zalo
Điểm danh 27 dấu hiệu có thai sớm và những điều cần lưu ý dành cho phái nữ
Chuẩn bị mang thai

Điểm danh 27 dấu hiệu có thai sớm và những điều cần lưu ý dành cho phái nữ

Đào Nhàn
Đào Nhàn

03/09/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Ngoài cách dùng que thử thai hay xét nghiệm máu, siêu âm thì các mẹ có thể xác định việc mang thai bằng các dấu hiệu có thai sớm. Khi mẹ có dấu hiệu có thai sớm thường sẽ như thế nào? Cơ thế của các mẹ sẽ thay đổi ra sao? Mẹ cần làm gì khi biết mình mang thai? Để tìm hiểu rõ hơn các mẹ hãy cùng tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây nhé!

Nhận biết 27 dấu hiệu có thai sớm nhất

Khi bắt đầu mang thai cơ thể của các mẹ sẽ có những thay đổi rõ rệt từ bên ngoài lẫn bên trong. Dưới đây là một số dấu hiệu mang thai sớm phổ biến mà các mẹ hay gặp như:

Ngực thay đổi

Một trong những dấu hiệu mang thai khiến các mẹ khó chịu đó là sự thay đổi kích cỡ ngực. Lúc này ngực của mẹ sẽ lớn hơn rất nhiều so với bình thường. Lượng máu trong cơ thể của các mẹ sẽ tăng lên khiến cho ngực không chỉ lớn hơn mà còn trở nên nhạy cảm hơn hay làm cho các mẹ khó chịu vào ban đêm. 

Bên cạnh đó, ngực sẽ có những thay đổi như nổi nhiều gân xanh hơn, quầng vú ngày càng đậm và rộng dần, núm vú cương tức và nhạy cảm hơn,...

Vòng 1 của các mẹ sẽ có sự thay đổi khi mang thai (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Đi tiểu nhiều lần

Đi tiểu thường xuyên, liên tục trong một ngày cũng là một trong những dấu hiệu mang thai mà các mẹ cần để ý. Trong quá trình mang thai, các hormone trong cơ thể của mẹ sẽ thay đổi làm cho lượng máu lưu thông tăng cao hơn và thận phải hoạt động nhiều hơn. Mặt khác, sự phát triển của thai nhi cũng tạo sức ép lên bàng quang khiến các mẹ phải đi tiểu liên tục.

Buồn nôn

Buồn nôn hay còn gọi là hiện tượng ốm nghén ở các mẹ bầu trong 3 tháng đầu mang thai. Ốm nghén sẽ có thể xảy ra ở bất cứ đâu hay bất lúc lúc nào không kể ngày đêm. Hầu hết các mẹ thường thấy ốm nghén khi ngửi mùi thức ăn, nhìn thấy thức ăn hoặc sau khi ăn.

Nguyên nhân ốm nghén của các mẹ khi mang thai vẫn chưa được xác định rõ. Thế nhưng tình trạng ốm nghén thường xuất phát từ sự thay đổi hormone hCG và estrogen trong cơ thể mẹ khi mang thai. Khi các mẹ bị ốm nghén sẽ không gây nguy hiểm cho em bé và sức khỏe. Nhưng nếu tình trạng ốm nghén nặng và kéo dài sẽ khiến các mẹ dễ bị mệt mỏi, suy nhược và ảnh hưởng đến sự phát triển của em bé.

Thường xuyên buồn ngủ

Các mẹ thường xuyên cảm thấy cơ thể mệt mỏi, luôn cảm thấy buồn ngủ, cơ thể kiệt sức mà dù đã ngủ đủ giấc. Những dấu hiệu đó chính là những dấu hiệu mang thai sớm mà các mẹ hay gặp. Khi mang thai, cơ thể các mẹ sản xuất ra hormone progesterone có tác dụng an thần nên khiến các mẹ rất dễ buồn ngủ.

Đồng thời, lượng máu và oxy để cung cấp cho thai nhi cũng khiến cho cơ thể, hệ tuần hoàn hoạt động nhiều hơn nên khiến cơ thể của các mẹ rơi vào tình trạng kiệt sức.

Mẹ rất dễ buồn ngủ cũng là dấu hiệu mang thai sớm  (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Đầy hơi

Đầy hơi là tình trạng phổ biến mà nhiều mẹ bầu mắc phải. Trong quá trình mang thai, hormone progesterone tăng cao quá mức khiến cho các cơ bị giãn ra và cơ ruột cũng bị giãn ra làm cho quá trình tiêu hóa bị chậm lại, thức ăn tồn đọng ở đường tiêu hóa gây đầy hơi. 

Ngoài ra, tình trạng đầy hơi ở mẹ bầu cũng có thể là do mẹ bị táo bón, tăng cân nhanh gây áp lực cho vùng chậu hoặc quá trình thai nhi lớn lên, mẹ bị tiểu đường thai kỳ...Khi mắc phải tình trạng đầy hơi các mẹ có thể cải thiện bằng cách uống nước nhiều hơn, ăn nhiều rau để bổ sung chất xơ, vận động nhẹ nhàng,...

Dịch âm đạo ra nhiều

Dịch âm đạo ra nhiều cũng là một biểu hiện để các mẹ nhận biết việc mang thai sớm. Khi mang thai thường thì âm đạo của các mẹ sẽ tiết nhiều khí hư hơn, dịch âm đạo sẽ có màu trắng sữa đục. Và điều này sẽ không hề gây ảnh hưởng đến sức khỏe của em bé và các mẹ. Đây cũng là một trong các dấu hiệu có thai sau 5 ngày quan hệ mà chị em cần lưu tâm.

Tuy nhiên, các mẹ cũng cần phải lưu ý nếu dịch âm đạo có màu hôi, có màu sắc bất thường như xanh, nâu hoặc vàng thì có thể các mẹ đã bị mắc bệnh. Lúc này các mẹ nên đi khám bác sĩ để điều trị kịp thời.

Màu sắc âm đạo thay đổi

Ở trạng thái bình thường, âm đạo của các mẹ sẽ có màu hồng những khi mang thai do lượng máu cung cấp cho các mô ở khu vực này tăng cao. Vì thế, âm đạo của các mẹ sẽ bị chuyển màu sang màu tím đỏ thẫm. Sự thay đổi này là một trong những dấu hiệu có thai sớm nhất mà các mẹ có thể nhận ra sau tuần thứ 4 của thai kỳ.

Âm đạo của mẹ thường có màu đỏ thẫm khi mang thai  (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Nướu sưng, đau

Có rất nhiều nguyên nhân khiến các mẹ bị nướu sưng và đau khi mang thai, đa số là do nướu và răng của các mẹ khi mang thai trở nên nhạy cảm và dễ bị vi khuẩn tấn công. Ngoài ra sự thay đổi nội tiết sẽ khiến cho cơ thể của các mẹ nóng hơn bình thường, lượng máu trong cơ thể cũng tăng cao. Đó là những nguyên nhân khiến phụ nữ hay bị sưng nướu răng, viêm lợi khi mang bầu.

Mặt khác, ở giai đoạn đầu của thai kỳ, một số mẹ bầu thường bị ốm nghén và thèm chua hoặc ngọt hơn bình thường. Việc các mẹ ăn quá nhiều đồ ngọt cũng sẽ dẫn đến tình trạng sâu răng và viêm nướu khi mang bầu.

Chóng mặt, ngất xỉu

Tình trạng các mẹ hay bị chóng mặt, ngất xỉu khi mang thai thường xuất phát từ nguyên nhân lượng máu lưu trong trong cơ thể tăng do sự thay đổi nội tiết tố khiến cho mạch máu bị giãn. Khi mạch máu bị giãn ra và huyết áp bị giảm xuống thì mẹ sẽ xuất hiện các cơn đau đầu, chóng mặt và bị ngất xỉu.

Không chỉ vậy, ở giai đoạn đầu của thai kỳ các mẹ còn hay bị ngất xỉu do lượng đường trong máu khá thấp.

Xem thêm:

Chảy máu âm đạo

Chảy máu âm đạo hay còn gọi là máu báo thai thường sẽ xuất hiện từ ngày thứ 10-14 sau khi trứng đã được thụ tinh. Tuy nhiên ở một số mẹ, gần chu kỳ kinh nguyệt xuất hiện tình trạng đau tức bụng và chảy máu âm đạo nên hay bị nhầm với máu kinh. 

Máu báo thai thường xuất hiện rất ít và chỉ làm dịch âm đạo có màu hồng hoặc thay đổi màu nhẹ. Còn đối với máu kinh thường sẽ sẫm màu và ồ ạt với lượng lớn máu. Đặc biệt, không phải mẹ nào mang thai cũng bị chảy máu âm đạo, đối với những mẹ mang thai nhiều lần thì chảy máu âm đạo chỉ xuất hiện ở lần đầu hoặc lần thứ hai mang thai.

Hiện tượng chảy máu âm đạo thường do trứng sau khi thụ tinh sẽ di chuyển vào tử cung để làm ổ và bám vào niêm mạc tử cung. Quá trình này khiến cho lớp niêm mạc tử cung bị tổn thương dẫn đến tình trạng bị xuất huyết, chảy máu âm đạo,...Đây là một dấu hiệu có thai sớm không gây nguy hại đến sức khỏe nên các mẹ không cần quá lo lắng.

Theo nhiều bác sĩ cho biết, trong một số trường hợp thì chảy máu âm đạo là dấu hiệu của các bệnh lý nguy hiểm như polyp tử cung, viêm nhiễm phụ khoa, ung thư cổ tử cung, u xơ tử cung,... Do đó, nếu xuất hiện tình trạng chảy máu âm đạo các mẹ nên đi khám để kiểm tra sức khỏe chính xác hơn.

Máu báo thai thường xuất hiện sau 10-14 ngày khi mẹ mang thai  (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Khẩu vị thay đổi

Sự thay đổi khẩu vị cũng là một dấu hiệu để biết các mẹ mang thai sớm. Dễ thấy nhất là khi mang thai các mẹ có thể cảm thấy buồn nôn với một món ăn mà các mẹ rất thích hoặc có thể thèm ăn một món và mẹ không bao giờ ăn trước đây. Tình trạng này là do hormone hCG trong cơ thể tăng cao khiến các mẹ bị kích thích vị giác.

Tiết nhiều nước bọt

Trung bình mỗi ngày cơ thể của người bình thường sẽ tiết ra khoảng 2 lít nước bọt để hỗ trợ tiêu hóa, bôi trơn và làm sạch khoang miệng. Còn đối với các mẹ mang thai, lượng nước bọt sẽ tiết ra nhiều hơn do các nguyên nhân như ốm nghén, thay đổi hormone khi mang thai, ợ nóng, bệnh răng miệng,...

Vì thế, khi các mẹ nhận thấy việc mang thai sớm thông qua việc tiết nước bọt của cơ thể. Tình trạng tiết nhiều nước bọt khi mang thai của các mẹ hoàn toàn vô hại, trong một số trường hợp còn đem lại lợi ích cho các mẹ như giảm ợ chua, nôn ói, làm sạch khoang miệng, cân bằng nồng độ acid của dạ dày,...

Đến giai đoạn thai lớn hơn, mẹ bầu hết các triệu chứng ốm nghén thì lượng nước bọt cũng sẽ giảm dần.

Táo bón

Đây là triệu chứng hầu như mẹ nào cũng mắc phải khi mang thai. Nồng độ hormone progesterone trong cơ thể mẹ bầu tăng cao khiến cho hệ tiêu hóa bị trì trệ. Bên cạnh đó, sự phát triển của thai nhi cũng tạo áp lực lên vùng chậu và bàng quang làm cho các mẹ hay bị đầy hơi, táo bón.

Để cải thiện tình trạng này, các mẹ nên chú ý đến chế độ ăn uống hơn, ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi để bổ sung chất xơ và uống đủ nước mỗi ngày.

Hầu hết các bà mẹ mang thai đều bị táo bón  (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Thay đổi tâm trạng thất thường

Tâm trạng của các mẹ khi mang thai thay đổi rất thất thường và khó kiểm soát. Việc này cũng giống như khi đến kỳ kinh nguyệt, các hormone trong cơ thể thay đổi làm cho tính khí của phụ nữ rất khó chịu, dễ nổi cáu và mang thai cũng vậy.

Trong quá trình mang thai, để nuôi dưỡng em bé cơ thể của các mẹ sẽ sản xuất hormone progesterone và estrogen nhiều hơn. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến tâm trạng, cảm xúc của các mẹ, khiến mẹ trở nên nhạy cảm hơn. Các mẹ sẽ thường có cảm giác khó chịu, mệt mỏi, chán nản hoặc vui buồn thất thường.

Đau lưng

Khi mang thai, cơ thể của mẹ bầu sẽ có những thay đổi nội tiết tố để thích nghi với sự có mặt của em bé. Thời điểm này, khớp và dây chằng của các mẹ sẽ nới lỏng ra để chuẩn bị cho quá trình mang thai và sinh nở. Vì thế, phụ nữ mang thai sẽ thường bị đau và nhức mỏi vùng sống lưng, tình trạng này sẽ càng khó chịu hơn ở giai đoạn cuối thai kỳ.

Đau đầu

Cơ thể của thai phụ có nhiều thay đổi bởi sự gia tăng về nồng độ của các loại hormone từ đó dẫn đến các triệu chứng đau đầu. Tình trạng đau đầu thường xuất hiện ở giai đoạn đầu khi mẹ mới mang thai. Thực tế có khoảng hơn 80% bà bầu có dấu hiệu đau đầu khi mang thai và gần 60% các mẹ bị đau nửa đầu trong 3 tháng đầu thai kỳ.

Các triệu chứng mà mẹ dễ nhận biết như đau nữ đầu, đau nhói đầu, đau kèm theo mắc ói và buồn nôn. Đau đầu khi mang thai còn có thể do cân nặng của em bé tăng nhanh làm cho quá trình lưu thông máu trong cơ thể, hệ thần kinh bị ảnh hưởng dẫn đến tình trạng thiếu máu và gây đau đầu.

Một số mẹ khi mang bầu có một số thói quen không tốt như lười uống nước, không ăn đúng, đủ bữa làm hạ đường huyết dẫn đến đau đầu khi mang thai. Thậm chí một số mẹ còn thức khuya, sử dụng đồ uống có chất kích thích gây khó ngủ, thiếu ngủ, căng thẳng thần kinh cũng gây đau đầu.

Nồng độ hormone tăng cao khi mang thai khiến các mẹ hay đau đầu  (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Tăng cân bất thường

Thai nhi càng phát triển thì trọng lượng cơ thể của các mẹ càng tăng theo. Để đáp ứng đủ dưỡng chất cho thai nhi thì trong quá trình mang thai các mẹ thường rất thèm ăn và ăn rất nhiều. Vì thế cân nặng của các mẹ trong thời gian đầu có thể tăng bất thường.

Khó thở, hụt hơi

Sự thay đổi nội tiết tố và việc cơ thể phải cung cấp một lượng lớn oxy cho buồng trứng để duy trì oxy cho sự phát triển của em bé khiến cho nhịp tim của các mẹ tăng nhanh và hay bị khó thở, hụt hơi. Tình trạng này xuất hiện sau khoảng vài tuần quan hệ cho thấy các chị em đã có dấu hiệu mang thai.úc này mẹ nên đi khám bác sĩ để biết rõ hơi tình trạng sức khỏe của bản thân.

Nhiệt độ cơ thể tăng

Nồng độ hormone progesterone trong cơ thể của mẹ bầu sẽ tăng cao khiến cho nhiệt độ của cơ thể trong 3 tháng đầu của thai kỳ tăng theo. Thông thường, nhiệt độ cơ thể của các mẹ sẽ cao hơn 0,5 độ C so với lúc bình thường. Trong thời gian này các mẹ không cần quá lo lắng và không cần phải dùng thuốc mà nên bổ sung nhiều nước cho cơ thể. 

Nhiệt độ cơ thể các mẹ bầu sẽ tăng cao hơn so với bình thường  (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Nổi rôm sảy

Thân nhiệt của các mẹ sẽ cao hơn bình thường khi mang thai khiến da không thoát mồ hôi kịp nên rất dễ bị rôm sảy. Tình trạng rôm sảy thường xuất hiện ở các vùng da có nhiều nếp gấp hoặc những vùng thường xuyên bị ma sát và tiếp xúc với quần áo. 

Chuột rút

Hiện tượng chuột rút sẽ xuất hiện sau khoảng 1-2 tuần mang thai. Nguyên nhân của hiện tượng này là do sự phát triển của tử cung để phù hợp với kích thước của em bé đã chèn ép lên các mạch máu ở chân khiến mẹ bị chuột rút. 

Do đó, trong quá trình mang thai các mẹ nên bổ sung đầy đủ canxi cho cơ thể kết hợp với việc massage mỗi ngày và vận động nhẹ nhàng để cải thiện tình trạng này.

Bụng đau âm ỉ

Khi trứng đã được thụ tinh di chuyển vào tử cung để làm tổ kèm theo đó là sự thay đổi hormone trong cơ thể sẽ làm ảnh hưởng đến tiêu hóa của các mẹ. Triệu chứng đau bụng âm ỉ thường sẽ diễn ra trong 1-2 tuần đầu khi trứng đã được thụ tinh.

Các mẹ thường rất hay bị nhầm lẫn triệu chứng đau bụng âm ỉ do mang thai với đau bụng kinh hoặc đau bụng do rối loạn tiêu hóa. Vì thế, để xác định việc mang thai các mẹ nên theo dõi thêm những dấu hiệu khác của cơ thể để biết chắc hơn.

Những tuần đầu khi mang thai bụng các mẹ thường bị đau âm ỉ  (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Da hơi sạm

Hàm lượng hormone progesterone và estrogen trong cơ thể tăng cao, lượng máu lưu thông trong cơ thể cũng lớn hơn khiến cho các sắc tố melanin cũng tăng theo. Sắc tố này sẽ hình thành các đốm nám và thâm đen trên da. Do đó, các mẹ khi đi ra ngoài tiếp xúc với ánh mặt trời thì nên thường xuyên dùng kem chống nắng để ngăn ngừa sạm da và cải thiện tình trạng này.

Tóc thay đổi

Khi mang thai, sự thay đổi của nội tiết tố làm ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và tâm lý của mẹ bầu. Trong đó, sự thay đổi về mái tóc là những trường hợp phổ biến nhất. Tóc của các mẹ thường bị khô, xơ, nhanh bết hoặc tiết dầu nhiều hơn. Để cải thiện tình trạng này, mẹ bầu nên uống nhiều nước, ăn nhiều trái cây, rau củ, hạn chế tác động nhiệt lên tóc,...

Tóc của mẹ bầu hay bị rụng và xơ rối  (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Chảy máu cam

Trong lúc mang thai, cơ thể của các mẹ phải sản xuất nhiều máu hơn để nuôi em bé, các hormone trong cơ thể sẽ tạo áp lực làm giãn các mạch máu. Mà mũi là nơi có rất nhiều mạch máu nhỏ nên rất dễ bị vỡ và gây ra hiện tượng chảy máu cam.

Tình trạng chảy máu cam này không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và em bé, hầu như việc chảy máu cam sẽ có thể tự hết mà không cần dùng thuốc. Tuy nhiên nếu mẹ bị chảy máu cam liên tục với lượng máu lớn thì phải đi khám bác sĩ ngay để được chữa trị kịp thời.

Co thắt tử cung

Nồng độ các hormone tăng lên và sự lớn lên của tử cung để chuẩn bị cho sự xuất hiện của em bé khiến cho các mẹ bầu bị co thắt tử cung. Hiện tượng này hoàn toàn bình thường nên các mẹ bầu không cần phải lo lắng. Tuy nhiên nếu các cơn co thắt tử cung có kèm theo xuất huyết âm đạo thì các mẹ cần phải đi khám ngay để được điều trị kịp thời.

Trễ kinh

Dấu hiệu trễ kinh là dấu hiệu dễ nhận biết và được hầu hết các mẹ sử dụng để theo dõi việc mang thai. Bởi vì khi đã mang thai, trứng được thụ tinh sẽ làm tổ trong tử cung và các mẹ sẽ không còn thấy kinh nguyệt xuất hiện theo chu kỳ nữa. Đồng thời, cơ thể của các mẹ lúc này sẽ sản xuất ra hormone hCG để làm dày niêm mạc tử cung và nuôi dưỡng thai nhi.

Bên cạnh đó, khi mẹ làm việc quá sức, lo lắng, stress hoặc bị viêm nhiễm phụ khoa cũng làm trễ kinh. Vì thế, khi các mẹ nhận thấy kinh nguyệt của mình bị trễ thì có thể mua que thử thai để kiểm tra nồng độ hormone hCG trong cơ thể. Nếu kết quả dương tính thì các mẹ hãy đi khám bác sĩ sớm nhất để chẩn đoán kết quả mang thai chính xác và kiểm tra sự phát triển của thai nhi.

Trễ kinh là dấu hiệu mang thai sớm mà các mẹ hay dùng để nhận biết (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Những điều cần làm khi có dấu hiệu mang thai

Bên cạnh niềm vui, hạnh phúc khi có sự xuất hiện của thiên thần nhỏ trong gia đình thì các mẹ cũng không tránh được những lo lắng và khó khăn trong quá trình mang thai sắp tới. Vì thế các mẹ có thể trang bị một số kiến thức cơ bản khi mang thai để an tâm và đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé như:

Thử thai tại nhà

Sau khi phát hiện những dấu hiệu mang thai như trên thì điều đầu tiên cách mẹ cần làm là phải xác định được chính xác việc mang thai. Thông thường, cách nhanh nhất các mẹ hay chọn đó là mua que thử thai. Việc thử thai sẽ dùng nước tiểu để kiểm tra dựa theo phản ứng của hormone hCG trong cơ thể của mẹ khi mang thai.

Trường hợp que thử cho ra 2 vạch thì khả năng cao mẹ đã mang thai. Nhưng để chắc chắn hơn các mẹ nên gặp bác sĩ để làm một số kiểm tra cần thiết để xác định việc mang thai.

Khi có dấu hiệu mang thai sớm các mẹ có thể dùng que thử để kiểm tra  (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Đi siêu âm thai

Khi đã phát có những dấu hiệu mang thai, các mẹ cần đi khám sức khỏe càng sớm càng tốt. Bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm thai để loại trừ các trường hợp thai ngoài tử cung và kiểm tra các chỉ số sức khỏe của mẹ như huyết áp, nhịp tim, cân nặng,...Nhờ đó, có thể giúp các mẹ phòng ngừa các bệnh trong quá trình mang thai như tiểu đường thai kỳ, tăng huyết áp thai kỳ,...

Siêu âm là biện pháp chính xác để xác định việc mang mai  (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Thực hiện lối sống sinh hoạt lành mạnh

Khi đã biết mình mang thai, các mẹ đang xây dựng cho bản thân một lối sống lành mạnh để tốt cho sức khỏe của em bé và bản thân. Phụ nữ mang thai không nên hút thuốc lá và nên tránh xa khói thuốc vì nó rất độc hại cho thai nhi. Đồng thời mẹ cũng nên hạn chế sử dụng rượu bia, các chất kích thích, nước có ga vì có thể làm tăng nguy cơ sinh non, sảy thai, trẻ nhẹ cân, dị tật bẩm sinh,...

Ngoài ra, mẹ nên có chế độ làm việc hợp lý, không nên làm việc quá nặng, không làm việc trong môi trường độc hại hoặc những công việc đứng quá lâu vì sẽ ảnh hưởng đến em bé. Duy trì chế độ ngủ và nghỉ ngơi hợp lý, mỗi ngày ngủ ít nhất 8 tiếng và khoảng 30 phút để nghỉ trưa. Vì em bé sẽ ngủ theo giờ đi ngủ của mẹ nên mẹ hãy đi ngủ sớm và hạn chế thức quá khuya.

Đi đôi với việc ngủ nghỉ thì mẹ bầu cũng nên thường xuyên vận động để thư giãn cơ thể, lưu thông máu và giúp tinh thần thoải mái hơn. Các bài tập nhẹ nhàng như yoga, đi bộ, kegel,...sẽ giúp cơ thể các mẹ dẻo dai hơn và hạn chế được một số bệnh thai kỳ hiệu quả.

Các mẹ nên xây dựng lối sống lành mạnh cho quá trình mang thai  (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Bồi bổ dinh dưỡng cho cơ thể

Những tháng đầu thai nhi tập trung phát triển các cơ quan, bộ phận trên cơ thể và cả não bộ, hệ thần kinh. Vì thế, các mẹ phải bổ sung thật đầy đủ dưỡng chất để em bé phát triển và mẹ cũng mạnh khỏe. Một số dưỡng chất cần thiết mẹ phải bổ sung như:

  • Canxi: Chất này giúp thai nhi hình thành xương răng và mẹ có thể bổ sung bằng một số loại thực phẩm như tôm, cua, ghẹ, cá, trứng, sữa,...

  • Chất béo: Giúp mẹ dự trữ năng lượng cho cơ thể, chế béo thường có nhiều trong thịt, các loại hạt, bơ, dầu thực vật, sữa nguyên kem,....

  • Protein: Mỗi ngày mẹ nên bổ sung từ 10-20g protein cho cơ thể qua các loại thực phẩm như thịt, trứng, cá, sữa, đậu,...

  • Sắt: Đây là dưỡng chất quan trọng để giúp mẹ không bị thiếu máu trong quá trình mang thai, mẹ có thể bổ xung qua các loại thực phẩm như tim, gan, các loại hạt, rau xanh, cá mòi, hoa quả sấy khô...

  • Axit folic: Có khả năng làm giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh ở thai nhi, chất này thường có nhiều trong các loại hạt, ngũ cốc, súp lơ, cải bó xôi,...

  • Các loại vitamin thiết yếu như D, C, A, B, E, K,... giúp mẹ bầu tăng sức đề kháng, tránh các tình trạng xuất huyết ở mẹ bầu, chống loãng xương, còi xương ở trẻ. Mẹ có thể bổ xung qua các loại rau củ, trái cây ăn thường ngày hoặc dùng thuốc.

  • Omega 3: Đây là chất rất cần thiết cho sự phát triển trí tuệ và thể chất của trẻ, chất này thường có nhiều trong cá ngừ, cá hồi, đậu hũ, đậu nành, sữa, viên dầu cá,...

Mẹ bầu cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho em bé phát triển  (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Tìm hiểu kiến thức thai sản và lựa chọn cơ sở sinh

Các mẹ bầu có thể tìm hiểu kiến thức thai sản bằng rất nhiều cách như đọc sách, nghiên cứu trên mạng, tham gia các lớp tiền sản,...Ngày nay, các bệnh viện thường tổ chức rất nhiều các lớp tiền sản cho các vợ chồng lần đầu sinh con. Ở đây các ông bố bà mẹ sẽ được trang bị rất nhiều kiến thức như chăm sóc sức khỏe khi mang thai, kinh nghiệm khi chuyển dạ, cách thở khi sinh con, khi nào cần đi bệnh viện, cách chăm sóc em bé,...

Sau sinh cũng là giai đoạn rất quan trọng nên từ lúc mang thai các mẹ cũng phải trang bị cho mình thật nhiều kiến thức để phòng ngừa các biến chứng sau sinh như nhiễm trùng huyết, nhiễm khuẩn tầng sinh môn, bế sản dịch, băng huyết,...

Trong thời điểm mang thai, các mẹ cũng nên lựa chọn các cơ sở sinh uy tín và chất lượng. Bởi vì cơ sở sinh có vai trò rất quan trọng, nó sẽ ảnh hưởng lớn đến quá trình sinh nở và chăm sóc sức khỏe em bé và các mẹ sau sinh. Tiêu chí lựa chọn hàng đầu là phải cơ sở vật chất tốt, máy móc trang thiết bị hiện đại, đội ngũ bác sĩ chuyên nghiệp và dịch vụ chăm sóc chu đáo.

Ngày nay, ở các bệnh viện thường mở rất nhiều lớp tiền sản cho cả bố và mẹ  (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Bài viết trên đã giải đáp những thắc mắc của các mẹ về những dấu hiệu có thai sớm. Phát hiện sớm việc mang thai là điều rất quan trọng và ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của thai nhi sau này. Vì thế các mẹ hãy chăm sóc cho bản thân thật tốt để chào đón “thiên thần nhỏ” đến với thế giới này khỏe mạnh và bình an.

Am I Pregnant? - Ngày truy cập: 30/8/2022

https://my.clevelandclinic.org/health/articles/9709-pregnancy-am-i-pregnant

Đào Nhàn
Đào Nhàn

Tôi là Đào Nhàn, biên tập viên có hơn 3 năm kinh nghiệm viết bài nhiều lĩnh vực như giáo dục, sức khỏe, công nghệ...

Bài viết liên quan

Trẻ em cần được trao cơ hội để có thể học tập và phát triển tốt hơn. Giúp con khai phá tiềm năng tư duy và ngôn ngữ ngay hôm nay.

Nhận tư vấn Monkey