Đối với phụ nữ thì hiện tượng có dịch nhầy (hay khí hư) thoát ra từ âm đạo là cơ chế của sinh lý. Tuy nhiên, với những chị em đang cấn bầu thì bị ra dịch nhầy khi mang thai tuần đầu không giống bình thường và khiến nhiều người lo lắng. Bài viết dưới đây Monkey sẽ giải đáp băn khoăn cùng mẹ nhé.
Dịch nhầy cổ tử cung là gì?
Dịch nhầy do tử cung thoát ra là một trong những yếu tố được quan tâm và cũng rất quan trọng trong quá trình mang thai của mẹ bầu. Tình trạng của nó sẽ phản ánh một phần sức khỏe sinh lý của chị em phụ nữ. Vì thế mọi người hãy chú ý đến dịch nhầy từ cổ tử cung nhiều hơn nhé, đặc biệt là phụ nữ chuẩn bị hoặc đang có thai và mang thai tuần đầu.
Tuy nhiên, trước khi tìm hiểu kỹ hơn về hiện tượng ra dịch nhầy khi mang thai tuần đầu ở phụ nữ có bầu thì chúng ta hãy xem khái niệm về dịch nhầy cổ tử cung là gì. Chị em hãy đọc thật kỹ để không nhầm lẫn với các hiện tượng khác nhé.
Dịch nhầy cổ tử cung là gì?
Dịch nhầy cổ tử cung phụ nữ sẽ bắt đầu xuất hiện khi họ bước sang tuổi dậy thì. Thời kỳ đầu tuổi dậy thì hormone nội tiết tố nữ được sản xuất và hoạt động mạnh mẽ, sự dao động của các hormone này khiến tử cung tiết ra một chất gọi là dịch nhầy cổ tử cung.
Dịch này có tác dụng bảo vệ tử cung, ngăn ngừa vi khuẩn và nấm gây bệnh xâm hại. Đồng thời nuôi dưỡng và tạo điều kiện thuận lợi cho tinh trùng và trứng gặp nhau. Chất nhầy sẽ thay đổi về hình dạng, kết cấu và số lượng tùy vào từng giai đoạn sinh lý ở phụ nữ, đặc biệt là khi mang thai tuần đầu.
Khi trứng rụng, hormone estrogen tiết ra nhiều và hoạt động mạnh mẽ làm cho tử cung dày lên, tạo môi trường dịch nhầy cho tinh trùng bơi và sống sót dễ dàng. Sau khi trứng rụng, hormone progesterone tiếp tục hoạt động khiến cho lớp dịch nhầy trở lên đặc sánh và dính hơn. Điều này giúp ngăn chặn các tinh trùng khác hay các vật thể lạ xâm nhập làm hại vùng tử cung.
Lớp dịch nhầy này sẽ thay đổi phụ thuộc nhiều yếu tố khiến chúng có những đặc điểm như dưới đây.
Đặc điểm chất nhầy cổ tử cung
Đặc điểm dịch nhầy cổ tử cung khi mang thai tuần đầu được đánh giá bởi màu sắc, mùi, và lượng dịch nhầy tiết ra.
Màu sắc và mùi
Dịch nhầy bình thường tiết ra do sinh lý sẽ có màu trắng trong như lòng trắng trứng gà. Một số trường hợp chất dịch này ngả vàng hoặc màu hơi đỏ, nâu nhưng không ảnh hưởng gì quá nghiêm trọng. Dịch nhầy cũng không có mùi hoặc thi thoảng chỉ hơi tanh nhẹ.
Đặc điểm của chất này còn phản ánh tình trạng sinh lý mà chị em đang gặp phải. Nếu dịch đặc sánh và khô tức là chị em chưa rụng trứng. Còn nếu có dạng như kem, lotion thì có lẽ chị em sắp rụng trứng rồi đó. Trong trường hợp chất dịch ẩm ướt, nhiều nước và hơi co giãn có nghĩa là rụng trứng đến gần sát rồi và đây chính là thời điểm dễ có bầu nhất.
Lượng dịch nhầy
Lượng dịch nhầy tiết ra phụ thuộc vào các hoạt động của hormone nội tiết trong cơ thể bà bầu. Vì thế mỗi thời điểm lượng dịch tiết ra lại là khác nhau. Tuy nhiên có thể thấy thời điểm rụng trứng dịch tiết ra nhiều nhất, đặc biệt là dịch nhầy khi mang thai tuần đầu.
Lượng dịch nhầy ẩm ướt có thể kéo dãn tới 2.5cm, loãng và dai. Tình trạng này khiến mẹ bầu khó chịu vì luôn cảm thấy ướt át. Thế nhưng tình trạng này sẽ kết thúc sớm thôi và không làm ảnh hưởng quá lớn nên mẹ cứ yên tâm nhé.
Cách kiểm tra
Để kiểm tra chất nhầy cổ tử cung khi mang thai tuần đầu tiết ra có đúng với những đặc điểm sinh lý bình thường như Monkey chia sẻ bên trên hay không, chị em hãy thử kiểm tra với những cách như sau.
-
Lau sạch âm đạo bằng giấy vệ sinh trắng, sạch trước khi đi vệ sinh và quan sát lượng dịch tiết ra trên giấy.
-
Đưa một ngón tay đã được rửa sạch vào âm đạo và dần dần, từ từ đưa vào chạm đến cổ tử cung sau đó rút nhẹ ngón tay ra và kiểm tra dịch nhầy trên đó.
-
Kiểm tra dịch nhầy âm đạo xuất hiện trong quần lót.
Quan sát màu sắc và cảm nhận mùi, độ kết dính của dịch nhầy âm đạo. Tùy mỗi người lại có kiểu dịch khác nhau. Ví dụ chị em nào chưa từng có con thì dịch nhầy sẽ loãng và ra ít hơn. Mọi người có thể tham khảo 3 cách kiểm tra này để xác định rõ hơn.
Xem thêm:
- Hiện tượng chảy máu âm đạo khi mang thai tuần đầu là do đâu? Mẹ cần làm gì?
- Top 10 bài tập yoga cho bà bầu tháng cuối dễ sinh và các vấn đề mẹ cần lưu ý
Chất nhầy cổ tử cung thay đổi khi mới mang thai là do đâu?
Mẹ bầu có biết chất nhầy cổ tử cung khi mang thai tuần đầu tiết ra nhiều chính là một trong những hiểu hiện báo hiệu mẹ đã cấn bầu. Khi mang thai, âm đạo sẽ tiết ra nhiều dịch hơn như một cơ chế bình thường giúp bảo vệ cơ thể, chống nhiễm trùng.
Lúc này, hormone estrogen hoạt động giúp máu lưu thông đến vùng này nhiều hơn. Cũng vào thời điểm đầu thai kỳ, xương chậu và thành âm đạo bị giãn và mềm ra nên cần một lượng dịch nhầy đủ nhiều để bảo vệ khỏi sự xâm nhập của các tác nhân gây hại từ bên ngoài.
Dịch nhầy khi mang thai tuần đầu có màu trắng đục như sữa tươi và cũng không có màu. Kéo dài trong 8 tuần đầu thai kỳ với độ đặc và đàn hồi nhất định. Sau đó lượng dịch này sẽ tạo thành nút nhầy để bảo vệ thai nhi và tử cung sau này.
Ngoài sự ảnh hưởng của nội tiết tố nữ khi mang thai thì dịch nhầy tử cung thay đổi cũng xuất phát từ một số lý do khác như:
-
Phụ nữ có thói quen thức khuya
-
Thói quen ăn uống thất thường
-
Tâm trạng không ổn định, tress, căng thẳng
-
Do ảnh hưởng của hoạt động tập thể dục
-
Hoạt động sinh hoạt vợ chồng
-
Do tác dụng phụ của thuốc nội tiết,...
Đây đều là những nguyên nhân này gây tác động gián tiếp đến hệ sinh sản và dẫn đến tình trạng tiết dịch nhầy. Lúc này, các chị em nên cân bằng lại chế độ dinh dưỡng và thực hiện lối sống chuẩn khoa học hơn để tránh ảnh hưởng đến dịch âm đạo khi mang thai.
Dịch nhầy khi mang thai tuần đầu thay đổi như thế nào?
Như Monkey đã chia sẻ bên trên, dịch nhầy cổ tử cung khi mang thai tuần đầu sẽ hơi khác so với dịch nhầy ngày thường.
Thông thường, dịch nhầy do âm đạo tiết ra để bảo vệ âm hộ và tử cung sẽ có màu trong như lòng trắng trứng gà, không có mùi. Lượng dịch tiết ra ít và loãng, ít đàn hồi.
Còn với chất nhầy khi mang thai sẽ khác đôi chút. Như chất dịch sẽ có màu trắng đục, hoặc hơi đỏ, nâu, và vẫn không có mùi. Lượng dịch tiết ra cũng nhiều hơn bởi khi này còn phải bảo vệ cả phôi thai. Chất dịch tiết ra nhiều nhất trong 8 tuần đầu thai kỳ và để hình thành nút nhầy để bảo vệ được tốt hơn.
Một số nguyên nhân bệnh lý làm thay đổi chất nhầy cổ tử cung không nên chủ quan
Dịch nhầy tiết ra do rụng trứng hoặc dấu hiệu của mang thai với tác dụng bảo vệ. Tuy nhiên, chính sự ẩm ướt của dịch nhầy lại là điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn và nấm gây bệnh sinh sôi phát triển. Và khi này hiện tượng dịch nhầy tiết ra từ âm đạo lại tiềm ẩn nguy cơ mắc các loại bệnh lý mẹ bầu cần nắm rõ.
Đặc điểm khí hư bệnh lý
Đặc điểm của dịch nhầy hay còn gọi là khí hư bệnh lý thường thấy đó là sự thay đổi về màu sắc, mùi, và lượng dịch tiết ra.
Chất dịch của bệnh lý thường xuyên có màu trắng đục, vàng hoặc xanh, thậm chí là nâu, đen. Đi kèm với những màu sắc lạ thì chất nhầy còn tiết ra một mùi tanh, mùi hôi khá gắt khiến nhiều chị em khó chịu và tự ti. Màu lạ càng đậm và mùi càng nặng bao nhiêu thì tính nghiêm trọng càng lớn bấy nhiêu. Nếu chẳng may chị em nào mắc phải tuyệt đối không được chủ quan.
Ngoài ra, lượng dịch tiết ra do bệnh lý cũng nhiều hơn đáng kể so với bình thường. Có thể là một cục nhầy lớn với màu lạ và mùi hơi hôi rất đặc trưng. Các biểu hiện trên có thể đi kèm các triệu chứng như tiểu rắt, tiểu buốt, đau rát vùng kín. Chị em cần đi khám phụ khoa ngay nếu gặp tình trạng trên để có phương án kịp thời.
Nguyên nhân
Nguyên nhân của hiện tượng trên có thể là do viêm nhiễm vùng âm hộ. Trong đó, viêm âm đạo, nhiễm khuẩn âm đạo hoặc nhiễm trùng nấm men là các vấn đề xảy ra khá phổ biến ở phụ nữ. Lúc này, các chị em có cảm giác ngứa, đau rát hoặc tấy đỏ ở khu vực âm đạo.
Bên cạnh đó, bệnh lý khác cũng cũng là nguyên nhân khiến chất dịch nhầy tiết ra từ âm đạo có những đặc điểm bất thường. Một số bệnh phụ khoa không thể không nhắc tới như bệnh lậu, viêm cổ tử cung hoặc nghiêm trọng hơn đó là bệnh ung thư cổ tử cung hoặc ung thư nội mạc tử cung.
Biện pháp
Biện pháp khắc phục giúp các mẹ bầu trẻ cải thiện tình hình đó là hãy đi thăm khám sớm. Việc điều trị từ các cơ sở y tế và lời khuyên từ bác sĩ sẽ có tác dụng tốt đến các chị em. Các liệu trình và phương pháp điều trị khoa học sẽ là biện pháp hữu hiệu nhất.
Ngoài ra, để phòng tránh các bệnh lý mẹ bầu nên vệ sinh vùng kín sạch sẽ và có lối sống sinh hoạt vợ chồng lành mạnh. Kết hợp ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, uống nhiều nước, và thường xuyên tập thể dục sẽ giúp chị em có sức khỏe sinh sản tốt.
Dấu hiệu dịch nhầy cổ tử cung báo mẹ cần đi khám
Dịch nhầy khi mang thai tuần đầu có màu trong suốt, không mùi và có độ đàn hồi là dịch nhầy bình thường. Tuy nhiên nếu xuất hiện những dấu hiệu do nguyên nhân từ bệnh lý (Monkey đã chia sẻ bên trên) hoặc những dấu hiệu sau đây thì mẹ cần đi khám ngay.
-
Cảm giác nóng rát trong âm đạo.
-
Bị sốt.
-
Sinh hoạt vợ chồng gây đau đớn, khó chịu.
-
Vùng âm hộ bị đỏ, đau rát, ngứa ngáy.
-
Buồn nôn, mệt mỏi, nóng bức.
-
Ra quá nhiều dịch gây ẩm ướt khó chịu.
-
Xuất hiện huyết trắng bất thường kèm đau lưng đau bụng.
-
Các biểu hiện của bệnh lý bên trên.
Nếu chẳng may gặp một trong bảy dấu hiệu trên thì đừng chần chừ nữa, mẹ bầu hãy nhanh chóng đi đến cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ và chữa trị kịp thời nhé.
Mẹ bầu cần làm gì khi âm đạo ra nhiều dịch nhầy?
Tình trạng chất nhầy cổ tử cung khi mang thai tuần đầu ít nhiều cũng ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm trạng và cuộc sống của mẹ bầu. Một số điều sau đây Monkey khuyên mẹ nên làm để cải thiện tình hình tốt hơn.
-
Dịch nhầy ra nhiều khiến môi trường âm đạo ẩm ướt là điều kiện lý tưởng cho nhiều vi khuẩn sinh sôi gây viêm nhiễm. Vì vậy bà bầu cần vệ sinh vùng kín đúng cách thường xuyên, nên thay quần lót mỗi ngày 2 lần, sử dụng quần có chất liệu thoáng mát và thoải mái.
-
Tuyệt đối không thụt rửa âm đạo quá sâu, điều này khiến thay đổi môi trường âm đạo và cũng là nguyên nhân gây ra các viêm nhiễm nguy hiểm.
-
Không nên mặc quần quá chật, sẽ bức bối, khó chịu dễ bị hăm da, âm hộ bị đỏ gây đau rát và tạo môi trường cho vi khuẩn có hại phát triển.
-
Dành nhiều thời gian hơn để nghỉ ngơi, thư giãn.
-
Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, không nên ăn thức ăn nhiều dầu mỡ hoặc có tính kích thích như cà phê, rượu bia, đồ quá cay,...
-
Vệ sinh sạch sẽ sau khi sinh hoạt vợ chồng.
-
Khám phụ khoa định kỳ để phát hiện bệnh phụ khoa nếu có một cách sớm nhất.
7 điều trên đây sẽ giúp mẹ bầu cải thiện tình trạng về chất nhầy cổ tử cung khi mang thai tuần đầu mà mẹ đang gặp phải.
Lời khuyên của bác sĩ để có thai kỳ khỏe mạnh, an toàn
Để bé được sinh ra thuận lợi và khỏe mạnh thì cả người bố lẫn người mẹ đều phải tuân thủ theo những nguyên tắc cơ bản sau:
Lời khuyên cho vợ
-
Tiêm chủng đầy đủ trước khi mang thai (đặc biệt là ngừa virus rubella vì virus rubella trong thai kỳ cực kỳ nguy hiểm).
-
Xét nghiệm gen trước khi mang thai để sàng lọc tối đa các bệnh lý di truyền.
-
Kiểm tra tình trạng viêm nhiễm phụ khoa trước khi có ý định mang thai tránh gây ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và thai nhi.
-
Phụ nữ trên 35 tuổi nếu muốn mang thai (đặc biệt là chưa mang thai lần nào) sẽ phải kiểm tra sức khỏe rất chi tiết do mang thai ở tuổi này thường gặp các vấn đề như: Suy buồng trứng, sinh non, nguy cơ dị tật thai nhi, rau tiền đạo, tiền sản giật cao hơn.
-
Duy trì hôn nhân lành mạnh, sống chung thuỷ 1 vợ 1 chồng để phòng ngừa bệnh lây nhiễm.
Lời khuyên cho chồng
-
Kiểm tra sức khỏe sinh sản, phát hiện các bệnh lý như teo tinh hoàn, yếu sinh lý, tinh trùng yếu... để có phương án giải quyết sớm.
-
Các bệnh lây qua đường tình dục nhất là những bệnh không thể chữa khỏi vô cùng nguy hiểm, vì vậy chỉ nên sống chung thủy 1 vợ 1 chồng.
Vậy là Monkey đã giải đáp giúp mẹ về hiện tượng dịch nhầy khi mang thai tuần đầu là như thế nào. Nhìn chung, nếu tình trạng nhẹ sẽ không sao vì đây là hiện tượng sinh lý bình thường. tuy nhiên nếu đi kèm với những dấu hiệu bất thường khác thì mẹ bầu cần đi khám bác sĩ ngay để có kết quả chính xác.
Can Cervical Mucus Changes Be an Early Sign of Pregnancy? - Ngày truy cập: 24/09/2022
https://www.healthline.com/health/cervical-mucus-early-pregnancy