Số bệnh nhân mắc bệnh lý tuyến giáp ngày càng tăng lên với tỉ lệ 5 nữ/ 1 nam. Bị tuyến giáp có thai được không là một trong những nỗi băn khoăn lớn nhất ở những người mắc bệnh. Biết được mức độ ảnh hưởng của bệnh lý sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quát nhất về căn bệnh này.
Các bệnh lý thường gặp ở tuyến giáp
Ở nữ giới, tỷ lệ mắc bệnh lý tuyến giáp phổ biến hơn so với nam giới, đặc biệt là ở phụ nữ trước khi bước vào độ tuổi mãn kinh. Một số căn bệnh thường gặp ở tuyến giáp có thể kể đến là:
-
Bướu nhân.
-
Cường giáp.
-
Suy giáp.
-
Viêm tuyến giáp Hashimoto.
-
Ung thư tuyến giáp.
Dấu hiệu của bệnh lý tuyến giáp
Một số dấu hiệu cho thấy bạn mắc bệnh tuyến giáp bao gồm:L
-
Bướu cổ hoặc sưng cổ: Bệnh bướu giáp hoặc viêm giáp sẽ đi kèm theo một dấu hiệu rõ ràng nhất là cổ bị sưng hoặc xuất hiện bướu cổ. Tình trạng này còn đi kèm với việc cơ thể thiếu iốt dẫn đến khó thở hoặc khó nói chuyện.
-
Viêm cánh tay, đau cơ khớp: Người bệnh suy giáp sẽ bị tê ngứa cánh tay do hormone tín hiệu bị thiếu, não gửi thông tin đến các cơ chậm hơn bình thường. Ngược lại, bệnh nhân suy giáp dễ bị cứng khớp, khó phối hợp các chi.
-
Tóc giòn, dễ gãy, xơ, da yếu, khô, bong tróc: Hormone bị rối loạn khi mắc bệnh tuyến giáp dẫn đến tóc khó tăng trưởng. Bệnh nhân sẽ dễ bị rụng lông tóc, da mẫn cảm.
-
Kinh nguyệt không đều, có nguy cơ vô sinh: Bệnh suy giáp khiến kỳ kinh đến sớm, tần suất cao. Bệnh cường giáp khiến kỳ kinh ngắn hơn và ít xuất hiện. Nguyên nhân của tình trạng này là hormone thay đổi làm ảnh hưởng chu kỳ kinh nguyệt. Các nang trứng cũng bị rối loạn theo khiến cho quá trình thụ tinh và sinh con gặp khó khăn.
-
Giảm ham muốn: Bệnh lý về tuyến giáp liên quan trực tiếp đến hormone nên sẽ gây mất cân bằng nội tiết, người bệnh không còn ham muốn và bị vô sinh.
-
Thay đổi cholesterol: Máu của những người mắc bệnh tuyến giáp có tỷ lệ cholesterol thất thường. Nếu bạn không dùng thuốc cholesterol nhưng nồng độ cholesterol vẫn cao thì cần đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt.
-
Có vấn đề về đường tiêu hóa: Bệnh nhân suy giáp dễ bị táo bón còn bệnh nhân cường giáp thường bị đau bụng, tiêu chảy.
-
Rối loạn huyết áp: Bệnh cường giáp khiến huyết áp chậm, bệnh suy giáp làm tăng huyết áp.
-
Trầm cảm, lo âu, mệt mỏi, mất ngủ, ngủ không sâu giấc.
-
Thay đổi cân nặng: Bệnh cường giáp khiến hormone sản sinh liên tục, dù ăn bao nhiêu bạn vẫn giảm cân và có cảm giác đói. Ngược lại, bệnh nhân suy giáp không muốn ăn nhưng vẫn bị tăng cân bất thường. Do đó, nếu cân nặng bạn thay đổi thất thường dù đã thay đổi khẩu phần ăn thì bạn có thể đã mắc bệnh tuyến giáp.
Bệnh tuyến giáp có ảnh hưởng đến sinh sản?
Người bị tuyến giáp khó có con là một trong những điều bạn luôn thường được nghe nhắc đến. Vậy thực tế thì bệnh tuyến giáp có ảnh hưởng đến sinh sản hay không? Điều này còn tùy thuộc vào giới tính.
Bệnh tuyến giáp ảnh hưởng đến sinh sản ở nữ giới
Phụ nữ mắc bệnh tuyến giáp có sinh con được không? Khả năng sinh sản của nữ giới chịu ảnh hưởng từ hormone tuyến giáp. Ngược lại, hormone nội tiết tố nữ thay đổi cũng tác động đến sự hoạt động của tuyến giáp.
Bệnh lý về tuyến giáp cũng tác động lên quá trình rụng trứng ở nữ giới. Bệnh sẽ ảnh hưởng theo mức độ từ nhẹ đến nặng với nhiều biểu hiện như tắc kinh, rối loạn kinh nguyệt, vô kinh. Những tình trạng này đều làm giảm hoặc cản trở quá trình thụ thai ở phụ nữ.
Bệnh suy giáp sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản ở nữ giới, tiềm ẩn nguy cơ cao bị vô sinh. Mẹ bầu bị cường giáp khi mang thai sẽ dọa sảy thai, tiền sản giật, thai lưu, sinh non. Bé sinh ra có trí thông minh thấp, thể chất kém phát triển hoặc tử vong sau sinh.
Cũng như suy giáp, bệnh cường giáp cũng khiến phụ nữ gặp nhiều triệu chứng liên quan đến chức năng sinh sản như rối loạn kinh nguyệt, hiếm muộn, vô sinh. Một khảo sát đã kết luận rằng, có khoảng 2.3% nữ giới có vấn đề về sinh sản khi bị bệnh cường giáp. Tuy tỉ lệ này không cao nhưng bạn cũng không được chủ quan mà cần nâng cao cảnh giác.
Bệnh tuyến giáp ảnh hưởng đến sinh sản ở nam giới
Nam giới bị bệnh tuyến giáp có sinh con được không? Căn bệnh này xuất hiện trên nam giới với tỷ lệ thấp và có ảnh hưởng nhất định đến chức năng sinh sản. Vấn đề mang thai của phụ nữ còn bị chi phối bởi chất lượng tinh trùng của nam giới. Vì thế, việc nghiên cứu về cơ chế tác động của hormon tuyến giáp tới khả năng tình dục của đàn ông là một yếu tố quan trọng.
Cũng như phái nữ, đàn ông bị cường giáp hay suy giáp đều bị ảnh hưởng khả năng sinh sản. Nam giới mắc bệnh cường giáp thì sự chuyển động của tinh trùng giảm, dẫn đến giảm khả năng đậu thai.
Ngược lại, bệnh suy giáp với lượng hormone tuyến giáp thấp sẽ kích thích tuyến yên hoạt động quá mức, sản sinh nhiều prolactin. Đây là hormone gây suy giảm sự phóng thích testosterone có vai trò kích thích sản xuất tinh trùng. Thêm vào đó, tinh trùng sẽ được tạo ra có chất lượng thấp, khó thụ thai. Điều này đặc biệt đúng nếu người chồng mắc bệnh tuyến giáp trước đó và điều trị bằng iot phóng xạ, xạ trị. Nếu gia đình có con trong vòng 6 tháng sau khi điều trị thì tỉ lệ dị tật thai nhi sẽ tăng cao.
Bị bệnh tuyến giáp có sinh con được không?
Tuy không thể phủ nhận tầm ảnh hưởng của bệnh lý về tuyến giáp sẽ ảnh hưởng đến chức năng sinh sản của cả phụ nữ lẫn nam giới nhưng nếu bệnh được kiểm soát thì bạn có thể yên tâm. Đáp án của câu hỏi “Bị tuyến giáp có thai được không?” là có. Phác đồ điều trị hiệu quả sẽ giúp phụ nữ có khả năng mang thai, sinh em bé bình thường. Một số trường hợp đã mang thai và sinh con trong thời gian điều trị, với điều kiện được bác sĩ nội tiết theo dõi và tuân thủ hướng dẫn chặt chẽ.
Điều đáng nói là đa phần các loại thuốc điều trị bệnh lý về tuyến giáp đều an toàn cho sức khỏe thai nhi. Nếu mẹ chẳng may mắc bệnh tuyến giáp trong thai kỳ thì vẫn có thể yên tâm điều trị. Tuy nhiên, trước khi mang thai, phụ nữ bị tuyến giáp cần tái khám để được bác sĩ tư vấn. Điều này có ý nghĩa giúp tầm soát tốt các vấn đề do bệnh gây ra.
Xem thêm: Mổ tuyến giáp có ảnh hưởng đến sinh sản không? - 3 lưu ý quan trọng bạn cần biết!
Người bị bệnh tuyến giáp phải làm gì trước khi mang thai?
Biết được “Bị tuyến giáp có thai được không?” thôi chưa đủ. Bạn cần trang bị thêm kiến thức bản thân cần làm gì trước khi mang thai. Nếu như đàn ông mắc bệnh tuyến giáp sẽ khó xuất tinh, giảm ham muốn tình dục thì phụ nữ mắc bệnh sẽ bị giảm khả năng rụng trứng. Mặc dù vậy, tình trạng này sẽ được cải thiện nếu tuyến giáp được kiểm soát tốt, duy trì nồng độ hormon giáp ở mức độ ổn định.
Trước khi mang thai, bệnh nhân mắc bệnh tuyến giáp cần lưu ý những vấn đề sau:
-
Nữ giới mắc bệnh tuyến giáp đã và đang điều trị, mong muốn có con thì cần thăm khám tiền mang thai để được bác sĩ chuyên khoa hỗ trợ tư vấn chính xác nhất.
-
Cả 2 vợ chồng cần điều trị triệt để và dứt điểm bệnh lý tuyến giáp đang mắc phải.
-
Vào khoảng thời gian đầu sau khi đã điều trị bệnh lý tuyến giáp, cả vợ và chồng cần cân nhắc quyết định có con.
-
Theo dõi, tái khám định kỳ, thực hiện sàng lọc bệnh tuyến giáp trong giai đoạn mang thai để phát hiện sớm các bất thường và lên kế hoạch điều trị nếu có.
Hormone do tuyến giáp tiết ra sẽ chi phối đến vấn đề sinh sản. Mong rằng những chia sẻ trên đã giúp bạn có được đáp án chi tiết nhất về vấn đề “Bị tuyến giáp có thai được không?”. Người bệnh không được chủ quan mà hãy thường xuyên đến bệnh viện uy tín thăm khám định kỳ nhằm kiểm tra chức năng tuyến giáp nhé!