổ sung ít nhất 2 lít nước mỗi ngày và nước ép trái cây, rau củ.

Vận động

Mẹ bầu tuần 29 gặp rất nhiều khó khăn trong việc di chuyển và vận động hàng ngày. Dù vậy, bác sĩ vẫn khuyên các mẹ nên chịu khó vận động nhẹ nhàng giúp mang lại nhiều lợi ích:

  • Kiểm soát cân nặng tăng nhanh, nhiều

  • Giảm tình trạng hội chứng chân không nghỉ

  • Cải thiện chất lượng giấc ngủ 

  • Sinh dễ và lấy lại vóc dáng sau sinh nhanh 

Một số bài tập phù hợp cho người mang thai. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Một số bài tập mẹ bầu có thể áp dụng: yoga, đi bộ, các bài tập Kegel,... Trước khi tập luyện mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn cho mẹ và thai nhi. 

Chăm sóc bản thân

Trong suốt thời gian mang thai, mẹ bầu nên chú ý nhiều hơn tới việc chăm sóc cho bản thân. Điều này giúp mẹ bầu 29 tuần đối phó được một số triệu chứng mệt mỏi và kiệt sức.

Mẹ hãy áp dụng các phương pháp dưới đây:

  • Dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi và ngủ ngay khi có thể;

  • Giữ thói quen ngủ nhất quán bằng cách đi ngủ và thức giấc cùng một giờ mỗi ngày;

  • Đi khám ngay nếu có dấu hiệu bất thường.

 Nên ngủ đủ giấc. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Lời khuyên từ các chuyên gia dành cho bố mẹ

Phụ nữ mang thai tuần 29 cần phải để mắt tới điều gì? Các chuyên gia khuyên bố mẹ cần làm những điều sau bảo vệ cho cả mẹ bầu và con khoẻ mạnh:

  • Nghiêm túc trong chế độ sinh hoạt và ăn uống hàng ngày. 

  •  Ăn ngay khi cảm thấy đói.

  • Tìm hiểu về dấu hiệu cảnh báo chuyển dạ, cơn gò sinh lý

  • Chú ý tới dấu hiệu táo bón để ngăn ngừa bệnh trĩ

  •  Vận động nhẹ nhàng hạn chế tình trạng nặng nhọc và mệt mỏi

  • Thư giãn tâm lý mọi lúc để ngăn chặn tình trạng căng thẳng, stress

  • Sử dụng gối ngủ kẹp giữa hai chân tránh bị chuột rút

  • Chồng có thể massage chân, tay cho vợ mỗi tối trước khi đi ngủ tạo cảm giác thư giãn.

Người chồng nên dành nhiều thời gian quan tâm đến vợ. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Ngoài ra, bố mẹ đừng quên trò chuyện cùng con hoặc cho con nghe những câu chuyện, bài hát hay từ Monkey nhé. Với hai phiên bản tiếng Việt là VMonkey và phiên bản tiếng Anh là Monkey Stories, bố mẹ có thể dễ dàng cho con tiếp nhận tri thức từ sớm.

Điều này hỗ trợ các con có sự phát triển toàn diện hơn về trí tuệ và khả năng tiếp nhận thông tin sau này.

Kho tri thức từ Monkey giúp bố mẹ thai giáo hiệu quả. (Ảnh: Monkey)

Những xét nghiệm trong tuần thai thứ 29

Bắt đầu từ tuần thứ 29 trở đi các mẹ có thể gặp bác sĩ thường xuyên hơn. Cứ 2 tuần bác sĩ sẽ lên lịch hẹn khám thai cho bé một lần cho đến khi sinh ra. Trong những tuần này, mẹ bầu được kiểm tra chủ yếu huyết áp, trọng lượng của mẹ và các triệu chứng bất kỳ.

Ngoài ra, mẹ cần lưu ý tới hoạt động của mẹ hàng ngày như: Số lần đạp trong ngày, mỗi lần đạp bao lâu, mạnh hay yếu,… Cùng đó, bác sĩ sẽ theo dõi sự phát triển của thai nhi bằng cách đo tử cung của mẹ.

Mẹ có thể được chỉ định đo huyết áp. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Chú ý nhiễm trùng tiểu

Bệnh nhiễm trùng tiểu thường gặp phổ biến ở phụ nữ mang thai. Theo nghiên cứu, hiện nay bệnh nhiễm trùng tiểu ở phụ nữ mang thai chiếm 8%. Đây là hiện tượng nhiễm trùng ở bất kỳ bộ phận nào của hệ tiết niệu gồm: Bàng quang và thận, do đó, mẹ bầu cần hết sức lưu ý.

Nguyên nhân gây nên hiện tượng này là do tử cung bị mở rộng áp lực lên bàng quang và niệu quản. Mang thai lượng axit trong nước tiểu nhiều hơn, khi kết hợp cùng lượng nhiều protein và đường, hormone sẽ làm tăng nguy cơ gây nhiễm trùng đường tiết niệu.

Triệu chứng chủ yếu:

  • Đi tiểu nhiều lần và khẩn cấp

  • Nóng rát khi đi tiểu

  • Nước tiểu có mùi tanh và đục

  • Đi tiểu ra máu

  • Đau bụng, lưng dưới và hai bên

  • Buồn nôn, ớn lạnh và sốt

Chú ý nhiễm trùng tiểu. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Nếu thấy bất cứ triệu chứng nào trên, mẹ bầu cần phải đi khám ngay để được điều trị kịp thời, tránh ảnh hưởng đến thai nhi.

Xem thêm: Mẹ bầu 28 tuần có quan hệ được không?

Một số vấn đề mẹ có thể gặp

Khi mang thai ở tuần thứ 29, mẹ bầu còn cần chú ý tới một số dấu hiệu nguy hiểm sau:

Thai 29 tuần bị ra máu

Hiện tượng ra máu xuất hiện ở mẹ bầu tuần 29 có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau: Nhẹ có thể do viêm hoặc viêm lộ tuyến tử cung. Nặng hơn do máu trong doạ sinh non hoặc bánh rau có vấn đề: Bong rau non hoặc rau tiền đạo. 

Do đó, khi có dấu hiệu bất thường về ra máu ở tuần 29 mẹ bầu nên đi khám ngay.

Chú ý hiện tượng ra máu. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Thai nhi đạp ít

Mỗi tuần hoặc tháng thai nhi sẽ có mức quy định chuẩn về tần suất đạp. Thông thường, trung bình mỗi ngày thai nhi sẽ đạp khoảng từ 15 – 20 nhịp. Những thời gian còn lại bé sẽ dành để nghỉ ngơi và ngủ. Nếu thai có dấu hiệu đạp ít hoặc không đạp có thể là biểu hiện của việc:

  • Bắt đầu xoay ngôi thai

  • Bị thiếu oxy, trường hợp chỉ xảy ra ở mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ hoặc thai chậm phát triển.

  • Thai nhi không còn khả năng phát triển hoặc bị lưu thai.

Nên để ý đến cử động của thai nhi. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Do đó, khi mang thai ở tuần 29 bà bầu cần chú ý hơn tới việc đếm nhịp đạp của con. Nếu mẹ thấy có dấu hiệu bất thường nên đi khám ngay.

Thai nhi có được phát triển khoẻ mạnh, toàn diện hay không còn tuỳ thuộc vào cách chăm sóc của mẹ. Hy vọng ở bài viết này sẽ giúp mẹ bầu 29 tuần có được những thông tin bổ ích và giải đáp được những băn khoăn hiện tại. 

Week 29 – your 3rd trimester - Truy cập ngày 13/05/2022

https://www.nhs.uk/start4life/pregnancy/week-by-week/3rd-trimester/week-29/

29 Weeks Pregnant - Truy cập ngày 13/05/2022

https://www.whattoexpect.com/pregnancy/week-by-week/week-29.aspx

29 Weeks Pregnant - Truy cập ngày 13/05/2022

https://www.babycenter.com/pregnancy/week-by-week/29-weeks-pregnant

29 Weeks Pregnant: Symptoms, Tips, and More - Truy cập ngày 13/05/2022

https://www.healthline.com/health/pregnancy/29-weeks-pregnant

Thúy Anh
Thúy Anh

Với kinh nghiệm 3 năm viết bài đa lĩnh vực và thực hành nuôi dạy con thông qua ứng dụng Monkey hàng ngày. Tôi mong muốn chia sẻ những kiến thức dạy trẻ tốt nhất cho các phụ huynh đang đọc bài viết của mình

Bài viết liên quan

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!