zalo
Dấu hiệu mang thai ở tuổi 16 là gì? Hậu quả và cách phòng tránh
Chuẩn bị mang thai

Dấu hiệu mang thai ở tuổi 16 là gì? Hậu quả và cách phòng tránh

Đào Nhàn
Đào Nhàn

04/09/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Mang thai ở tuổi 16 là một vấn nạn xã hội đang được rất nhiều người quan tâm trong thời gian gần đây. Vậy nguyên nhân nào khiến nữ giới có thai ở độ tuổi này? Các dấu hiệu mang thai ở tuổi 16 dễ nhận biết nhất là gì? Tất cả những thắc mắc trên sẽ được giải đáp bằng những thông tin sau đây.

Nguyên nhân khiến nữ giới mang thai ở tuổi 16

Nữ giới ở tuổi 16 đang còn quá trẻ cả về nhận thức và sự phát triển của cơ thể, điều này hoàn toàn chưa thích hợp với việc mang thai. Tuy nhiên vẫn không có không ít trẻ vị thành niên đang tuổi 16 mang thai khiến gia đình, nhà trường và xã hội phải bận tâm lo lắng.

Những nguyên nhân gây ra tình trạng nữ giới xuất hiện dấu hiệu mang thai ở tuổi 16 có thể kể đến như:

  • Ở tuổi 16, các em có nhiều biến đổi cả về mặt tâm lý và sinh lý, bản năng tình yêu, tình dục bắt đầu trỗi dậy. Tuy nhiên, khả năng tuổi vị thành niên tiếp cận với các nguồn thông tin chính thống về sức khỏe sinh sản và tình dục lại bị hạn chế.

  • Đa số phụ huynh của các bé ở tuổi vị thành niên đều khá ngại và lảng tránh khi con hỏi về vấn đề sức khỏe sinh sản. Đồng thời, phía nhà trường cũng ít đề cập đến giáo dục sức khỏe sinh sản.

  • Có nhiều yếu tố khác khiến các em mang thai ở tuổi 16 như ảnh hưởng của trào lưu trong giới trẻ, sống buông thả, không hiểu biết rõ những hậu quả của việc mang thai ngoài ý muốn, mang thai khi còn quá trẻ… 

  • Phim ảnh phản cảm đại trà trên mạng xã hội có thể làm khơi dậy bản năng tình dục sớm ở trẻ vị thành niên.

  • Trẻ không được dạy các cách tự bảo vệ bản thân gây ra tình trạng bị xâm hại tình dục, bị bóc lột tình dục.

Trẻ không được dạy cách tự bảo vệ bản thân dễ bị xâm hại tình dục (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Những nguy cơ phải đối mặt khi mang thai ở tuổi 16

Việc mang thai quá sớm ở tuổi 16 có thể sẽ khiến các bé gái đối mặt với những rủi ro sau đây:

Nguy cơ khi tiếp tục thai kỳ và sinh con

Mang thai quá sớm ở tuổi 16 sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe như: Dễ bị sảy thai, sinh non, nhiễm độc thai nghén, có nguy cơ cao tử vong mẹ. Đồng thời, con của mẹ ở tuổi chưa trưởng thành cũng có tỷ lệ mắc bệnh tật và tử vong cao hơn nhiều so với các bé có mẹ ở tuổi trưởng thành. 

Khi có thai ở tuổi vị thành niên sẽ làm gián đoạn đến việc học hành, khó khăn về tài chính để trang trải cuộc sống. Hơn hết, việc có con và lập gia đình khi quá sớm dễ dẫn đến tình trạng ly dị cao và bị phân biệt đối xử. Làm mẹ sớm rất dễ bị căng thẳng, khủng hoảng tâm lý và tổn thương tình cảm nếu hạnh phúc không được trọn vẹn.

Con của mẹ tuổi 16 dễ bị mắc bệnh tật và tử vong cao.(Ảnh: Sưu tầm Internet)

Nguy cơ khi chấm dứt thai kỳ

Nhiều bé tuổi vị thành niên vì cảm thấy xấu hổ, mặc cảm nên đã lựa chọn cách phá thai. Tuy nhiên, cơ thể của các bé ở độ tuổi này chưa phát triển hoàn toàn nên việc phá thai có thể sẽ để nhiều biến chứng nguy hiểm như băng huyết, nhiễm trùng âm đạo, thậm chí là vô sinh. Không những vậy, việc phá thai còn ảnh hưởng đến tâm lý trong một khoảng thời gian dài.

Phá thai khi mới 16 tuổi khiến bé gái dễ bị băng huyết, nhiễm trùng âm đạo (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Nhận biết dấu hiệu mang thai ở tuổi 16

Ngay sau khi thụ thai thành công người mẹ trẻ có thể sẽ xuất hiện một trong những triệu chứng thường gặp sau đây:

Trễ kinh

Khi đã mang thai, mẹ sẽ không còn xuất hiện kinh nguyệt như chu kỳ bình thường do trứng đã làm tổ trong tử cung. Thay vào đó cơ thể sẽ sản sinh ra hormone HCG để làm dày niêm mạc tử cung, nuôi dưỡng bào thai, duy trì thai kỳ. 

Việc xác định chính xác chậm kinh bao lâu thì có thai khá khó, vì chu kỳ kinh nguyệt của mỗi người sẽ khác nhau. Tuy nhiên, nếu mẹ chậm kinh 5 - 7 ngày trong thời gian quan hệ thì rất có khả năng sẽ mang thai.

Chậm kinh 5 - 7 ngày trong thời gian quan hệ rất có khả năng mang thai. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Ngực thay đổi

Dấu hiệu mang thai dễ nhận biết tiếp theo đó là phần ngực thay đổi kích thước. Nguyên nhân là sau khi thụ thai và làm tổ ở tử cung thành công sẽ làm tăng hormone, lượng máu đến bầu ngực. Chính vì vậy mà bộ phận này sẽ có kích thước lớn hơn bình thường. 

Sau khi thụ thai thành công phần ngực có sự to lên rõ rệt. Ảnh: Sưu tầm Internet)

Buồn nôn

Buồn nôn, ốm nghén là biểu hiện điển hình của phụ nữ mang thai ở trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Buồn nôn có thể xảy ra bất cứ lúc nào, kể ngày hay ban đêm. Chị em thường cảm thấy buồn nôn sau khi ngửi mùi thức ăn hoặc sau khi ăn xong.

Hiện nay, vẫn chưa có nghiên cứu nào xác định chính xác nguyên nhân gây ra hiện tượng ốm nghén khi mang thai. Tuy nhiên, có nhiều giả thiết lại cho rằng tình trạng ốm nghén có liên quan đến sự gia tăng hormone thai kỳ Estrogen và HCG. Ngoài ra hormone Thyroxine từ tuyến giáp tăng lên cũng có thể nguyên nhân dẫn đến biểu hiện ốm nghén.

Ốm nghén là dấu hiệu mang thai tuy không gây nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi. Tuy nhiên nếu tình trạng ốm nghén nặng sẽ khiến các mẹ luôn cảm thấy mệt mỏi, suy nhược cơ thể và ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Vì vậy, mẹ bầu nên chú ý nghỉ ngơi đầy đủ, bổ sung đa dạng chất dinh dưỡng trong giai đoạn này.

Ba tháng đầu khi mang thai mẹ có dấu hiệu ốm nghén, buồn nôn. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Dịch âm đạo ra nhiều

Khí hư ra nhiều là một trong những dấu hiệu có thai ở tuổi 16 thường thấy. Khi mang thai vùng âm đạo sẽ tiết ra khí hư nhiều hơn bình thường, có màu trắng sữa đục. Hiện tượng này được đánh giá là bình thường, không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. 

Tuy nhiên, nếu mẹ thấy âm đạo chảy dịch có mùi hôi, màu xanh, vàng hoặc nâu thì nên đến cơ sở y tế ngay. Bởi đây là lời cảnh báo có thể chị em đang mắc những bệnh lý phụ khoa nguy hiểm.

Khi mang thai âm đạo của mẹ tiết ra nhiều khí hư hơn (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Ra máu báo

Ra máu báo có thai là dấu hiệu mang thai ở tuổi 16 khi phôi thai di chuyển và bám vào thành tử cung. Tình trạng này thường chỉ xuất hiện ở trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Trên thực tế, khoảng 25 – 30% phụ nữ mang thai ra máu báo hoặc chảy máu trong vài ngày đầu của thai kỳ.

Hiện nay, vẫn còn nhiều người dễ nhầm lẫn giữa việc chảy máu báo thai với chảy máu kinh nguyệt. Mẹ có thể dễ dàng phân biệt giữa hai loại bằng cách để ý màu sắc và lượng máu. Chảy máu khi mang thai thường khá ít, máu có màu nâu hoặc hồng nhạt chứ không phải đỏ sẫm hay đỏ tươi như kinh nguyệt.

Dấu hiệu có thai ở tuổi 16 - Ra máu báo (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Đi tiểu nhiều

Khi thụ thai được 2 - 3 tuần, các mẹ sẽ có dấu hiệu đi tiểu nhiều hơn bình thường, đặc biệt là vào ban đêm. Nguyên nhân là do tử cung to ra, chèn ép bàng quang và nồng độ HCG thai kỳ tăng lên đột ngột. Tần suất đi tiểu của mẹ sẽ ngày càng nhiều hơn về giai đoạn cuối thai kỳ khi thai nhi phát triển càng lớn.

Lưu ý: Việc mẹ đi tiểu nhiều lần không chỉ là dấu hiệu có thai mà còn có thể lời cảnh báo hệ bài tiết có vấn đề hoặc đang mắc các bệnh lý như: viêm bàng quang, viêm đường tiết niệu, suy thận,... Vì vậy, khi mẹ xuất hiện tình trạng đi tiểu nhiều lần kèm với các triệu chứng bất thường như tiểu rắt, tiểu són,.. thì nên chủ động đi thăm khám sớm nhất. Bởi điều này sẽ giúp mẹ phát hiện và điều trị kịp thời nếu có bệnh về hệ bài tiết.

Nồng độ HCG tăng khiến mẹ đi tiểu nhiều khi mang thai. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Thân nhiệt tăng nhẹ

Khi mang thai thân nhiệt thai phụ sẽ tăng nhẹ trong 3 tháng đầu của thai kỳ, thường thì sẽ tăng thêm khoảng 0.5 độ C. Nguyên nhân dẫn đến việc tăng thân nhiệt này là do nồng độ hormone progesterone tăng cao. Khi thấy nhiệt độ cơ thể tăng nhẹ mẹ không cần quá lo lắng và không cần dùng thuốc mà chỉ cần uống nhiều nước. Nếu các mẹ thường xuyên theo dõi nhiệt độ của cơ thể thì chắc hẳn mẹ sẽ dễ dàng nhận biết dấu hiệu mang thai này.

Dấu hiệu mang thai ở tuổi 16 - Mệt mỏi. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Chướng bụng, đầy hơi 

Khi mang thai cơ đường ruột của mẹ sẽ bị nhão dần do sự gia tăng của các hormone progesterone và estrogen. Sự tăng của hai hormone này sẽ làm hệ tiêu hóa chứa nhiều hơi hơn mức bình thường, khiến việc tiêu hóa bị chậm lại. Chướng bụng, đầy hơi khi mang thai chỉ gây cảm giác khó chịu, vì thế thai phụ không cần lo lắng quá mức. 

Hormone progesterone và estrogen khiến mẹ bầu dễ bị đầy hơi. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Táo bón 

Khi mới mang thai, cơ thể sẽ tiết ra khá nhiều hormone Progesterone. Lượng hormone Progesterone tiết ra nhiều sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của hệ tiêu hóa, nhu động ruột và quá trình đứa chất thải ra ngoài. Do đó mà nhiều thai phụ sẽ gặp phải tình trạng dễ bị táo bón khi mang thai trong 3 tháng đầu thai kỳ. Muốn khắc phục được tình trạng này, mẹ hãy uống đủ lượng nước mà cơ thể cần, ăn nhiều rau xanh và trái cây.

Hormone Progesterone tiết ra nhiều làm hưởng đến hệ tiêu hóa (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Mệt mỏi

Khi thụ thai thành công, nồng độ progesterone trong cơ thể sẽ bắt đầu tăng nhanh và tiếp tục tăng suốt 3 tháng đầu. Progesterone là loại chất có vai trò ngăn ngừa co bóp tử cung, duy trì nội tiết tố của thai kỳ và ức chế đáp ứng miễn dịch sớm. Tuy nhiên, sự gia tăng của progesterone khi mang thai có thể khiến mẹ cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức.

Nồng độ progesterone khiến mẹ mệt mỏi khi mang thai (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Nhạy cảm với mùi vị

Khi mang thai mẹ bầu khá nhạy cảm với vị hơn bình thường rất nhiều. Thậm chí, mẹ còn trở nên khó chịu và buồn nôn ngay cả những mùi vị mà mình đã từng yêu thích. Nguyên nhân để gây ra hiện tượng này là do k lượng hormone về cảm giác trong cơ thể tăng cao khiến mẹ dễ mẫn cảm với mùi. Thông thường tình trạng này sẽ kéo dài trong 3 tháng đầu của thai kỳ.

Trong 3 tháng đầu kỳ mẹ bầu thường khá mẫn cảm với mùi vị (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Thèm ăn hoặc không muốn ăn 

Thèm ăn hoặc chán ăn là một trong những dấu hiệu mang thai trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Nguyên nhân là do sự tăng lên của lượng hormone hCG bên trong cơ thể. Lượng hCG tăng lên có thể sẽ khiến người mẹ này này thèm ăn nhưng lại gây cảm giác chán ăn ở người mẹ khác. Thông thường, việc mẹ chán ăn, không muốn ăn là do bị ốm nghén, mẫn cảm với mùi hương của thức ăn.

Lượng hCG tăng lên khiến mẹ ăn nhiều hoặc chán ăn khi mang thai. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Bụng đau âm ỉ

Trong thời gian đầu mang thai, các bé sẽ có cảm giác đau âm ỉ bụng dưới. Nguyên nhân chính là do đã thụ thai thành công và làm tổ tại thành tử cung. Cơn đau bụng này chỉ xuất hiện trong khoảng 2 - 3 ngày đầu mang thai rồi dần dần biến mất.

Trong thời gian đầu mang thai mẹ sẽ có dấu hiệu đau bụng dưới âm ỉ. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Cách xác định khả năng mang thai ở tuổi 16 chính xác nhất

Hiện nay, vị thành niên có thể xác định khả năng năng mang thai chính xác nhất qua 3 cách sau đây:

Siêu âm

Siêu âm là phương pháp chính xác nhất để phát hiện và kết luận về việc mẹ đã có thai. Tuy nhiên, siêu âm có thai chỉ cho kết quả đối với bào thai được trên 6 tuần tuổi còn thấp hơn thì không.

Vì vậy, khi thai dưới 6 tuần thì mẹ hãy chọn cách thử que hoặc xét nghiệm máu để xác định có thai hay chưa. Ngoài khoảng thời gian nên đi siêu âm để biết có thai hay không thì mẹ cũng nên lưu ý một số mốc siêu âm thai quan trọng như sau: 

  • Thai được 12 tuần: Mẹ nên đi kiểm tra thai để đánh giá nguy cơ bất thường nhiễm sắc thể.

  • Thai 22 tuần: Thời điểm này sẽ giúp mẹ phát hiện chính xác các dị dạng bẩm sinh có thể xảy ra và theo dõi sức khỏe của thai.

  • Thai đạt 32 tuần: Việc siêu âm lúc này sẽ giúp đánh giá tình trạng thai trước khi sinh bao gồm: nước ối, bánh nhau, sự phát triển và đưa ra kết luận về việc sinh nở của mẹ.

Phương pháp siêu âm được áp dụng khi bào thai trên 6 tuần tuổi (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Sử dụng que thử thai

Dùng que thử thai là một trong những phương pháp xác định có thai nhanh chóng được nhiều người lựa chọn. Que thử thai sẽ giúp chẩn đoán việc mang thai hay chưa thông qua hàm lượng Beta-hCG trong nước tiểu. Thông thường, que thử thai sẽ cho ra kết quả chính xác đến 97%  nếu được dùng đúng cách và đúng thời điểm. 

Xem thêm:

Theo lời khuyên của bác sĩ, các mẹ nên thử que thử thai trong vòng 1 - 2 tuần sau thời điểm quan hệ tình dục. Đối với những người có chu kỳ kinh nguyệt ổn định thì có thể thử que sau khi trễ kinh khoảng 1 tuần. 

Muốn kết quả thử thai bằng que được chính xác nhất mẹ nên thử vào buổi sáng sớm sau khi ngủ dậy. Khi que thử thai hiện 1 vạch có nghĩa là mẹ không mang thai. Ngược lại, nếu que xuất hiện 2 vạch thì đồng nghĩa với việc mẹ đã có thai. 

Sử dụng que thử thai giúp cho kết quả có thai chính xác 97%. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Xét nghiệm máu

Xét nghiệm máu là phương pháp chẩn đoán có thai tương đối phổ biến với độ chính xác lên đến 100%. Với phương pháp này, bác sĩ sẽ lấy mẫu máu của mẹ rồi mang đi kiểm tra nồng độ Beta-hCG ở trong máu để cho ra kết quả. Cách xác định có thai này sẽ cần phải đợi khoảng 90 phút, không nhanh chóng như việc dùng que thử thai.

Theo bác sĩ khuyến cáo, mẹ có thể đến cơ sở y tế xét nghiệm máu sau khi quan hệ tình dục từ 7 - 14 ngày. 

Kết quả chẩn đoán có thai dựa vào nồng độ Beta-hCG sẽ được mô tả như sau:

  • Nồng độ Beta-hCG <5mIU/ml: Chưa đủ căn cứ để kết luận mang thai.

  • Nồng độ Beta-hCG >25mIU/ml: Chắc chắn mẹ đã mang thai

  • Nồng độ Beta-hCG từ 5 - 25mIU/ml: Cần tiến hành xét nghiệm lại sau 48h để có kết luận chính xác.

Xét nghiệm máu xác định có thai dựa vào nồng độ Beta-hCG (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Nữ giới mang thai ở tuổi 16 phải làm sao?

Trong trường hợp các bé gái lỡ mang thai khi mới 16 tuổi thì nên ngồi lại nói chuyện với gia đình thay vì tự quyết định. Thông qua cuộc trò chuyện, người mẹ trẻ sẽ được gia đình đưa ra quyết định sáng suốt và an toàn nhất có thể. Nếu gia đình muốn giữ và sẵn sàng nuôi dưỡng đứa bé thì hãy vui vẻ, cố gắng chăm sóc sức khỏe để có thai kỳ khỏe mạnh. Còn nếu sức khỏe đảm bảo và gia đình không muốn giữ lại thì có thể lựa chọn phương án phá thai. Tuy nhiên, gia đình nên đưa bé gái đến cơ sở y tế uy tín để được tư vấn kỹ càng để giảm thiểu các rủi ro trong quá trình phá thai.

Khi lỡ mang thai ở 16 tuổi bé gái nên ngồi lại nói chuyện với gia đình (Ảnh: Sưu tầm Internet) 

Lời khuyên của chuyên gia: Cách phòng tránh mang thai ở tuổi 16

Khi có con trong độ tuổi 16, ba mẹ nên quan tâm, dành nhiều thời gian để tâm sự với con về chuyện tình cảm. Đồng thời, gia đình nên phối hợp với nhà trường để trang bị đầy đủ cho các em những kiến thức về giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản. Bởi điều này sẽ giúp các em có kiến thức, nhận thức đúng đắn để tránh được những sai lầm không đáng có. 

Bên cạnh đó, ngành chức năng cần tăng cường giáo dục, hướng dẫn các biện pháp tránh thai,  các vấn đề liên quan đến sức khỏe sinh sản,... Khi các em được trang bị đầy đủ các kiến thức về giới tính và sức khỏe sinh sản sẽ góp phần phòng tránh được việc mang thai tuổi 16.

Trên đây là 13 dấu hiệu mang thai ở tuổi 16 thường gặp nhất. Các dấu hiệu này có thể xuất hiện nhiều hay ít, nặng hoặc nhẹ còn tùy vào thể trạng của mỗi người. Việc mang thai quá sớm ở tuổi vị thành niên có thể tiềm ẩn nhiều vấn đề cả về sức khỏe và tinh thần. Vì vậy, gia đình, nhà trường và xã hội nên có biện pháp tuyên truyền, tăng cường giáo dục sinh sản để hạn chế việc mang thai sớm ở trẻ.

Teenage Pregnancy - Ngày truy cập: 30/08/2022

https://www.healthline.com/health/adolescent-pregnancy

Đào Nhàn
Đào Nhàn

Tôi là Đào Nhàn, biên tập viên có hơn 3 năm kinh nghiệm viết bài nhiều lĩnh vực như giáo dục, sức khỏe, công nghệ...

Bài viết liên quan
Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!