zalo
“Bật mí” 2 tư thế nằm của bà bầu tháng thứ 7 tốt nhất cho cả mẹ và bé
Thai kỳ

“Bật mí” 2 tư thế nằm của bà bầu tháng thứ 7 tốt nhất cho cả mẹ và bé

Đào Nhàn
Đào Nhàn

20/07/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Tư thế nằm có ảnh hưởng trực tiếp đến giấc ngủ của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Vậy đâu là tư thế nằm của bà bầu tháng thứ 7 tốt nhất? Đáp án sẽ được Monkey nêu rõ trong bài viết này cùng những “mẹo nhỏ” giúp thai phụ có được giấc ngủ ngon hơn.

2 tư thế nằm của bà bầu tháng thứ 7 tốt nhất là gì?

Mang thai tháng thứ 7 là thời điểm bước vào giai đoạn tam cá nguyệt thứ 3. Lúc này, giấc ngủ của mẹ bầu thường không được đảm bảo bởi nhiều lý do như:

  • Chuột rút

  • Đau nhức xương khớp

  • Đi tiểu nhiều

  • Thai nhi cử động nhiều trong bụng

  • Gặp các vấn đề về hệ hô hấp, hệ tiêu hóa

  • Hay những cảm xúc hồi hộp, lo lắng khi con sắp chào đời,...

Bà bầu 3 tháng cuối dễ bị mất ngủ vì nhiều lý do khác nhau. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Trong khi đó, giấc ngủ có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe mẹ bầu, đặc biệt là sự phát triển toàn diện về thể chất lẫn trí não của thai nhi. Vì vậy, tư thế nằm của bà bầu tháng thứ 7 trở đi cần đảm bảo sự thoải mái tốt nhất. Dưới đây là 2 tư thế nằm tốt nhất dành cho phụ nữ mang thai 7 tháng theo lời khuyên của chuyên gia mà mẹ cần biết.

Bà bầu tháng thứ 7 nên lựa chọn tư thế nằm nghiêng bên trái

Nghiêng sang trái là tư thế nằm của bà bầu tháng thứ 7 tốt nhất. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Theo các chuyên gia, nằm nghiêng mình sang bên trái là tư thế nằm của bà bầu tháng thứ 7 tốt nhất trong tất cả các giai đoạn. Với tư thế nằm như vậy, mẹ bầu sẽ có được những lợi ích đáng kể cho cả mẹ và bé như:

  • Quá trình lưu thông máu diễn ra thuận lợi hơn: Với tư thế nằm nghiêng bên trái, các tĩnh mạch chủ dưới sẽ không bị tử cung chèn ép và tạo áp lực lên. Vì vậy, quá trình tuần hoàn máu được diễn ra thuận lợi hơn, ngăn ngừa nguy cơ thai phụ bị tụt huyết áp và phù chân,... Đặc biệt, các chất dinh dưỡng sẽ được truyền từ cơ thể mẹ tới nhau thai dễ dàng hơn, giúp thai nhi khỏe mạnh, phát triển tốt.

  • Giảm bớt áp lực cho chi dưới: Chân và lưng của mẹ bầu sẽ được giảm bớt áp lực nhờ tư thế nằm nghiêng sang trái. Nhờ vậy, bà bầu tháng thứ 7 sẽ có giấc ngủ thoải mái, dễ chịu hơn, đặc biệt là phòng tránh chứng phù chân thường gặp ở phụ nữ mang thai.

  • Tránh ảnh hưởng tới gan: Vì gan nằm ở vị trí bên phải của bụng nên tư thế nằm nghiêng bên trái sẽ không khiến gan phải gánh chịu áp lực từ tử cung. Từ đó, mọi hoạt động chức năng gan vẫn được đảm bảo hoạt động bình thường.

  • Bảo vệ chức năng hệ tiêu hóa: Nằm nghiêng sang trái giúp cho hệ tiêu hóa không bị tử cung chèn ép, giúp phòng tránh nguy cơ bị trào ngược dạ dày, ợ chua, ợ nóng, ợ hơi,...

Bà bầu tháng thứ 7 nên lựa chọn tư thế nằm nghiêng bên phải

Ngoài tư thế nằm nghiêng bên trái, các chuyên gia khuyến cáo phụ nữ mang thai 7 tháng nên luân phiên thay đổi sang tư thế nghiêng bên phải. Cần lưu ý nói không hoàn toàn với tư thế nằm sấp và nằm ngửa khi mẹ bầu đang trong thai kỳ tháng thứ 7.

Bà bầu tháng thứ 7 nên nghiêng mình sang phải để thay đổi tư thế. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Các chuyên gia cho biết, việc duy trì tư thế nằm nghiêng bên phải ở mức độ bình thường sẽ không gây ra bất cứ tác động tiêu cực nào cho cả mẹ và bé. Hơn nữa, sự luân phiên thay đổi tư thế nằm của bà bầu tháng thứ 7 thay vì duy trì mãi một tư thế sẽ giúp mẹ không bị đau mỏi người, chân tê cứng hoặc chuột rút.

Vì vậy, để có được sự thoải mái nhất khi ngủ, mẹ bầu nên thay đổi linh hoạt giữa hai tư thế nằm nghiêng mình sang trái và nghiêng mình sang phải.

Hướng dẫn điều chỉnh tư thế nằm của bà bầu tháng thứ 7 chuẩn nhất

Bên cạnh việc lựa chọn đúng tư thế ngủ cho bà bầu tháng thứ 7 thì chúng ta cũng cần lưu ý đến tư thế đó đã được điều chỉnh đúng kỹ thuật hay chưa. Yếu tố này có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc giúp mẹ bầu có giấc ngủ ngon nhất, đồng thời giảm bớt được các triệu chứng đau lưng, đau hông hoặc chuột rút.

Hướng dẫn bà bầu tháng thứ 7 điều chỉnh tư thế nằm đúng cách. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Vì vậy, các mẹ cần lưu ý đến cách điều chỉnh tư thế nằm của bà bầu tháng thứ 7 đúng như sau:

  • Nghiêng bên nào duỗi thẳng chân bên đó và co chân còn lại: Tư thế này giúp thai phụ có cảm giác thoải mái nhất khi ngủ. Đặc biệt, quá trình lưu thông máu đưa oxy về tim sẽ dễ dàng hơn, giảm bớt áp lực cho chân. Từ đó nguy cơ thai phụ bị giãn tĩnh mạch hoặc phù chân sẽ được giảm đi đáng kể.

  • Kê cao đầu và lưng khi ngủ: Ngủ “ngáy” cũng là một tình trạng thường gặp ở bà bầu 3 tháng cuối. Nguyên nhân bởi thai nhi càng lớn thì áp lực hệ hô hấp của mẹ bầu càng tăng lên và gây ra hiện tượng này. Cách đơn giản để khắc phục tình trạng ngủ ngáy là mẹ hãy kê thêm gối hoặc chăn mềm ở phần đầu và phần lưng. Đây cũng là cách hỗ trợ mẹ hít thở dễ dàng hơn và cải thiện chức năng dạ dày.

  • Kê cao chân khi ngủ: Với tư thế kê cao chân khi ngủ sẽ giúp quá trình lưu thông máu ở mẹ bầu tốt hơn, mang lại giấc ngủ ngon và giảm bớt tình trạng bị phù nề, chuột rút,...khi ngủ.

Mẹo nhỏ giúp bà bầu tháng thứ 7 ngủ ngon hơn

Một giấc ngủ ngon và sâu là điều rất cần thiết đối với sức khỏe mẹ bầu, đặc biệt là sự phát triển của thai nhi. Vì vậy, ngoài việc lựa chọn tư thế nằm của bà bầu tháng thứ 7 hợp lý thì Monkey xin được gợi ý một số “mẹo” nhỏ giúp mang lại giấc ngủ ngon hơn.

Sử dụng gối ngủ cho bà bầu

Bụng bầu ở thai kỳ tháng thứ 7 đã khá to và nặng nề khiến cho việc trở mình khi ngủ của mẹ gặp nhiều khó khăn. Do đó, để giúp mẹ ngủ thoải mái hơn với tư thế nằm nghiêng thì các dụng cụ hỗ trợ gồm gối chữ C và gối chữ U là lựa chọn rất tối ưu.

Sử dụng gối chữ U

Gối chữ U có thể ôm trọn cơ thể của mẹ bầu khi nằm. Điều này giúp giảm bớt trọng lượng của bụng “xệ” xuống, hỗ trợ giữ thăng bằng cột sống và phòng tránh tê bì chân tay rất hiệu quả.

Mẹ bầu sử dụng gối chữ U sẽ có giấc ngủ ngon hơn. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Khi sử dụng gối chữ U, mẹ bầu có thể sử dụng theo 2 cách như sau:

  • Nằm nghiêng theo chiều của gối, phần đầu gối lên giữa đáy chữ U, hai chân kẹp gối ở giữa.

  • Đầu gối lên phần đầu chữ U, chân gác lên đáy của gối.

Sử dụng gối chữ C

Hiện nay rất nhiều bà bầu lựa chọn và sử dụng loại gối hình chữ C khi ngủ. Lý do bởi ưu điểm của loại gối này là mềm mại, giúp mẹ nâng đỡ phần đầu, lưng và chân khi ngủ. Mục đích cuối cùng khi sử dụng gối chữ C cho thai phụ là mang lại giấc ngủ ngon hơn, phòng ngừa các nguy cơ gây hại cho sức khỏe.

Gối chữ C giúp thai phụ nằm ngủ thoải mái, dễ chịu. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Cách sử dụng gối chữ C cũng rất đơn giản với 2 cách như sau:

  • Mẹ bầu gối đầu lên phần trên của gối, bụng nằm lên thân chữ C còn chân gác ở phần dưới.

  • Mẹ sử dụng gối chữ C ôm từ phía sau lưng để giảm áp lực cho cột sống, thả lỏng cơ thể.

Tránh những tư thế nằm không tốt cho bà bầu

Tư thế nằm của bà bầu tháng thứ 7 không đúng có thể gây ra những hệ quả nghiêm trọng cho sức khỏe của cả hai mẹ con. Bởi vậy, ngoài hai tư thế ngủ tốt nhất cho bà bầu được Monkey nhắc đến ở phần trên thì chúng ta còn phải lưu ý tránh những tư thế không tốt để phòng ngừa tác hại có thể xảy ra.

Tư thế nằm sấp hoặc gục mặt xuống bàn

Bà bầu 7 tháng cần tránh nằm sấp hoặc gục mặt xuống bàn. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Với tư thế này, trọng lượng cơ thể của mẹ bầu sẽ dồn nén xuống gây áp lực lên tử cung và ổ bụng. Điều này không chỉ khiến mẹ bầu cảm thấy khó thở khi ngủ mà còn khiến thai nhi bị thiếu hụt oxy và các chất dinh dưỡng do quá trình tuần hoàn máu bị ảnh hưởng. 

Thậm chí, bà bầu tháng thứ 7 có thói quen nằm sấp còn gia tăng nguy cơ bị vỡ ối sớm, dẫn đến hậu quả là sinh non, làm giảm sức đề kháng của bé sau khi chào đời. Đó là lý do vì sao các chuyên gia khuyến cáo phụ nữ mang thai không nên nằm sấp.

Xem thêm:

Tư thế nằm ngửa

Đối với phụ nữ mang thai giai đoạn đầu thì có thể nằm ngửa vì lúc này bụng còn rất nhỏ, không ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé. Tuy nhiên, đối với bà bầu tháng thứ 7 thì nằm ngửa không còn là tư thế phù hợp vì bụng bầu đã to hơn rất nhiều.

Nằm ngửa khiến bà bầu 7 tháng cảm thấy khó chịu. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Việc bà bầu tháng thứ 7 nằm ngửa sẽ gây ra nhiều vấn đề cho sức khỏe như: đau lưng, tụt huyết áp, trĩ, các vấn đề về hô hấp và tiêu hóa. Cụ thể:

  • Trọng lượng tử cung dồn nén lên cột sống, cơ lưng, ruột và các mạch máu. Từ đó gây ra nguy cơ mắc bệnh trĩ, đau lưng cho thai phụ, đặc biệt là làm giảm tuần hoàn của mẹ và bé.

  • Tử cung chèn ép lên các tĩnh mạch chủ dưới, gây cản trở quá trình lưu thông máu khiến mẹ bị tụt huyết áp với các triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt, thậm chí là ngừng thở. Bên cạnh đó, lưu lượng máu được truyền đến thai nhi cũng bị sụt giảm khiến nhịp tim của bé bị chậm.

Tư thế nằm nghiêng mình về bên phải quá nhiều 

Cùng với nằm nghiêng sang trái, nằm nghiêng bên phải cũng là một tư thế tốt cho phụ nữ mang thai tháng thứ 7. Lý do bởi nó giúp mẹ không bị đau mỏi người khi duy trì mãi một tư thế nằm.

Tuy nhiên, việc mẹ bầu nằm nghiêng về bên phải quá nhiều lại là điều không tốt cho sức khỏe của mẹ và bé. Các chuyên gia lý giải rằng, thai nhi 3 tháng cuối có xu hướng quay sang bên phải để thuận tiện cho quá trình chuyển dạ. Việc mẹ nằm nghiêng quá nhiều về bên phải có thể gây ra hiện tượng xoắn vặn mạch máu trong tử cung. 

Vì vậy, mẹ bầu không nên duy trì tư thế này quá lâu. Tốt hơn hết là mẹ cần ghi nhớ tư thế nằm của bà bầu tháng thứ 7 chủ yếu chính là nằm nghiêng sang trái.

Lựa chọn các loại thực phẩm tốt cho giấc ngủ

Như chúng ta đã biết, dinh dưỡng cũng là một trong những yếu tố quyết định đến chất lượng giấc ngủ của bà bầu. Cơ thể thiếu chất sẽ gây ra một số bệnh lý và khiến thai phụ bị mất ngủ. Vì vậy, điều quan trọng đầu tiên để giúp bà bầu tháng thứ 7 có một giấc ngủ ngon là cần dung nạp đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.

Uống sữa trước khi đi ngủ giúp thai phụ ngủ ngon hơn. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Bên cạnh đó, mẹ nên bổ sung thêm một số thực phẩm giúp ngủ ngon hơn trước khi đi ngủ như:

  • Uống một cốc sữa nóng thay vì sử dụng cà phê, trà,...

  • Ăn các món ăn vặt giàu protein: bơ, lạc, trứng,...giúp mẹ bầu không bị tụt đường huyết khi ngủ.

  • Ăn nhẹ với món ngũ cốc, sandwich, bánh quy, bánh gạo,...nếu mẹ bầu thường bị tỉnh ngủ bởi cảm giác buồn nôn.

  • Sữa chua tốt cho tiêu hóa sẽ phù hợp hơn với bà bầu gặp chứng khó tiêu, ợ nóng. Đồng thời, mẹ cũng cần tránh ăn các đồ ăn chiên, xào, rán khiến tình trạng khó tiêu gia tăng và ăn quá no trước khi đi ngủ để tránh bị mất ngủ giữa đêm.

Massage trước khi ngủ

Massage cho bà bầu trước khi đi ngủ. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Từ tháng thứ 7 của thai kỳ trở đi, mẹ bầu rất dễ gặp hiện tượng phù chân, chuột rút, đau nhức xương khớp do sức ép của trọng lượng thai nhi lên cơ thể. Bởi thế, mẹ nên nhờ người thân massage nhẹ nhàng khắp cơ thể, đặc biệt là vùng bắp chân và bàn chân khoảng 20-30 phút trước khi đi ngủ. Điều này nhằm mục đích giảm bớt các triệu chứng khó chịu, mang lại giấc ngủ ngon và sâu hơn cho bà bầu.

Chăn gối đảm bảo vệ sinh sạch sẽ

Khi mang thai, cơ thể của mẹ bầu cực kỳ nhạy cảm với các tác nhân gây dị ứng, ngứa ngáy, mề đay,..như: ẩm mốc, bụi bẩn và hóa chất độc hại,... Mọi sự tác động đến làn da đều có thể khiến mẹ bầu bị mất ngủ. 

Chăn gối của bà bầu cần vệ sinh sạch sẽ thường xuyên. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Vì vậy, chăn chiếu, gối cần được đảm bảo vệ sinh sạch sẽ thường xuyên, giặt và phơi khô bằng loại nước giặt an toàn, lành tính cho thai phụ. Cần lưu ý tránh sử dụng loại nước giặt, xả có mùi hắc khó chịu không chỉ khiến mẹ bị mất ngủ mà còn có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe thai kỳ.

Như vậy, bài viết này đã chỉ ra tư thế nằm của bà bầu tháng thứ 7 tốt nhất cùng những “mẹo nhỏ” giúp mang lại giấc ngủ ngon để các chị em có thể áp dụng. Monkey hy vọng những kiến thức này sẽ góp phần mang lại cho mẹ bầu một thai kỳ khỏe mạnh, đón bé chào đời an toàn.

Positioning While Sleeping- Ngày truy cập: 19/07/2022

https://www.webmd.com/baby/positioning-while-sleeping

Đào Nhàn
Đào Nhàn

Tôi là Đào Nhàn, biên tập viên có hơn 3 năm kinh nghiệm viết bài nhiều lĩnh vực như giáo dục, sức khỏe, công nghệ...

Bài viết liên quan
Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!