zalo
Dấu hiệu có thai và trễ kinh: Tất tần tật các vấn đề phụ nữ cần quan tâm
Chuẩn bị mang thai

Dấu hiệu có thai và trễ kinh: Tất tần tật các vấn đề phụ nữ cần quan tâm

Đào Nhàn
Đào Nhàn

05/09/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Khi thấy hiện tượng trễ kinh, điều đầu tiên các chị em đều nghĩ đến đó chính là khả năng mang thai. Vậy dấu hiệu có thai và trễ kinh phân biệt như thế nào? Làm sao để khắc phục tình trạng trễ kinh khi không mang thai? Mời bạn đọc cùng Monkey tìm câu trả lời trong bài viết này.

Khi nào được gọi là trễ kinh?

Thông thường, chu kỳ kinh nguyệt trung bình của phụ nữ sẽ kéo dài từ 28-30 ngày. Cũng có một số trường hợp có chu kỳ kinh nguyệt ngắn hơn khoảng 21 ngày hoặc kéo dài hơn tới 32-35 ngày. Đối với các trường hợp có chu kỳ kinh nguyệt kéo dài quá 35 ngày thì sẽ được gọi là trễ kinh (hay còn gọi là chậm kinh).

Khi hiện tượng trễ kinh sẽ xảy ra hai trường hợp đó là mang thai hoặc sức khỏe có vấn đề. Vì vậy, các chị em cần xác định nguyên nhân dẫn đến trễ kinh là gì để có hướng xử lý phù hợp.

Trễ kinh là khi chu kỳ kinh nguyệt kéo dài quá 35 ngày. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Giải đáp thắc mắc: Trễ kinh có phải đang mang thai không?

Khi thấy dấu hiệu trễ kinh, chắc hẳn nhiều người sẽ cảm thấy lo lắng hoặc vui mừng vì cho rằng mình đã mang thai. Vậy giữa dấu hiệu có thai và trễ kinh có liên quan đến nhau không? Trễ kinh có phải là bạn đang mang thai hay không?

Theo các chuyên gia, mỗi phụ nữ sẽ có chu kỳ kinh nguyệt khác nhau không ai giống ai. Nhưng nếu hiện tượng trễ kinh ở người phụ nữ diễn ra từ 5-7 ngày thì khả năng mang thai là rất cao. Mức độ chính xác sẽ càng cao nếu người đó có quan hệ tình dục trong những ngày rụng trứng trước đó mà không sử dụng biện pháp tránh thai nào.

Tuy nhiên, mang thai không phải là nguyên nhân duy nhất gây ra hiện tượng trễ kinh ở nữ giới. Hàng loạt tác nhân khác cũng có thể khiến các chị em phụ nữ chậm kinh đều liên quan đến bệnh lý, thể trạng sức khỏe của từng người. Do đó, các chị em nên chú ý quan sát thêm một số dấu hiệu mang thai sớm khác như: buồn nôn, ngực thay đổi, mệt mỏi, thường xuyên buồn ngủ, đi tiểu nhiều,...

Trễ kinh có khả năng cao là dấu hiệu mang thai. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Để chắc chắn mình đã thụ thai hay chưa, bạn nên lựa chọn các biện pháp xác định khả năng mang thai như:

  • Sử dụng que thử thai tại nhà: Đây là cách kiểm tra đơn giản, tiết kiệm mà lại cho kết quả chính xác tới 97%. Các chị em đang bị trễ kinh có thể mua tại các hiệu thuốc về để kiểm tra nồng độ hormone trong nước tiểu. Nếu que thử thai hiện lên 2 vạch tức là bạn đã mang thai, ngược lại nếu chưa thụ thai, que thử sẽ chỉ hiện 1 vạch. Bạn cũng cần lưu ý, thời gian thử thai quá sớm có thể cho kết quả không chính xác nên nếu que hiện 1 vạch, bạn nên thử lại lần nữa trong vài ngày tới.

  • Xét nghiệm máu: Cách này cũng kiểm tra nồng độ hormone như que thử thai nhưng sẽ thực hiện trên mẫu máu của phụ nữ. Bạn nên đến các trung tâm y tế có cơ sở vật chất đầy đủ, hiện đại, bác sĩ có trình độ chuyên môn cao để xét nghiệm có kết quả chính xác nhất.

  • Siêu âm: Đây là cách giúp bạn xác định khả năng mang thai chính xác nhất. Thông qua hình ảnh siêu âm, phôi thai sẽ xuất hiện nếu bạn đã mang thai. Đồng thời, bác sĩ cũng có thể xác định tuổi thai nhi, kiểm tra tim thai, nước ối và thai nhi đã phát triển như thế nào,...

Những nguyên nhân khác gây ra tình trạng trễ kinh

Stress cũng là nguyên nhân khiến phụ nữ bị stress. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Trễ kinh có khả năng mang thai rất cao nếu bạn có quan hệ tình dục và không sử dụng biện pháp tránh thai trong thời gian rụng trứng. Tuy nhiên, trễ kinh cũng có thể do nhiều yếu tố khác gây ra như:

  • Stress: Tâm trạng căng thẳng, stress có thể làm giảm hormone sản sinh ra, dẫn đến hiện tượng không rụng trứng và chậm kinh. Vì vậy, các chị em nên giữ tâm trạng luôn thoải mái nhất để không ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt của mình.

  • Sức khỏe yếu: Nếu bạn bị ốm, mệt mỏi trong nhiều ngày liền cũng có thể gây ra hiện tượng chậm kinh và sẽ xuất hiện trở lại khi sức khỏe đã phục hồi. Điều này được gọi là vắng kinh nguyệt tạm thời nên chúng ta không cần quá lo lắng.

  • Mắc bệnh phụ khoa: Một số bệnh phụ khoa như u nang buồng trứng, tắc ống dẫn trứng, đa nang buồng trứng,...đều có thể khiến bạn bị trễ kinh.

  • Thay đổi chu kỳ kinh nguyệt: Chu kỳ kinh nguyệt có thể khiến bạn có kinh sớm hoặc muộn hơn.

  • Nạo, phá thai: Sau khi phá thai, tử cung của phụ nữ bị tổn thương gây ứ huyết, từ đó dẫn đến chậm chu kỳ kinh nguyệt.

  • Tác dụng phụ của thuốc: Trong thành phần của một số loại thuốc có thể gây trễ kinh, điển hình nhất là thuốc tránh thai. Nếu sử dụng thuốc nào đó và thấy bị chậm kinh, bạn nên trao đổi với bác sĩ để có giải pháp phù hợp nhất.

  • Tăng cân đột ngột: Cân nặng tăng đột ngột có thể ảnh hưởng đến chu kỳ hormone và chu kỳ kinh nguyệt. Khi trọng lượng giảm xuống, chu kỳ kinh nguyệt sẽ trở lại bình thường.

  • Giảm cân đột ngột: Tương tự việc tăng cân, giảm cân đột ngột cũng là nguyên nhân khiến bạn bị trễ kinh. Tình trạng này xảy ra ở đa số những người bị bệnh, mới ốm dậy, làm việc quá sức,...

  • Tính sai chu kỳ kinh: Đôi khi sự nhầm lẫn cũng có thể là nguyên nhân khiến bạn nghĩ rằng mình bị trễ kinh. Thực tế đó chỉ là do bạn tính sai chu kỳ kinh nguyệt.

  • Tiền mãn kinh: Đây là giai đoạn bạn dần chuyển từ giai đoạn sinh sản sang độ tuổi không còn khả năng sinh sản. Lúc này, chu kỳ kinh nguyệt của bạn bắt đầu thưa dần, máu kinh ra thất thường, có thể ít hơn hoặc cũng có thể nhiều hơn. Đây là hiện tượng sinh lý hoàn toàn bình thường không cần lo lắng.

  • Thời kỳ mãn kinh: Khi bước sang giai đoạn mãn kinh, cơ thể bạn sẽ không thể rụng trứng và có kinh nguyệt được nữa. Đây có thể là hiện tượng tự nhiên khi bạn gần đến tuổi “xế chiều” hoặc do tác động y khoa cắt bỏ buồng tử cung.

Phân biệt dấu hiệu có thai và hiện tượng trễ kinh như thế nào?

Hầu hết mọi người đều nghĩ ngay đến việc mang thai khi thấy dấu hiệu trễ kinh. Tuy có biểu hiện giống nhau nhưng giữa dấu hiệu có thai và trễ kinh vẫn tồn tại những điểm đặc trưng riêng. Từ đó chúng ta có thể xác định trễ kinh là do mang thai hay còn do nguyên nhân nào khác. 

Chảy máu

Kinh nguyệt xuất hiện muộn: Từ thời điểm xác định trễ kinh, bạn sẽ không ra máu cho đến ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt tiếp theo xảy ra. Khi đó, lượng máu kinh sẽ tăng dần lên, kéo dài từ 3-7 ngày và sẽ ít dần trong ngày cuối cùng.

Dấu hiệu mang thai: Thay vì ra nhiều và máu có màu đỏ như kinh nguyệt thì âm đạo sẽ chỉ ra một ít, màu hồng hoặc màu nâu nếu bạn mang thai. Hiện tượng này thường xảy ra trong khoảng ngày 10-14 sau khi thụ thai và chỉ kéo dài 1-2 ngày.

Chảy máu âm đạo do mang thai ra ít hơn kinh nguyệt. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Buồn nôn

Dấu hiệu trễ kinh: Nếu “chị nguyệt” chưa kịp ghé thăm thì chắc chắn bạn sẽ không cảm thấy buồn nôn, nôn mửa giống như dấu hiệu mang thai. Vì vậy, đây được coi là đặc điểm phân biệt dấu hiệu có thai và có kinh rất chính xác cùng với chảy máu.

Dấu hiệu có thai: Sau khi trứng và tinh trùng thụ tinh thành công, mẹ bầu sẽ có cảm giác ốm nghén với triệu chứng điển hình là buồn nôn. Tình trạng này có thể xảy ra bất cứ lúc nào, song tập trung chủ yếu vào lúc sáng sớm hoặc khi mẹ ngửi thấy mùi khó chịu.

Xem thêm:

Chuột rút

Dấu hiệu có kinh trễ: Hiện tượng chuột rút cũng là một trong các triệu chứng tiền kinh nguyệt. Tuy nhiên, nó chỉ kéo dài khoảng 1-2 ngày trước khi có kinh và sẽ hết hẳn khi chu kỳ kinh nguyệt xảy ra.

Dấu hiệu mang thai sớm: Cùng mức độ đau nhói khó chịu trên nhưng với người mang thai, cơn đau thường tập trung ở bụng dưới hoặc lưng dưới. Thời gian chuột rút cũng lâu hơn hẳn, có thể diễn ra trong vài tuần đến vài tháng.

Chuột rút khi mang thai sẽ kéo dài hơn trễ kinh. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Đau ngực

Dấu hiệu trễ kinh: Nữ giới thường cảm thấy bầu ngực thay đổi như căng tức, đau đầu ti,...từ nửa sau chu kỳ kinh nguyệt đến khi diễn ra chu kỳ mới. Trong những ngày “đèn đỏ”, các triệu chứng này sẽ giảm dần do hormone progesterone giảm. 

Dấu hiệu mang thai sớm: Dấu hiệu này tương tự với triệu chứng tiền kinh nguyệt. Tuy nhiên, nó chỉ xuất hiện khoảng 10-14 ngày sau khi quá trình thụ thai xảy ra.

Thèm ăn

Dấu hiệu bị trễ kinh: Nếu chỉ là do hiện tượng trễ kinh, các triệu chứng thèm ăn bất ngờ ập đến thường chỉ diễn ra trong vài ngày, sau đó nhanh chóng biến mất.

Dấu hiệu mang thai: Khi mang thai, bà bầu thường có cảm giác thèm ăn một số món nào đó, thậm chí cả những thứ vốn rất ghét hoặc chưa từng ăn bao giờ. Tuy nhiên, điều trớ trêu rằng tuy thèm ăn nhưng khi ngửi thấy thì nhiều mẹ lại có cảm giác buồn nôn và sợ hãi.

Có thể thấy, các dấu hiệu có thai và trễ kinh rất giống nhau nên việc nhầm lẫn là hoàn toàn dễ hiểu. Để tránh bị nhầm lẫn, các chị em nên cảm nhận và quan sát kỹ cơ thể mình có những thay đổi như thế nào nhé.

Triệu chứng thèm ăn chỉ xuất hiện vài ngày nếu bạn không mang thai. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Ngoài ra, cách xác định chính xác nhất là hãy sử dụng que thử thai hoặc siêu âm, xét nghiệm máu tại các cơ sở y tế uy tín. Nếu kết quả cho thấy trễ kinh là do mang thai, bác sĩ sẽ tư vấn, hướng dẫn mẹ bầu cách chăm sóc sức khỏe thai kỳ tốt nhất. Ngược lại, nếu không mang thai, bạn cũng cần tìm ra nguyên nhân gây trễ kinh là gì để có cách điều trị phù hợp và kịp thời, tránh ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của bản thân.

Cách khắc phục tình trạng trễ kinh ở nữ giới

Hiện tượng chậm kinh tưởng chừng như vô hại nhưng thực ra không phải vậy. Tình trạng này kéo dài có thể khiến nội tiết tố của các chị em bị thay đổi, khiến nhan sắc “đi xuống” như làn da xanh xao, khô ráp, có thể xuất hiện nám, tàn nhang,... Điều này cùng với sự tác động của nội tiết tố thay đổi khiến những người bị trễ kinh thường hay cáu gắt, mệt mỏi, trí nhớ ngày càng suy giảm.

Nguy hiểm nhất khi tình trạng trễ kinh thường xuyên xảy ra là khả năng thụ thai của nữ giới bị giảm sút, khiến các cặp vợ chồng khó có cơ hội được làm cha làm mẹ. Vì vậy, để giảm bớt những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, đời sống tinh thần thì chúng ta cần có biện pháp khắc phục tình trạng trễ kinh ngay từ sớm.

Rèn luyện sức khỏe giúp phòng tránh tình trạng trễ kinh. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Dưới đây là một số phương pháp giúp phòng ngừa và khắc phục tình trạng trễ kinh ở nữ giới hiệu quả để các chị em tham khảo:

  • Thực hiện chế độ ăn uống đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng hàng ngày, tránh xa các chất kích thích, thực phẩm gây hại cho sức khỏe như: đồ ăn nhiều dầu mỡ, hóa chất, caffeine,...

  • Luôn tạo cho mình tâm trạng thoải mái, vui vẻ, yêu đời. Tránh các tác nhân có thể kích động tâm lý của mình trở nên tiêu cực hơn.

  • Rèn luyện thể thao vừa sức là cách nâng cao thể lực, cải thiện tâm trạng và phòng ngừa trễ kinh hiệu quả.

  • Đi ngủ sớm và ngủ đủ giấc để cơ thể khỏe mạnh, tâm trạng thoải mái tránh được tình trạng trễ kinh.

Như vậy, thông qua bài viết này chúng ta đã hiểu rõ các vấn đề xoay quanh dấu hiệu có thai và trễ kinh. Từ đó, Monkey hy vọng các chị em sẽ biết cách giữ gìn sức khỏe tránh khỏi hiện tượng trễ kinh để không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản sau này.

Does a Missed Period Mean You're Pregnant? - Ngày truy cập: 30/08/2022

https://www.verywellfamily.com/missed-period-am-i-pregnant-2759955

Đào Nhàn
Đào Nhàn

Tôi là Đào Nhàn, biên tập viên có hơn 3 năm kinh nghiệm viết bài nhiều lĩnh vực như giáo dục, sức khỏe, công nghệ...

Bài viết liên quan

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!