zalo
Tổng hợp các dấu hiệu có thai trước kỳ kinh giúp mẹ dễ dàng nhận biết
Chuẩn bị mang thai

Tổng hợp các dấu hiệu có thai trước kỳ kinh giúp mẹ dễ dàng nhận biết

Đào Nhàn
Đào Nhàn

04/09/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Dấu hiệu có thai trước kỳ kinh là một trong những vấn đề được khá nhiều chị em quan tâm. Bởi việc mang thai là điều thiêng liêng nhất trong đời người phụ nữ nên họ rất mong ngóng. Trong bài viết này, Monkey sẽ tổng hợp 15 dấu hiệu mang thai trước khi trễ kinh để các chị em tham khảo.

Lợi ích của việc nhận biết dấu hiệu mang thai trước kỳ kinh

Việc nhận biết dấu hiệu mang thai trước khi trễ kinh là vấn đề được rất nhiều chị em quan tâm. Bởi thông qua các dấu hiệu chị em sẽ dễ dàng phát hiện được mình đã mang thai hay chưa. Nếu đã ‘’cấn bầu’’ chị em sẽ chủ động hơn trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho cả bản thân và bào thai. Đồng thời, mẹ sẽ tránh được những hoạt động nặng nhọc làm ảnh hưởng đến sự phát triển của bào thai.

Nhận biết mang thai sớm giúp mẹ chủ động trong việc chăm sóc sức khỏe. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Điểm danh 15 dấu hiệu có thai trước kỳ kinh nguyệt

Khi mang thai người mẹ có thể sẽ có một hoặc nhiều dấu hiệu khác nhau để báo về sự xuất hiện của ‘’thiên thần bé nhỏ’’. Dưới đây là 15 dấu hiệu có thai trước kỳ kinh nguyệt thường gặp, các mẹ hãy tham khảo ngay nhé:

Ngực thay đổi

Dấu hiệu đầu tiên dẫn nhận biết nhất ở những phụ nữ mới “cấn bầu” đó chính là ngực thay đổi. Biểu hiện thường thấy là vùng ngực sưng, đau, núm vú trở nên sẫm màu, nhô ra và quầng vú to hơn bình thường. Nguyên nhân do nồng độ hormone hCG thai kỳ tăng cao, khiến vùng ngực thay đổi cả về hình dáng và kích cỡ.

Khi “cấn bầu’’ vùng ngực của mẹ sẽ sưng, đau, núm vú sẫm màu. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Buồn nôn

Buồn nôn luôn là cơn ác mộng của nhiều chị em và biểu hiện này thường xuất hiện khá sớm trong thai kỳ. Bên cạnh đó, vẫn sẽ có người phải chịu đựng tình trạng này suốt 9 tháng mang thai. Dấu hiệu có thai trước kỳ kinh nguyệt này khiến mẹ cảm thấy buồn nôn hoặc nôn khan bất kỳ thời điểm nào trong ngày. Thông thường mẹ sẽ buồn nôn ngay cả khi chưa ăn gì hoặc ngửi thấy một mùi vị nào đó. 

Dấu hiệu có thai trước kỳ kinh - Buồn nôn. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Dịch âm đạo ra nhiều

Trong thời kỳ mang thai âm đạo của mẹ sẽ tiết dịch ra nhiều hơn. Theo các bác sĩ, dịch âm đạo ra nhiều là hiện tượng trong thai kỳ hết sức bình thường và không ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Tuy nhiên, mẹ cũng nên chú ý vệ sinh âm đạo thật kỹ để tránh làm mất cân bằng nồng độ pH tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập.

Trong thời kỳ mang thai âm đạo của mẹ sẽ tiết dịch khí hư nhiều. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Ra máu báo

Khi trứng đã thụ tinh thành công và làm tổ trên lớp niêm mạc tử cung âm đạo của mẹ sẽ ra một chút máu báo . Điều này thường xảy ra khi thụ thai được 10 - 14 ngày và vào khoảng thời gian bình thường mà mẹ có kinh. Tuy nhiên, lượng máu báo sẽ nhạt, ít và thời gian sẽ ngắn hơn so với chu kỳ kinh nguyệt bình thường.

Khi đậu thai âm đạo của mẹ sẽ xuất hiện chút máu báo. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Đi tiểu nhiều

Dấu hiệu có thai trước kỳ kinh nguyệt thường gặp tiếp theo ở nhiều bà mẹ đó chính là đi tiểu nhiều. Thông thường dấu hiệu này sẽ xuất hiện sau khoảng 6 tuần thụ thai. 

Nguyên nhân là do khi trứng đã được thụ tinh, lượng máu trong cơ thể tăng lên làm cho bàng quang chịu áp lực. Chính vì vậy mà nhiều mẹ sẽ có dấu hiệu đi tiểu nhiều lần trong ngày.

Sau khoảng 6 tuần thụ thai mẹ có dấu hiệu đi tiểu nhiều. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Thân nhiệt tăng nhẹ

Khi mang thai, nhiệt độ cơ thể mẹ sẽ tăng nhẹ và cao hơn bình thường khoảng 0.5 độ. Nguyên nhân là do nồng độ hormone Progesterone trong cơ thể tiết ra nhiều. Nhiều mẹ thường bỏ qua dấu hiệu này vì nhầm lẫn cứ nghĩ bản thân bị cảm lạnh hoặc cơ thể mệt mỏi. 

Ở một số người, bên cạnh việc cơ thể tăng nhiệt, khi mang thai còn gặp tình trạng lưng hoặc toàn thân bị nổi rôm sảy. Điều này tuy không quá nguy hiểm nhưng chị em cũng nên chú ý theo dõi nhiệt độ cơ thể và giữ gìn vệ sinh thân thể thật tốt. Bởi chúng sẽ giúp mẹ tránh được các vấn đề xấu đến sức khỏe khi mang thai.

Nhiệt độ cơ thể mẹ tăng nhẹ khi mang thai. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Chướng bụng, đầy hơi 

Chướng bụng, đầy hơi là dấu hiệu xuất hiện nhiều trong giai đoạn tam cá nguyệt đầu tiên của thai kỳ. Nguyên nhân là do khi mang thai lượng hormone nội tiết tăng cao làm cho phần cơ giữa thực quản và dạ dày giãn ra. 

Chướng bụng không phải là triệu chứng phổ biến khi mang thai vì chỉ có một số mẹ bầu sẽ gặp phải. Tình trạng này sẽ không gây nguy hiểm đến mẹ và em bé nhưng sẽ khiến mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi, uể oải, chán ăn.

Giai đoạn tam cá nguyệt đầu của thai kỳ mẹ thường bị chướng bụng. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Táo bón 

Dấu hiệu có thai trước kỳ kinh tiếp theo có thể gặp ở mẹ bầu đó là táo bón. Nguyên nhân là do khi mang thai nồng độ hormone Progesterone tăng cao làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Muốn khắc phục được tình trạng này mẹ nên uống đủ lượng nước để các khối chất thải dễ dàng di chuyển, giảm nguy cơ mắc táo bón. 

Dấu hiệu nhận biết có thai trước khi trễ kinh - Táo bón. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Mệt mỏi

Khi mang thai các sẽ cảm thấy cơ thể mệt mỏi do cơ thể phải hoạt động liên tục cung cấp dưỡng chất cho bào thai. Đồng thời, hormone Progesterone tăng lên trong thời kỳ đầu mang thai cũng là nguyên nhân khiến mẹ mệt mỏi hơn nhiều so với bình thường. Khi đó mẹ nên ăn uống đủ chất, ngủ nghỉ đầy đủ, tăng cường luyện tập thể thao thường xuyên để có sức khỏe tốt.

Hormone Progesterone tăng lên khiến mẹ mệt mỏi khi mang thai. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Nhạy cảm với mùi vị

Khi thai nhi được 2 tuần tuổi mẹ sẽ đặc biệt nhạy cảm với mùi vị. Nguyên nhân gây ra là do mức hormone Estrogen trong cơ thể tăng cao. Khi đó, mẹ sẽ trở nên nhạy cảm hơn hẳn với tất cả mùi vị xung quanh mình như mùi nước hoa, mùi thơm của trái cây hay mùi của món ăn nào đó.

Khi thai nhi được 2 tuần tuổi mẹ sẽ đặc biệt nhạy cảm với mùi vị. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Thèm ăn hoặc không muốn ăn 

Triệu chứng tiếp theo của dấu hiệu mang thai trước kỳ kinh đó thèm ăn hoặc không muốn ăn. Dấu hiệu này thường xuất hiện trong 3 tháng đầu, tuy nhiên vẫn có một số mẹ bầu sẽ kéo dài suốt 9 tháng mang thai. Nguyên nhân là do sự tăng lượng hCG làm ảnh hưởng đến cảm giác ăn uống của mẹ trong suốt cả quá trình mang thai.

Lượng hCG trong cơ thể tăng khiến mẹ ăn nhiều hoặc chán ăn. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Đau đầu, chóng mặt

Nhiều chị em khi mang thai thường xuyên có cảm giác đau đầu, chóng mặt nhất là khi ngồi dậy. Nguyên nhân là do hormone Progesterone trong cơ thể tăng lên đột ngột cộng với việc thiếu hụt lượng hồng cầu trong máu. 

Lúc này, mẹ nên tăng cường uống đủ lượng nước cần thiết hàng ngày và kiểm tra lượng hồng cầu trong máu. Đồng thời, trong chế độ ăn uống mẹ nên  bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết, đặc biệt là sắt và acid folic.

Hormone Progesterone tăng lên đột ngột khiến mẹ dễ đau đầu. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Tâm trạng thất thường

Khi mang bầu nhiều chị em có thể sẽ chuyển sang trạng thái “sáng nắng chiều mưa” một cách thất thường, khó kiểm soát được. Ngoài ra, các mẹ còn dễ rơi bị vào trạng thái stress, chán nản, dễ xúc động hơn so với bình thường. Vì vậy, những người thân xung quanh cần chú ý quan tâm, yêu thương, hỏi han mẹ bầu nhiều hơn.

Xem thêm:

Chuột rút

Bị chuột rút là một trong những triệu chứng nhận biết có thai mà nhiều người ít để ý. Chuột rút xảy ra khi thai nhi phát triển, tử cung lớn dần chèn lên các mạch máu ở 2 chi dưới.

Lưu ý, để giảm được tình trạng bị chuột rút trong thai kỳ, mẹ nên bổ sung đủ canxi trong chế độ ăn uống. Đồng thời, mẹ hãy kết hợp xoa bóp nhẹ nhàng ở hai chân trước khi đi ngủ mỗi ngày.

Tử cung lớn dần chèn lên các mạch máu 2 chi dưới khiến mẹ bị chuột rút (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Bụng đau âm ỉ

Sau khi mang thai được khoảng 1 tuần, các mẹ sẽ có cảm giác bụng dưới đau âm ỉ nhiều lần trong ngày. Thông thường, cơn cơn đau này sẽ chỉ kéo dài trong 6 tuần thai. Tuy nhiên, một số ít trường hợp mẹ bầu lại có thời gian đau bụng dưới ngắn hoặc lâu hơn. 

Bụng dưới của mẹ bị đau âm ỉ sau khi mang thai được 1 tuần. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Phụ nữ cần làm gì khi có dấu hiệu mang thai trước khi trễ kinh?

Khi thấy bản thân xuất hiện những dấu hiệu mang thai ở trên các mẹ cần thực hiện ngay các công việc sau đây: 

Thử thai tại nhà

Cách thử thai tại nhà được nhiều em lựa chọn đó chính là dùng que thử thai. Phương pháp nhận biết có thai này có cách dùng đơn giản, tiết kiệm và độ chính xác cao lên đến 97 - 99%. 

Theo khuyến cáo bác sĩ, mẹ nên sử dụng biện pháp này sau khi quan hệ từ 7-10 ngày. Tuy nhiên, muốn kết quả chính xác nhất thì mẹ nên thử sau 2 tuần hoặc sau khi chậm kinh 1-2 ngày. 

Tuy nhiên, việc dùng que thử thai vẫn có thể cho kết quả không chính xác do mẹ thử thai quá sớm hoặc đang sử dụng thuốc có chứa hCG. Vì vậy, nếu mẹ muốn có kết quả thử thai chính xác nhất khi dùng que thử thai thì nên lưu ý những điểm sau:

  • Lựa chọn que thử thai đến từ những hãng sản xuất uy tín, không quá hạn sử dụng.

  • Sử dụng que ngay trong vòng 10 phút sau khi bóc ra khỏi túi đựng và  mỗi que chỉ được dùng 1 lần.

  • Thao tác theo đúng quy trình đã ghi sẵn ở trên vỏ bao do nhà sản xuất hướng dẫn..

  • Mẹ nên lấy nước tiểu vào sáng sớm sau khi thức dậy để thử vì lúc này nước tiểu sẽ có nồng độ HCG cao nhất.

Dùng que thử thai xác định có thai nhanh chóng ngay tại nhà. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Siêu âm thai

Siêu âm được xem là phương pháp xác định có thai hay không cho kết quả chính xác lên đến 99%. Tuy nhiên, việc siêu âm chỉ cho kết quả khi bào thai được trên 6 tuần tuổi còn nếu thời gian thấp hơn thì không thể. Vì vậy, các mẹ nên tránh đi siêu âm quá sớm để gây ra những hụt hẫng, hoang mang không đáng có cho mẹ.

Phương pháp chẩn đoán mang thai - Siêu âm. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Xét nghiệm máu

Ngoài cách sử dụng que thử thai và siêu âm, các mẹ còn có thể chọn phương pháp xét nghiệm máu nếu kinh phí. Xét nghiệm máu được xem là cách nhận biết có thai với độ chính xác vô cùng cao lên đến 100% nhưng kinh phí sẽ nhỉnh hơn 1 chút. Phương pháp này sẽ lấy một lượng máu của mẹ để kiểm tra nồng độ Beta-hCG trong máu rồi cho ra kết quả sau 90 phút.

Bên cạnh việc giúp mẹ nhận biết được mình đã có đang mang thai hay chưa thì phương pháp xét nghiệm máu còn mang lại một số lợi ích khác như:

  • Xác định nhóm máu của mẹ bầu và phát hiện xem người mẹ có đang bị thiếu máu, sắt hay không.

  • Giúp mẹ phát hiện sớm nguy cơ bị dị tật bẩm sinh ở thai nhi do chủng virus Rubella gây ra.

  • Giúp mẹ phát hiện sớm những dấu hiệu khác lạ của bào thai.

  • Xét nghiệm ADN trong máu của mẹ giúp chẩn đoán nguy cơ mắc hội chứng down cho trẻ.

Xét nghiệm máu xác định có thai. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học

Khi phát hiện cơ thể có những dấu hiệu trên người mẹ nên chú ý thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học cho mình. Bởi điều này sẽ giúp mẹ có sức đề kháng tốt, đồng thời thai nhi cũng phát triển nhanh chóng và khỏe mạnh hơn.

Mỗi ngày mẹ nên ăn nhiều rau xanh, trái cây chứa chất xơ, uống đầy đủ nước mỗi ngày để hệ tiêu hóa được hoạt động tốt hơn. Đồng thời, mẹ nên hạn chế sử dụng các chất chứa kích thích như rượu bia, thuốc lá vì sẽ làm ảnh hưởng đến hệ thần kinh cả mẹ và bé. 

Ngoài ra, mẹ cần cung cấp đa dạng vitamin A, B, C, D, sắt, acid folic, canxi,.. để tránh thiếu hụt dinh dưỡng và thiếu máu thiếu sắt khi mang thai.

Mẹ bầu nên ăn uống đa dạng dưỡng chất để cơ thể khỏe mạnh. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Tuân thủ lối sống lành mạnh

Bên cạnh việc cung cấp các dưỡng chất đầy đủ mỗi ngày, mẹ cũng nên chú ý tuân thủ lối sống lành mạnh. Cụ thể, mẹ nên dành thời gian tập luyện thể thao, ngủ nghỉ đủ giấc, tránh làm việc nặng nhọc khiến cơ thể cơ mất sức, mệt mỏi. Đồng thời, mẹ luôn cố gắng giữ cho mình ở trạng thái thoải mái, vui vẻ, tránh suy nghĩ tiêu cực. Bởi điều này sẽ giúp mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh, bình an hơn.

Muốn thai kỳ khỏe mạnh mẹ nên ngủ nghỉ đầy đủ, tránh làm việc nặng. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Hy vọng với 15 dấu hiệu có thai trước kỳ kinh trên đây đã giúp mẹ dễ dàng nhận biết được mình đã mang thai hay chưa. Sau khi thấy cơ thể xuất hiện các triệu chứng của mang thai mẹ nên đến bệnh viện để thăm khám để biết chính xác kết quả. Khi mang thai mẹ nên chú ý chăm sóc sức khỏe thận trọng bằng việc ăn uống đủ chất và sinh hoạt lành mạnh.

14 Early Pregnancy Signs and Symptoms - Ngày truy cập: 30/8/2022

https://www.whattoexpect.com/pregnancy/symptoms-and-solutions/early-signs-of-pregnancy-before-missed-period/

Am I Pregnant? - Ngày truy cập: 30/8/2022

https://my.clevelandclinic.org/health/articles/9709-pregnancy-am-i-pregnant

Đào Nhàn
Đào Nhàn

Tôi là Đào Nhàn, biên tập viên có hơn 3 năm kinh nghiệm viết bài nhiều lĩnh vực như giáo dục, sức khỏe, công nghệ...

Bài viết liên quan
Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!