Mẹ bầu 13 tuần có những thay đổi gì?
Thai kỳ

Mẹ bầu 13 tuần có những thay đổi gì?

Thúy Anh
Thúy Anh

19/05/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Có khá nhiều thay đổi của cả mẹ và bé ở giai đoạn mẹ bầu 13 tuần. Phụ nữ mang thai cũng phải lưu ý rất nhiều để thai kỳ khỏe mạnh.

Monkey Math
Monkey Junior
Tiếng Anh cho mọi trẻ em
Giá chỉ từ
699.000 VNĐ
1199.000 VNĐ
discount
Save
40%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Khởi đầu tốt nhất cho con bắt đầu học tiếng Anh. Con học càng sớm càng có lợi thế.
  • Tích lũy 1000+ từ vựng mỗi năm và 6000 mẫu câu tiếng Anh trước 10 tuổi.
  • Linh hoạt sử dụng trên nhiều thiết bị.
Monkey Math
Monkey Stories
Giỏi tiếng anh trước tuổi lên 10
Giá chỉ từ
699.000 VNĐ
1199.000 VNĐ
discount
Save
40%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Thành thạo các kỹ năng tiếng Anh ngay trước 10 tuổi với hơn 1000 đầu truyện, hơn 100 bài học, 300+ sách nói. Nội dung thêm mới mỗi tuần.
  • Hơn 1.000 đầu truyện, hơn 300 bài học, gần 300 sách nói - thêm mới mỗi tuần.
  • Phát âm chuẩn ngay từ đầu nhờ Monkey Phonics - giúp đánh vần tiếng Anh dễ như tiếng Việt.
Monkey Math
Monkey Math
Học toán
Giá chỉ từ
499.000 VNĐ
832.000 VNĐ
discount
Save
40%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Tự tin nắm vững môn toán theo Chương trình GDPT mới.
  • Bổ trợ kĩ năng tiếng Anh bên cạnh Toán.
  • Tạo nhiều hồ sơ để cùng học trên 1 tài khoản duy nhất, đồng bộ tiến độ học trên tất cả các thiết bị.
Monkey Math
VMonkey
Học tiếng việt
Giá chỉ từ
399.000 VNĐ
665.000 VNĐ
discount
Save
40%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Đánh vần chuẩn nhờ học phần Học Vần - cập nhật theo chương trình mới nhất của Bộ GD&ĐT.
  • Đọc - hiểu, chính tả tiếng Việt dễ dàng và nhẹ nhàng hơn ngay tại nhà.
  • Bồi dưỡng trí tuệ cảm xúc (EQ) nhờ hơn 450 câu chuyện thuộc 11 chủ đề, nhiều thể loại truyện.

Bà bầu tuần thứ 13 có gì khác?

Bước vào tuần thứ 13, mẹ bầu sẽ cảm thấy dễ chịu hơn vì các triệu chứng do ốm nghén giảm đi rõ rệt. Đa số phụ nữ mang thai không còn bị chứng buồn nôn hành hạ, mệt mỏi giảm bớt, nguy cơ sảy thai cũng ít đi. 

Lượng hormone trong cơ thể người mẹ tăng lên đáng kể, em bé phát triển hơn, kéo theo nhiều thay đổi trong cơ thể mẹ. 

Tim và hệ tuần hoàn

Ở tháng thứ 4 thai kỳ, chỉ số huyết áp ở phụ nữ mang thai có dấu hiệu bị giảm bởi sự mở rộng nhanh chóng của hệ thống tuần hoàn. Huyết áp sẽ giảm ở mức từ 5 đến 10 mmHg so với người bình thường.

Những biểu hiện như chóng mặt, dễ bị ngất xỉu nhất là trong thời tiết quá nóng cũng xuất hiện. Nguyên nhân là bởi nhiệt độ quá cao sẽ tác động lên các mạch máu nhỏ dưới da. Từ đó làm giảm huyết áp và máu không bơm kịp về tim. 

Cảm giác chóng mặt. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Hệ hô hấp

Em bé đã lớn thêm một chút khi bà bầu 13 tuần, dưới tác động của nội tiết tố progesterone giúp phổi của mẹ lấy được lượng không khí nhiều hơn.  

Nhịp thở của người mang thai nhanh hơn so với trước đây. Thậm chí hơi khó thở. Nhờ điều này, giúp cơ thể mẹ bầu mang được một lượng lớn oxy đến chia sẻ cho em bé, loại bỏ nhanh khí carbon dioxide khỏi cơ thể.

Hiện tượng khó thở. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Hệ thống tiêu hóa

Hệ thống tiêu hóa của mẹ bầu có xu hướng giãn nở nhờ vào nội tiết tố progesterone và estrogen tăng lên. Điều này dẫn đến hệ tiêu hóa của mẹ hoạt động chậm hơn. Nhờ vậy, các chất dinh dưỡng có thêm thời gian để chuyển vào máu và theo đó đến nuôi em bé. 

Tuy nhiên, cùng với hệ thống tiêu hóa hoạt động chậm, tử cung của mẹ bầu 13 tuần to ra, làm chèn lên các nội tạng lân cận. Kết quả là mẹ hay bị ợ nóng và táo bón.

Hiện tượng ợ nóng. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Ngực

Các ống của tuyến vú mẹ bầu bắt đầu dãn ra, phát triển lớn hơn để chuẩn bị cho việc tiết sữa. Vì vậy, ngực của mẹ sẽ lớn hơn trước đây, quầng vú chuyển màu thâm kèm theo các hạt li ti xung quanh.

Sữa non lúc này bắt đầu hình thành. Chỉ cần mát xa nhẹ nhàng vú và đầu vú, mẹ bầu sẽ thấy tiết ra một chút sữa non. 

Đường tiết niệu

Không chỉ hệ hô hấp, ngực, đường tiêu hóa giãn nở hơn mà nội tiết tố progesterone còn kích thích làm giãn ống dẫn nước tiểu. Tử cung càng lớn hơn còn làm cho dòng nước tiểu bị cản trở sự lưu thông. 

Những thay đổi trên của đường tiết niệu, cộng với việc glucose trong nước tiểu bài tiết nhiều hơn, có thể khiến bàng quang bà bầu 13 tuần dễ bị nhiễm trùng. 

Nếu chẳng may bà bầu bị nhiễm trùng đường tiết niệu, hãy tìm ngay đến sự giúp đỡ của bác sĩ. Bởi tình trạng này không chỉ khiến phụ nữ mang thai rất khó chịu, mà còn tăng nguy cơ sinh non trong thai kỳ.  

Vòng eo to hơn

Ở tháng thứ 4 thai kỳ, cùng với sự phát triển của thai nhi, sự lớn lên của tử cung, vòng eo của mẹ bầu gia tăng kích thước là điều đương nhiên. Nếu ai để ý chút sẽ dễ dàng nhận ra là bạn đang mang thai.

Hãy sắm ngay cho mình những bộ cánh rộng rãi, thoải mái hơn để giải phóng cơ thể, nhất là những khi thời tiết nóng bức. Cách này sẽ góp phần giúp mẹ và bé dễ chịu hơn.

Vòng eo sẽ trở nên to hơn. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Dịch âm đạo

Mẹ bầu 13 tuần đừng quá lo lắng vì dịch âm đạo tiết nhiều hơn so với trước đây. Nếu dịch chỉ có mùi nhẹ, ít nhưng thường xuyên thì không phải do viêm nhiễm đâu nhé. Đây chỉ là cách mà hệ thống cơ thể thay đổi để thích nghi với thai kỳ. 

Chất dịch âm đạo giúp cơ quan sinh dục của mẹ khỏi tình trạng nhiễm trùng. Ngoài ra, nó còn giúp cân bằng vi khuẩn trong âm đạo của mẹ bầu. 

Dịch âm đạo tiết ra nhiều hơn. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Đau vùng xương chậu

Thai kỳ ở tuần thứ 13 sẽ khiến mẹ bầu cảm nhận vùng bụng, xương chậu hơi đau. Đó là do dây chằng bị kéo căng theo sự giãn to của cổ tử cung.

Dù khá khó chịu nhưng bạn đừng lo lắng. Nếu đó chỉ là những cơn đau nhẹ, thoáng qua trong thời gian ngắn, đó là biểu hiện của cho sự lớn lên của thiên thần nhỏ. Tuy nhiên, nếu cơn đau kèm xuất huyết âm đạo thì mẹ bầu phải tìm đến bác sĩ ngay. Bởi đó có thể là dấu hiệu của việc sảy thai. 

Đau vùng thắt lưng. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Em bé đã phát triển những gì?

Mẹ bầu ở tuần thứ 13, thời điểm này em bé có sự phát triển nhiều mặt: 

  • Chiều dài bằng quả mận, cân nặng khoảng khoảng 35 gram.

  • Định hình rõ mắt và tai. Hai mí mắt chưa tách rời nhau để bảo vệ đôi mắt chưa phát triển hoàn thiện.

  • Xương đầu, xương cánh tay và xương chân dần hình thành từ các mô đang phát triển, đã có xương sườn bé xíu.

  • Có thể cử động thân mình nhưng chưa đủ mạnh. 

  • Bắt đầu có sự phát triển của dây thanh âm.

  • Hệ tuần hoàn hoạt động để thải độc tố khỏi cơ thể.

  • Phần đầu khá lớn so với thân. Hàng ngàn tế bào thần kinh được sản sinh ra mỗi giây.

Sự phát triển của thai nhi ở tuần thứ 13. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Xem thêm: Mẹ bầu 30 tuần bị đau bụng dưới có nguy hiểm không? Điều trị thế nào?

Những lưu ý đối với mẹ khi mang thai 13 tuần

Mẹ bầu 13 tuần đã cảm nhận rõ ràng hơn việc mình mang thai. Để thai nhi phát triển ổn định và bản thân mẹ được khỏe mạnh, phụ nữ mang thai cần lưu ý những điều sau:

Chế độ dinh dưỡng

Ở tuần đầu của tam cá nguyệt thứ 2, mẹ đã cảm thấy hào hứng hơn với việc ăn uống. Bởi cảm giác buồn nôn, ốm nghén đã giảm đi đáng kể. Giai đoạn này, em bé lại đang cần nhiều dưỡng chất hơn cho sự phát triển nhiều mặt, đặc biệt là cân nặng và chiều dài. 

Vì vậy, mẹ bầu cần cố gắng ăn uống đủ chất và cân bằng được các chất dinh dưỡng nạp vào cơ thể. Không phải là cứ ăn nhiều sẽ tốt cho mẹ và bé. Quan trọng là phải có chế độ dinh dưỡng hợp lý, khoa học để con phát triển mà mẹ cũng không bị mất dáng. 

Thai phụ cũng cần uống đủ 2 - 3 lít nước mỗi ngày, bữa ăn cần có đủ thực phẩm thuộc các nhóm chất khác nhau như protein, chất xơ, chất sắt, canxi,… 

Chế độ dinh dưỡng rất quan trọng. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Vận động

Tuần thứ 13 là thời điểm khá thoải mái đối với mẹ trong thai kỳ. Mẹ bầu đã dần thích nghi với việc mang thai, thai nhi đã ổn định hơn và vẫn chưa quá lớn. Lúc này, người mang thai có thể áp dụng các bài tập vận động nhẹ nhàng, động tác đơn giản như Yoga. 

Những bài tập vận động vừa sức giúp nhịp tim của mẹ tăng ở mức ổn định, các cơ được giãn nở thả lỏng hơn. Mẹ bầu sẽ cảm thấy khỏe hơn, cơ thể thư thái hơn; Giảm căng thẳng, mệt mỏi cho bản thân và có giấc ngủ sâu hơn.

Mẹ có thể tập một số bài yoga cơ bản. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Quan hệ khi mang thai

Nếu ở tam cá nguyệt đầu tiên, mẹ bầu nên kiêng cữ quan hệ, thì ở thời điểm mang thai 13 tuần, mẹ bầu có thể cân nhắc vấn đề này. Lúc này, em bé chưa quá lớn và thai nhi cũng đã ổn định, nguy cơ sẩy thai đã giảm. 

Nếu bản thân người mang thai không có vấn đề gì về sức khỏe đe dọa đến sự an toàn của bé thì vợ chồng bạn có thể quan hệ ở mức độ vừa phải. 

Tuy nhiên, nên tránh quan hệ tình dục nếu người mẹ bị một trong số các vấn đề sau: 

  • Tiền sử sinh non hoặc sảy thai.

  • Bị xuất huyết âm đạo nhưng chưa rõ nguyên nhân.

  • Bị tình trạng nhau tiền đạo, nhau thai bám thấp.

  • Eo tử cung bị hở.

  • Bị viêm nhiễm đường sinh dục.

Trường hợp không nên quan hệ tình dục. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Cẩn thận với những vết rạn da

Rạn da là hiện tượng phụ nữ mang thai xuất hiện các vệt màu đỏ hoặc hồng chạy theo chiều dọc ở vùng bụng, đùi, hoặc ngực. Những vết rạn da ở mẹ bầu chủ yếu do việc tăng cân quá mức khi mang thai.

Đa số phụ nữ mang thai sẽ bị rạn da. Nhưng ở mẹ bầu 13 tuần, thai nhi chưa quá lớn mà mẹ đã có vết rạn da thì càng cần phải cẩn thận. Hãy kiểm soát lại chế độ dinh dưỡng, kết hợp với vận động nhẹ để tăng cân với tốc độ an toàn. 

Những vết rạn da có thể xuất hiện. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Bạn cũng có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ trong việc sử dụng các sản phẩm kem bôi chống rạn da mà vẫn an toàn cho bé. 

Nếu áp dụng cách này mà vẫn không cải thiện được tình trạng trên, bạn cũng không nên quá lo lắng. Bởi các vết rạn này thường sẽ mờ dần sau khi sinh em bé.

Khám thai

Tuần thứ 13 của thai kỳ là thời điểm quan trọng cho việc khám thai mà mẹ bầu cần ghi nhớ. Bởi khi thai nhi được 11 đến 14 tuần tuổi, bác sĩ sẽ chỉ định làm một số xét nghiệm quan trọng để sàng lọc trước sinh cho bé. 

Các xét nghiệm gồm đo độ mờ da gáy, douple test, giúp phát hiện việc bé có nguy cơ mắc phải hội chứng Down và các dị tật bẩm sinh khác hay không. 

Siêu âm  giúp mẹ tầm soát dị tật thai nhi. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Khi nào nên gặp bác sĩ?

Mẹ bầu 13 tuần khi gặp phải vấn đề về sức khỏe trong thai kỳ, có nguy cơ hoặc biểu hiện của sảy thai như viêm đường tiết niệu, viêm âm đạo, đau vùng xương chậu kèm xuất huyết âm đạo… Hãy tham vấn ý kiến của bác sĩ để bảo vệ sức khỏe của mẹ và sự an toàn cho bé.

Nếu mẹ bầu bị hở eo tử cung rất dễ bị sảy thai ở tuần thứ 13. Lúc này, bạn cần liên hệ bác sĩ sản khoa. Bác sĩ có thể sẽ tư vấn cho bạn về biện pháp khâu eo tử cung, duy trì đến tuần thứ 14 thai kỳ. Đây là thời điểm phù hợp để thực hiện thủ thuật này, phòng ngừa nguy cơ sảy thai.

Khi nào cần gặp bác sĩ? (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Với những thông tin về mẹ bầu 13 tuần được chia sẻ ở trên, Monkey tin chắc bạn đã hiểu cơ thể của mình và bé con trong bụng đang cần những gì tại thời điểm này. Hãy thoải mái tận hưởng niềm vui làm mẹ mỗi ngày, chờ đón giây phút được ôm con vào lòng đang gần kề.

13 Weeks Pregnant - Truy cập ngày 17/05/2022

https://www.whattoexpect.com/pregnancy/week-by-week/week-13.aspx

13 Weeks Pregnant - Truy cập ngày 17/05/2022

https://www.babycenter.com/pregnancy/week-by-week/13-weeks-pregnant

13 Weeks Pregnant - Truy cập ngày 17/05/2022

https://www.pampers.com/en-us/pregnancy/pregnancy-calendar/13-weeks-pregnant

13 Weeks Pregnant: Symptoms, Tips, and More - Truy cập ngày 17/05/2022

https://www.healthline.com/health/pregnancy/13-weeks-pregnant

Thúy Anh
Thúy Anh

Với kinh nghiệm 3 năm viết bài đa lĩnh vực và thực hành nuôi dạy con thông qua ứng dụng Monkey hàng ngày. Tôi mong muốn chia sẻ những kiến thức dạy trẻ tốt nhất cho các phụ huynh đang đọc bài viết của mình

Bài viết liên quan

Trẻ em cần được trao cơ hội để có thể học tập và phát triển tốt hơn. Giúp con khai phá tiềm năng tư duy và ngôn ngữ ngay hôm nay.

Nhận tư vấn Monkey

Mua nhiều hơn, tiết kiệm lớn với Monkey Junior! Ưu đãi lên tới 50% khi mua combo 3 sản phẩm!

NHẬP THÔNG TIN ĐỂ NHẬN ƯU ĐÃI NGAY!

* Áp dụng giảm thêm 10% và nhận quà tặng kèm (khóa học/ học liệu/ túi tote) khi thanh toán online

promotion 1
promotion 2
promotion 3

NHẬP THÔNG TIN ĐỂ NHẬN ƯU ĐÃI NGAY!

* Áp dụng giảm thêm 10% và nhận quà tặng kèm (khóa học/ học liệu/ túi tote) khi thanh toán online