zalo
Tư thế ngủ cho bà bầu tháng cuối thoải mái và tốt nhất cho thai nhi mẹ đã biết?
Thai kỳ

Tư thế ngủ cho bà bầu tháng cuối thoải mái và tốt nhất cho thai nhi mẹ đã biết?

Đào Nhàn
Đào Nhàn

07/09/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Bước sang tháng cuối thai kỳ là giai đoạn mẹ bầu cảm thấy vất vả nhất vì phải “vác” chiếc bụng bầu to “vượt mặt” cùng với hàng loạt sự thay đổi của cơ thể. Điều đó đã ảnh hưởng lớn đến chất lượng giấc ngủ của mẹ. Vì vậy, trong bài viết này Monkey sẽ chỉ ra tư thế ngủ cho bà bầu tháng cuối tốt nhất giúp mẹ có giấc ngủ ngon mà không ảnh hưởng đến thai nhi.

Bà bầu tháng cuối thường gặp các vấn đề gì về giấc ngủ?

Càng gần thời điểm dự kiến sinh, cơ thể mẹ bầu càng có nhiều sự thay đổi. Trong đó, điểm thay đổi lớn nhất là chiếc bụng bầu ngày càng to và nặng nề hơn do thai nhi phát triển lớn và sẵn sàng chào đời. Chính vì vậy mà giấc ngủ của mẹ cũng bị ảnh hưởng và gặp phải nhiều vấn đề.

Bà bầu tháng cuối thường bị mất ngủ do nhiều vấn đề gây ra. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Đó là cơ thể mẹ mệt mỏi và hay cảm thấy buồn ngủ do nồng độ progesterone tăng cao. Tuy nhiên, nhiều thai phụ rất khó đi vào giấc ngủ vì chưa tìm được tư thế nằm thoải mái, phù hợp nhất. Hơn nữa, giấc ngủ của mẹ không sâu, không liền mạch do bị đánh thức bởi cảm giác buồn tiểu, chuột rút, tê chân, đau nhức xương khớp...nhất là vào lúc nửa đêm.

Tư thế ngủ sai không chỉ khiến bà bầu có cảm giác khó chịu mà còn gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe của cả mẹ và bé. Đó là lý do vì sao việc lựa chọn tư thế ngủ cho bà bầu tháng cuối lại có vai trò quan trọng đến vậy.

Bà bầu tháng cuối nằm ngủ sai tư thế để lại hậu quả gì?

Nằm ngủ sai tư thế có thể khiến thai phụ bị phù nề. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Nếu lựa chọn tư thế ngủ cho bà bầu tháng cuối không phù hợp có thể gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng về sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Cụ thể:

  • Lượng oxy cung cấp nuôi thai nhi bị giảm mạnh: Hầu hết phụ nữ mang thai đều có tử cung ngả sang bên phải. Vì vậy, nếu mẹ nằm ngửa hoặc nằm nghiêng sang phải có thể cản trở oxy và chất dinh dưỡng đến nuôi thai nhi. 

  • Tê liệt tĩnh mạch chi dưới: Trong suốt thời gian mang thai, bà bầu rất dễ bị căng hay tê liệt tĩnh mạch chi dưới, vùng ngoại âm. Do đó, nếu mẹ chọn tư thế nằm ngửa, tử cung sẽ càng đè nén gây áp lực lên ống dẫn niệu, từ đó gia tăng nguy cơ bị phù nề.

  • Giảm lưu lượng máu: Với tư thế nằm ngửa của mẹ bầu, tử cung sẽ gây áp lực lên tĩnh mạch khoang dưới. Do đó, quá trình lưu thông máu xuống phần thân dưới bị cản trở. Hậu quả dẫn đến là máu đổ về tim bị giảm đi đáng kể, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của thai nhi.

  • Khiến cơ thể mẹ bầu bị phù nề: Đây là tình trạng cơ thể tích nước, có thể khiến cho thai phụ bị tăng huyết áp, phù nề toàn thân.

Tư thế ngủ cho bà bầu tháng cuối tốt nhất là gì?

Một trong những yếu tố quan trọng quyết định tư thế nằm phù hợp cho bà bầu là sự phát triển của thai nhi. Thai nhi càng lớn khiến bụng mẹ càng to thì sức ảnh hưởng của tư thế ngủ đến mẹ và bé tăng lên. Vậy đâu là tư thế ngủ cho bà bầu tháng cuối phù hợp nhất?

Nằm nghiêng sang trái là tư thế ngủ cho bà bầu tháng cuối tốt nhất. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Các chuyên gia nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nằm nghiêng về một bên là tư thế tốt nhất cho bà bầu và thai nhi trong suốt quá trình mang thai. Tuy nhiên, nghiêng mình sang bên trái vẫn là tư thế ngủ cho bà bầu tháng cuối tốt nhất.

Lý do bởi nằm nghiêng sang trái sẽ giúp vùng chậu giảm bớt áp lực, mẹ bầu có thể dễ dàng ngồi dậy hơn. Đồng thời, áp lực lên tĩnh mạch chủ sẽ giảm bớt, giúp quá trình lưu thông máu đến các chi và tim thuận lợi hơn và ngăn ngừa hiện tượng phù chân.

Bên cạnh đó, bà bầu tháng cuối nên thay đổi nghiêng mình sang phải để tránh tình trạng mỏi người khi duy trì quá lâu một tư thế. Song nghiêng mình sang trái vẫn là tư thế ngủ cho bà bầu tháng cuối cần được duy trì nhiều hơn.

Những tư thế ngủ không tốt cho thai kỳ mẹ bầu cần tránh

Nằm ngửa và nằm sấp là tư thế ngủ bà bầu tháng cuối cần tránh. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Ngoài tư thế ngủ cho bà bầu tháng cuối tốt nhất thì các chị em cũng cần lưu ý tránh nằm sấp và nằm ngửa. Đây là hai tư thế vô cùng nguy hiểm đối với phụ nữ đang mang thai, đặc biệt trong tháng cuối của thai kỳ. Trong đó:

  • Nằm sấp hoặc mẹ ngồi với dáng gục đầu xuống bàn sẽ khiến mẹ cảm thấy rất khó thở, huyết áp dễ bị tụt. Từ đó kéo theo lượng máu và oxy đến nuôi thai nhi cũng bị giảm, có thể đe dọa sự an toàn của cả mẹ và bé.

  • Nằm ngửa: Nếu lựa chọn đây là tư thế ngủ cho bà bầu tháng cuối, thai phụ và thai nhi có thể phải đối mặt với các vấn đề như:

    • Tử cung đè nặng lên cột sống, cơ lưng, lưng, ruột và các mạch máu của thai phụ. Từ đó gây áp lực lên thai nhi và khiến mẹ bị đau lưng, suy tuần hoàn hoặc trĩ. 

    • Tử cung chèn ép lên tĩnh mạch chủ dưới, cản trở quá trình lưu thông máu dẫn đến hạ huyết áp (triệu chứng là chóng mặt, khó chịu) và làm giảm nhịp tim của thai nhi.

    • Mẹ bầu có thể gặp chứng ngưng thở khi ngủ nếu lựa chọn tư thế nằm ngửa.

Có thể thấy, hậu quả mà hai tư thế ngủ này gây ra cho bà bầu vô cùng lớn. Vì vậy, tốt nhất phụ nữ mang thai không nên nằm sấp hoặc nằm ngửa để bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và bé.

Xem thêm:

Mẹo hay giúp bà bầu tháng cuối ngủ ngon hơn

Sử dụng gối kê giúp thai phụ ngủ ngon hơn. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Để có giấc ngủ ngon, ngoài việc lựa chọn tư thế nằm phù hợp mẹ bầu cũng cần lưu ý đến các vấn đề như sau:

  • Nằm gác chân cao, đầu cao sẽ giúp mẹ hạn chế bị trào ngược dạ dày do tử cung chèn ép, đặc biệt là với thai phụ gặp các vấn đề về tĩnh mạch, chuột rút.

  • Đầu và lưng gối cao so với giường một góc 20 độ giúp giảm bớt áp lực cho đường hô hấp trên của mẹ bầu, ngăn ngừa tình trạng ngủ “ngáy” khi mang thai.

  • Sử dụng gối dành cho bà bầu (gối chữ U hoặc gối chữ C) để kê dưới bụng và sau lưng để giảm bớt trọng lượng của bụng. Nhờ vậy lưng, cột sống của mẹ bầu sẽ không bị ảnh hưởng, mang lại giấc ngủ ngon hơn.

  • Mẹ cần được ngủ trong phòng đảm bảo yên tĩnh, sạch sẽ, thoáng mát. Đây là môi trường sẽ giúp thai phụ đi vào giấc ngủ dễ dàng và ngủ ngon hơn.

  • Trước khi đi ngủ cần tránh sử dụng các thiết bị điện tử. Nếu vẫn cảm thấy khó ngủ, mẹ bầu có thể đọc sách, nghe nhạc,...để tâm trạng thoải mái hơn và dễ ngủ hơn.

  • Massage nhẹ nhàng toàn thân, đặc biệt là tại các vị trí sưng phù, đau nhức hoặc ngâm chân với muối sẽ giúp thai phụ có cảm giác dễ chịu hơn, ngủ ngon hơn rất nhiều.

  • Cần tuân thủ giờ giấc ngủ rõ ràng, tức là bà bầu tháng cuối cần đi ngủ và thức dậy đúng giờ. Thời gian ngủ tốt nhất mỗi ngày cần được duy trì từ 7-9 tiếng và mẹ nên có một giấc ngủ ngắn khoảng 30-45 phút buổi trưa để giảm bớt sự mệt mỏi.

  • Tránh ăn quá no, uống nhiều nước trước khi đi ngủ vì nó sẽ khiến bụng mẹ cảm thấy ấm ách, khó chịu, gia tăng tình trạng trào ngược và buồn tiểu. Từ đó khiến mẹ dễ bị đánh thức nhiều lần khi ngủ, ngủ không sâu giấc.

  • Mặc quần áo hoặc váy rộng rãi khi đi ngủ sẽ giúp mẹ không có cảm giác nóng bức, chật chội khó chịu.

  • Chăn, ga, gối, đệm,...cần đảm bảo đã được vệ sinh sạch sẽ, không có bụi bặm hay bọ rệp thì giấc ngủ của mẹ sẽ không bị ảnh hưởng.

  • Mẹ bầu cần nạp đầy đủ năng lượng, dinh dưỡng cho cơ thể hàng ngày. Bụng đói hoặc cơ thể thiếu chất cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất ngủ, ngủ không sâu giấc ở phụ nữ mang thai.

  • Thường xuyên tập các bài thể dục nhẹ nhàng như yoga, đi bộ, bơi,...để tăng cường sức khỏe, cải thiện tâm lý sẽ góp phần tăng thêm chất lượng giấc ngủ.

Trên đây là toàn bộ những chia sẻ của Monkey về tư thế ngủ cho bà bầu tháng cuối và các mẹo hay để có giấc ngủ ngon hơn. Hy vọng mỗi mẹ bầu sẽ áp dụng thành công những kiến thức bổ ích này để thai kỳ luôn khỏe mạnh, chào đón em bé đến với thế giới này một cách thuận lợi nhất.

What Are the Best Sleeping Positions When You’re Pregnant? - Ngày truy cập: 6/9/2022

https://www.healthline.com/health/pregnancy/sleeping-positions-in-pregnancy

Đào Nhàn
Đào Nhàn

Tôi là Đào Nhàn, biên tập viên có hơn 3 năm kinh nghiệm viết bài nhiều lĩnh vực như giáo dục, sức khỏe, công nghệ...

Bài viết liên quan

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!