Chúng ta thường thấy hầu hết phụ nữ mang thai tháng cuối gặp tình trạng mất ngủ do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, trái ngược với số đó vẫn tồn tại không ít mẹ bầu ngủ rất nhiều, ngủ không biết thế nào là đủ. Vậy trường hợp bà bầu tháng cuối ngủ nhiều có sao không? Chúng ta cùng đi tìm hiểu câu trả lời trong bài viết dưới đây.
- Lộ trình Tiếng Anh toàn diện cho trẻ 0-11 tuổi chuẩn đầu ra Cambridge
- Áp dụng các phương pháp giáo dục được kiểm chứng trên thế giới
- Công nghệ M-Speak độc quyền chấm điểm và nhận xét phát âm chuẩn tới từng âm vị
- Kho học liệu khổng lồ với 4000+ hoạt động tương tác
- Hệ thống lớp học, giáo viên đồng hành cùng ba mẹ và bé
- Luyện đọc với kho 1000+ truyện tranh tương tác
- Rèn luyện kỹ năng Đọc - Hiểu thông qua trò chơi và câu hỏi tương tác
- Lộ trình học 14 cấp độ giúp dễ dàng nhận thấy sự tiến bộ của trẻ
- Công nghệ trí tuệ nhân tạo M-Speak chấm điểm và nhận xét phát âm khi bé kể chuyện
- 4 cấp độ học từ dễ đến nâng cao phù hợp với nhiều lứa tuổi & trình độ của trẻ
- Hệ thống bài học đồ sộ và bài bản giúp trẻ tự tin tiếp cận kiến thức mới
- Sách bài tập bổ trợ Monkey Math Workbook hỗ trợ đắc lực trong việc nâng cao năng lực toán học cho trẻ
- Hơn 60 chủ đề thuộc 7 chuyên đề toán học lớn giúp trẻ dễ dàng nắm bắt các khái niệm toán học
- Phát triển đồng bộ tư duy & ngôn ngữ giúp con học giỏi cả toán và tiếng Anh
- Áp dụng phương pháp học tập hiện đại qua trò chơi, hình ảnh, âm thanh
- Học vần chuẩn và nhanh nhất theo chương trình học vần theo sách giáo khoa mới
- Trẻ có thể đọc trôi chảy trước khi vào lớp 1 nhờ 700+ truyện tranh tương tác, 300+ sách nói
- Tăng khả năng Đọc - Hiểu với 1500+ câu hỏi tương tác sau truyện
- Phát triển trí tuệ cảm xúc (EQ) và nuôi dưỡng tâm hồn của trẻ nhờ 1000+ truyện cổ tích dân gian, thơ, bài học cuộc sống chọn lọc
- Hệ thống bài học đồ sộ, bài bản
- Trẻ tự tin tiếp thu kiến thức mới trên lớp
- Cấp độ học từ Dễ đến Nâng cao phù hợp với trình độ và nhận thức của trẻ
Nguyên nhân khiến bà bầu tháng cuối ngủ nhiều
Thông thường, phụ nữ mang thai sẽ cảm thấy buồn ngủ và ngủ nhiều hơn trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ nhất và tam cá nguyệt thứ ba. “Thủ phạm” chính gây ra những cơn buồn ngủ này là do nồng độ hormone progesterone tăng lên cao.
Trong tháng cuối của thai kỳ, kích thước và trọng lượng của thai nhi đã phát triển rất lớn. Từ đó tạo áp lực lên nhiều cơ quan, bộ phận của mẹ như: tim, gan, thận và cả quá trình trao đổi chất cũng phải hoạt động “hết công suất”. Chính sự thay đổi này khiến bà bầu tháng cuối hay buồn ngủ và ngủ nhiều hơn.
Trong khi đó, các trường hợp mang thai tháng cuối ngủ ít hơn 6 tiếng mỗi ngày sẽ phải đối mặt với rất nhiều nguy cơ. Trước tiên, sức khỏe mẹ bầu bị giảm sút, ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi dẫn đến còi cọc, trí tuệ kém. Không có sức khỏe cũng là nguyên nhân khiến quá trình chuyển dạ, sinh con của sản phụ gặp khó khăn hơn, gia tăng khả năng sinh mổ. Thậm chí mẹ bầu có thể gặp các biến chứng thai sản nguy hiểm như sảy thai, sinh non, tiền sản giật,..
Xem thêm:
- Dấu hiệu có thai và trễ kinh: Tất tần tật các vấn đề phụ nữ cần quan tâm
- Tổng hợp các dấu hiệu có thai trước kỳ kinh giúp mẹ dễ dàng nhận biết
Bà bầu tháng cuối ngủ nhiều có tốt không?
Giấc ngủ có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi. Nếu thiếu ngủ, mẹ bầu có thể bị suy nhược cơ thể, dẫn đến khó sinh, thai nhi còi cọc, chậm lớn, thậm chí còn gia tăng nguy cơ sảy thai, sinh non,...
Đó là lý do vì sao các chuyên gia luôn khuyến cáo bà bầu cần đảm bảo ngủ đủ giấc mỗi ngày để có sức khỏe thai kỳ thật tốt. Vậy với trường hợp bà bầu tháng cuối ngủ nhiều có sao không?
Các chuyên gia cho biết, phụ nữ mang thai ngủ được là tốt nhưng không đồng nghĩa với việc mẹ bầu ngủ nhiều hơn mức bình thường. Để đảm bảo sức khỏe thai kỳ được tốt nhất, ngoài chất lượng giấc ngủ thì mẹ cũng cần đảm bảo có một chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt khoa học, hợp lý.
Việc bà bầu tháng cuối ngủ nhiều sẽ khiến quỹ thời gian vận động và bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể bị giảm xuống. Sự mất cân bằng này cũng gây ra nhiều ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Cụ thể:
- Mẹ bầu ngủ nhiều tháng cuối sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh thuyên tắc mạch phổi. Lý do bởi khi nằm lâu, các huyết khối tĩnh mạch ở chân sẽ di chuyển lên mạch phổi gây tắc nghẽn.
- Mẹ bầu tháng cuối buồn ngủ nhiều và ngủ nhiều sẽ dễ bị cứng cơ do vận động quá ít.
- Bà bầu tháng cuối hay ngủ nhiều có thể khiến chỉ số đường huyết có thể tăng cao, dẫn đến bệnh tiểu đường thai kỳ. Bệnh này gây nhiều nguy hiểm cho cả mẹ bầu và thai nhi.
Như vậy, câu trả lời cho thắc mắc “bà bầu tháng cuối ngủ nhiều có sao không” và “bà bầu tháng cuối ngủ nhiều có tốt không” là có rất nhiều ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của mẹ và bé. Để đảm bảo sức khỏe thai kỳ được tốt nhất, mẹ bầu cần có những giấc ngủ chất lượng. Lưu ý, ngủ quá nhiều hoặc quá ít đều không tốt và có thể gây ra hàng loạt hệ lụy khác cho sức khỏe.
Khát nước khi mang thai tháng cuối nhiều có sao không? Nguyên nhân và cách khắc phục
Bà bầu tháng cuối có được nằm võng không? Cách giúp mẹ ngủ ngon không cần võng
Bà bầu bị cảm cúm ở tháng thứ 9 có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào?
Hướng dẫn bà bầu tháng cuối ngủ đúng cách không ảnh hưởng đến thai nhi
Qua phần chia sẻ ở trên, chúng ta đã có câu trả lời cho thắc mắc “mẹ bầu ngủ nhiều có tốt không”. Nhìn chung, ngủ quá ít hay ngủ quá nhiều đều gây ra những hệ lụy không tốt đối với sức khỏe của người mẹ đang mang thai. Vì vậy, các chuyên gia luôn khuyến khích mẹ bầu thực hiện chế độ ăn - ngủ - nghỉ khoa học, hợp lý để thai nhi có điều kiện phát triển toàn diện nhất. Dưới đây là những điều mẹ bầu nên làm để có giấc ngủ tốt nhất:
-
Mẹ bầu nên ngủ đủ giấc từ 7-9 tiếng vào ban đêm. Ngoài ra, buổi trưa mẹ cũng nên chợp mắt nghỉ ngơi khoảng 30-45 phút để giảm bớt mệt mỏi và tỉnh táo hơn cho buổi chiều. Tuy nhiên, nếu ngủ trưa quá nhiều sẽ khiến bà bầu bị mất ngủ, trằn trọc vào ban đêm.
-
Mẹ nên tuân thủ giờ giấc đi ngủ và thức dậy đều đặn hàng ngày. Thời gian “vàng” để bắt đầu giấc ngủ là trước 11 giờ đêm và thức dậy vào 6 giờ sáng ngày hôm sau.
-
Trước khi đi ngủ, bà bầu tháng cuối nên đi vệ sinh và hạn chế uống nhiều nước để tránh bị tỉnh giấc nhiều lần giữa đêm do buồn tiểu.
-
Để đi vào giấc ngủ nhanh và dễ dàng hơn, bà bầu tháng thứ 9 nên giữ cho mình tâm trạng thoải mái, tránh căng thẳng, lo lắng và làm việc nặng nhọc,... Đặc biệt, mẹ cần tránh sử dụng các thiết bị điện tử (điện thoại, ipad, ti vi,...) khi lên giường sẽ khiến đầu óc căng thẳng hơn. Thay vào đó, lựa chọn một bản nhạc nhẹ nhàng, du dương hoặc đọc sách sẽ giúp đầu óc bà bầu được thư giãn, thoải mái và dễ ngủ hơn.
-
Khi ngủ, bà bầu tháng cuối nên nằm nghiêng mình sang bên trái và có thể thay đổi sang phải cho bớt mỏi người, đồng thời giảm bớt áp lực từ tử cung lên bàng quang, thận,...và giúp quá trình lưu thông máu tốt hơn. Một chiếc gối ngủ dành cho bà bầu hay chiếc chăn mỏng kê bên dưới bụng và lưng sẽ là lựa chọn tuyệt vời giúp thai phụ có giấc ngủ ngon hơn.
-
Ngoài những lưu ý trên, bà bầu tháng cuối ngủ nhiều có thể cải thiện bằng cách ăn uống đảm bảo đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Đặc biệt, mẹ nên cân đối lại thời gian vận động rèn luyện sức khỏe với các bài tập nhẹ nhàng, đơn giản như: đi bộ, tập yoga, kegel,... Đây không chỉ là cách giúp sức khỏe bà bầu dẻo dai, tâm trạng cải thiện tốt hơn mà còn giúp cho quá trình sinh nở diễn ra thuận lợi, dễ dàng, giảm bớt nguy cơ gặp biến chứng nguy hiểm.
Tóm lại, thông qua bài viết này chúng ta đã giải đáp được thắc mắc “bà bầu tháng cuối ngủ nhiều có sao không?” và nắm rõ những “mẹo” hay giúp thai phụ ngủ ngon hơn. Hy vọng từ những kiến thức này, mọi phụ nữ mang thai đều có thể áp dụng đúng cách và có sức khỏe thai kỳ được tốt nhất.
Nếu ba mẹ còn điều gì thắc mắc, hãy nhanh tay truy cập website Monkey.edu.vn ngay để tìm câu trả lời nhé. Tại đây, chúng tôi thường xuyên cập nhật các bài viết chia sẻ kiến thức sức khỏe, chăm sóc nuôi dạy con và hướng dẫn trẻ học tập.
Đồng thời, Monkey còn cung cấp các ứng dụng giáo dục giúp trẻ học giỏi Tiếng Anh - Tiếng Việt - Toán như: Monkey Junior, Monkey Stories, VMonkey và Monkey Math. Những ai đã, đang và sắp làm cha, làm mẹ thì nên tìm hiểu và đăng ký gói học sớm cho con học để phát triển toàn diện ngôn ngữ và tư duy ngay từ nhỏ nhé.
Trọn bộ ứng dụng giáo dục Monkey - Giải pháp số 1 giúp con giỏi tư duy và ngôn ngữ ngay từ nhỏ. |
Xem thêm:
Is Excessive Sleeping During Pregnancy a Problem? - Ngày truy cập: 8/9/2022
https://www.healthline.com/health/pregnancy/excessive-sleeping-during-pregnancy