zalo
Bị suy giáp có mang thai được không? Mẹ cần làm gì?
Chuẩn bị mang thai

Bị suy giáp có mang thai được không? Mẹ cần làm gì?

Thúy Anh
Thúy Anh

23/03/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Tuyến giáp tiết hormon ảnh hưởng nhiều đến các hoạt động của cơ thể. Khi tuyến giáp mắc bệnh thì cơ quan sinh sản sẽ bị tác động. Người bị suy giáp có mang thai được không? Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc đó.

Suy giáp là bệnh gì? 

Suy giáp còn được gọi với tên khác là nhược giáp hay giảm chức năng tuyến giáp. Bệnh thể hiện tình trạng tuyến giáp bị rối loạn chức năng, không sản xuất đủ hormone như thyroxine, T3, T4 cần thiết phục vụ quá trình kiểm soát trao đổi thể chất trong cơ thể.

Bệnh suy giáp có mức độ nguy hiểm cao, có thể gây tử vong trong thời gian ngắn. Bệnh gây nhiều biến chứng không thể phục hồi, người bệnh cần điều trị với phẫu thuật phức tạp.

Suy giáp là bệnh gì? (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Dấu hiệu của suy giáp

Trước khi biết suy giáp có nên mang thai hay không thì nữ giới cần nắm được những dấu hiệu của bệnh. Ban đầu, các triệu chứng có thể không rõ ràng. Lâu dần, biểu hiện bệnh sẽ càng nghiêm trọng hơn bao gồm:

  • Về thể chất: Bệnh nhân bị táo bón, sưng phù chân, da khô, ngứa da, thấy lạnh hơn bình thường, cơ khớp đau nhức…

  • Về tinh thần: Thường hay buồn ngủ, hay quên, mệt mỏi…

  • Tóc rụng nhiều, tóc và móng giòn, dễ gãy.

  • Kinh nguyệt không đều.

  • Giảm hoặc mất hứng thú về tình dục.

  • Ở một số trường hợp, nữ giới bị sảy thai hoặc sẩy thai tái diễn là biểu hiện âm thầm của bệnh suy giáp.

Dấu hiệu của suy giáp là gì? (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Những ai dễ mắc bệnh suy giáp?

Bệnh suy giáp có thể xảy ra ở bất kỳ giới tính nào ở mọi độ tuổi. Tuy nhiên, nữ giới mắc bệnh phổ biến hơn. Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh có thể kể đến là:

  • Bệnh rối loạn tự miễn hoặc tiền sử gia đình có người mắc bệnh tự miễn.

  • Nữ giới trên 60 tuổi.

  • Người từng được điều trị xạ trị với iod hoặc thuốc làm ức chế tuyến giáp.

  • Có tiền sử chiếu bức xạ phần ngực trên hoặc ở cổ.

  • Có tiền sử phẫu thuật tuyến giáp hoặc một phần tuyến giáp.

Người cao tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao hơn cả. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Người bị suy giáp có mang thai được không?

Suy giáp là một căn bệnh nguy hiểm ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe sinh sản. Nhiều chị em thường băn khoăn không biết suy giáp có mang thai được không. Để trả lời câu hỏi này, bạn cần tìm hiểu sự ảnh hưởng của bệnh đối với cơ thể.

Suy giáp ảnh hưởng đến khả năng sinh sản như thế nào?

Khi tuyến giáp không sản xuất đủ hormone, cơ thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nữ giới sẽ khó thụ thai. Bệnh suy giáp nhẹ hoặc cận lâm sàng cũng có thể dẫn đến vô sinh, tăng nguy cơ bị sảy thai.

Mẹ bầu bị suy giáp trong thai kỳ dù có triệu chứng hạn chế hoặc không có triệu chứng thì vẫn có thể có nguy cơ bị tiền sản giật. Bé sinh ra có trí thông minh thấp, nguy cơ trẻ sơ sinh bị tử vong cao.

Bệnh suy giáp cận lâm sàng khi mang thai cũng có liên quan đến đái tháo đường thai kỳ. Thai nhi có thể sinh non trước tuần thứ 37. Nếu không điều trị kịp thời hoặc điều trị không đầy đủ thì bệnh suy giáp làm tăng nguy cơ sảy thai, khiến mẹ thiếu máu, suy tim sung huyết, bệnh cơ, tiền sản giật, nhau thai bất thường, xuất huyết sau sinh. Các biến chứng này xuất hiện ở mẹ bầu bị suy giáp nặng. 

Trước khi mang thai, bạn hãy thực hiện xét nghiệm kiểm tra tuyến giáp. Nguyên nhân là ngày càng nhiều nữ giới mang thai khi đã sắp vượt qua độ tuổi sinh nở.

Suy giáp và những ảnh hưởng đến thai nhi khi mang thai

Theo sinh lý, tuyến giáp thai nhi sẽ hoạt động sau tuần thứ 10 thai kỳ. Trước giai đoạn này, thai nhi sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào lượng hormon tuyến giáp của mẹ.

Mẹ bầu bị suy giáp khi mang thai sẽ cung cấp không đủ lượng hormone cần thiết. Tỷ lệ sảy thai sẽ tăng lên gấp bội, tỷ lệ chết chu sinh (thai nhi chết trước sinh 12 tuần và trẻ sơ sinh chết trong tuần đầu tiên sau khi chào đời) khoảng 20%. Mẹ dễ bị sinh non, trẻ sơ sinh nhẹ cân. Chưa kể, bệnh suy giáp ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của trẻ.

Tóm lại, đáp án của câu hỏi “Bệnh suy giáp có thai được không?” là vẫn có thể nhưng sẽ khó. Chưa kể sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi đều có thể bị ảnh hưởng xấu.

Bệnh ảnh hưởng như thế nào đến thai nhi? (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Xem thêm: Phụ nữ bị viêm phụ khoa có mang thai được không?

Người bị suy giáp muốn mang thai phải làm gì?

Sau khi giải đáp được thắc mắc “Nữ giới bị suy giáp có mang thai được không?” thì bạn nên tìm hiểu xem cần làm gì nếu muốn mang thai. Trước khi có thai, bạn hãy khám trước bệnh lý và điều trị bệnh. Phương pháp điều trị là đưa hormone tuyến giáp về mức bình thường là có thể mang thai.

Nếu nồng độ hormone tuyến giáp trong cơ thể quá thấp, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị thay thế hormone thyroxine bệnh nhân đang thiếu, kê toa thuốc để bệnh nhân nạp đủ hormone cần thiết trước khi có thai. Nhu cầu về hormone này có thể tăng gấp đôi khi thai phát triển. Vì vậy, bác sĩ sẽ kiểm tra mức độ hormone 4 tuần một lần trong tam cá nguyệt thứ nhất và 2 lần lúc thai được 16 và 28 tuần tuổi.

Người bị bệnh suy giáp nên khám kỹ trước khi có ý định mang thai. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Hormon tuyến giáp suy giảm mức độ nhẹ không ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy vậy, suy giáp nặng sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Mẹ bầu cần tiếp tục dùng thuốc trong suốt thai kỳ nhằm duy trì nồng độ hormone ở mức ổn định.

Suy giáp là một căn bệnh về nội tiết với diễn tiến âm thầm nhưng khá nguy hiểm với người mang thai. Mong rằng những chia sẻ trên đã giúp bạn có được lời giải đáp cho thắc mắc bị suy giáp có mang thai được không. Suy giáp là nguyên nhân khiến nhiều cặp vợ chồng hiếm muộn, do đó bạn hãy lắng nghe cơ thể để đi khám bệnh kịp thời nhé!

Thúy Anh
Thúy Anh

Với kinh nghiệm 3 năm viết bài đa lĩnh vực và thực hành nuôi dạy con thông qua ứng dụng Monkey hàng ngày. Tôi mong muốn chia sẻ những kiến thức dạy trẻ tốt nhất cho các phụ huynh đang đọc bài viết của mình

Bài viết liên quan

Trẻ em cần được trao cơ hội để có thể học tập và phát triển tốt hơn. Giúp con khai phá tiềm năng tư duy và ngôn ngữ ngay hôm nay.

Nhận tư vấn Monkey