zalo
Thai phụ bị ốm nghén nôn ra máu có nguy hiểm không?
Thai kỳ

Thai phụ bị ốm nghén nôn ra máu có nguy hiểm không?

Thúy Anh
Thúy Anh

08/05/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Theo thống kê, có không ít mẹ bầu trong tam cá nguyệt thứ nhất gặp phải tình trạng ốm nghén nôn ra máu. Đây là dấu hiệu cảnh báo một vài vấn đề về sức khỏe mà thai phụ cần lưu tâm.

Dấu hiệu của tình trạng nghén nôn ra máu

Tình trạng nôn ra máu khi mang thai là hiện tượng trong dịch nôn có một lượng máu nhất định. Nguyên nhân có thể bắt nguồn từ các vấn đề sức khỏe khác nhau.

Mẹ bầu thường bị nôn ra máu trong 3 tháng đầu thai kỳ. Đây là giai đoạn ốm nghén diễn ra mạnh mẽ. Các dấu hiệu ốm nghén nôn ra máu bao gồm:

  • Máu nôn màu nâu, đỏ thẫm như bã cà phê hoặc có màu đỏ tươi.

  • Màu sắc và độ quánh của máu thay đổi tùy thuộc vào nguyên nhân gây xuất huyết.

  • Nôn ra máu khiến huyết áp tâm thu giảm nhanh.

  • Triệu chứng đi kèm nôn ra máu là đau bụng nhẹ, chóng mặt.

  • Có thể bị thổ huyết do chảy máu đường tiêu hóa như chảy máu dạ dày, chảy máu thực quản hoặc chảy máu hành tá tràng.

  • Tình trạng kéo dài dẫn đến việc mẹ bầu đi cầu phân đen hoặc đi cầu ra máu.

Dấu hiệu của tình trạng nghén nôn ra máu. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Ngay khi phát hiện bất kỳ triệu chứng nào bất thường, mẹ hãy đến bệnh viện nhanh chóng để được kiểm tra kỹ lưỡng.

Tại sao mẹ bầu bị ốm nghén nôn ra máu?

Theo chuyên gia, việc thai phụ bị nghén nôn ra máu là triệu chứng của tình trạng ốm nghén nặng. Hiện tượng này có thể do một số nguyên nhân như:

Viêm loét dạ dày

Mẹ bầu có thể bị viêm loét dạ dày trước đó do vi khuẩn HP hoặc do mẹ nôn ói quá nhiều khiến cho dạ dày bị tổn thương. Máu chảy từ vết viêm loét dạ dày sẽ lẫn vào thức ăn, thải ra ngoài theo cơn nôn. 

Bệnh đôi khi gây ra các cơn đau bụng kéo dài khiến mẹ mệt mỏi.

Viêm loét dạ dày. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Cơ thể mất nước

Mất nước vừa là nguyên nhân lại vừa là hệ quả khiến phụ nữ mang thai bị nôn ra máu. Việc nôn quá nhiều khiến cơ thể thai phụ mất nước. 

Nếu không bổ sung kịp thời, áp lực tăng lên, chất nôn trào ngược sẽ chứa máu và dịch vàng. Mẹ bị ốm nghén, nôn nhiều nên tăng cường nước và cân bằng điện giải. 

Cơ thể mất nước. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Tăng huyết áp

Hầu hết thai phụ đều bị hạ huyết áp nhưng nếu mẹ bị tăng huyết áp thì đôi khi cũng gây nghén nôn ra máu. Lúc này, phụ nữ mang thai cần được nghỉ ngơi nhiều để huyết áp thai kỳ ổn định, tránh căng thẳng tinh thần, mệt mỏi, đi khám thai định kỳ để được bác sĩ theo dõi tình hình sức khỏe.

Huyết áp cũng ảnh hưởng đến việc nôn ra máu. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Ngộ độc thực phẩm

Nếu mẹ bầu ăn phải thực phẩm ôi thiu, nhiễm khuẩn hoặc chứa chất độc hại thì cơ thể sẽ phản ứng lại gây ra tình trạng nôn ra máu. Tuy ngộ độc thực phẩm là vấn đề của đường tiêu hóa không quá nghiêm trọng nhưng phụ nữ mang thai cũng cần xem xét lại khẩu phần ăn uống của mình.

Dinh dưỡng mà mẹ hấp thụ sẽ truyền một phần đến thai nhi. Chất độc trong thức ăn có thể làm hại bé. 

Mẹ cần cẩn trọng đảm bảo vệ sinh thực phẩm, ăn đồ đã nấu chín, rửa kỹ, ngâm rau củ và trái cây trước khi ăn, tránh xa thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng và biến chứng thai kỳ.

Mẹ nên tránh xa các loại thực phẩm không đảm bảo vệ sinh. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Tác dụng phụ của thuốc

Trường hợp thai phụ dùng một số loại thuốc giảm đau không kê đơn như aspirin hay ibuprofen thì có thể bị kích ứng, nguy cơ viêm loét dạ dày tăng. Chưa kể, thuốc aspirin còn tác động đến yếu tố đông máu gây chảy máu dạ dày nặng làm mẹ nôn ra máu.

Một số thuốc gây ra tác dụng phụ. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Xơ gan

Trường hợp thai phụ bị xơ gan thì nghén nôn ra máu là một trong các triệu chứng bệnh. Máu nôn sẽ có màu đỏ tươi, sức khỏe của mẹ bầu cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Chảy máu thực quản

Các cơn nôn nghén mạnh khiến thức ăn và mật dịch dạ dày trào ngược qua thực quản, gây tổn thương khiến chảy máu thực quản. Khi đó, trong dịch nôn sẽ chứa máu tươi. Lượng máu ít hay nhiều sẽ phụ thuộc vào tình trạng tổn thương.

Nghén nặng dẫn đến chảy máu thực quản. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Chế độ ăn uống không hợp lý

Nếu mẹ bầu thiếu một chế độ ăn uống cân bằng thì cũng có nguy cơ bị thổ huyết. Trường hợp mẹ bầu không kiên trì tuân thủ theo khẩu phần ăn uống phù hợp thì cơ thể sẽ chống lại bằng cách khiến mẹ muốn nôn sau bữa ăn hoặc vào lúc sáng sớm.

Do đói bụng

Việc mẹ bầu để dạ dày rộng khi mang thai sẽ khiến cơ thể cảm thấy mệt mỏi, cồn cào, thậm chí là nôn ra máu. Mẹ rất cần những bữa ăn phụ đều đặn để không bị đói.

Thường xuyên để bụng đói là một trong những nguyên nhân. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Thai phụ nôn ra máu khi nghén có nguy hiểm không?

Mẹ bầu bị ốm nghén nôn ra máu có thể đối mặt với nhiều biến chứng như:

Thiếu máu

Xuất huyết, mất máu nhiều khiến cho cơ thể thai phụ bị thiếu hụt tế bào hồng cầu khỏe mạnh, dẫn đến nhiều vấn đề về sức khỏe, thai nhi cũng bị ảnh hưởng. Do đó, mẹ nôn ra máu nên lưu ý bổ sung nhiều thực phẩm lành mạnh, đầy đủ dưỡng chất để hồi phục tốt.

Nghẹt thở

Dịch nôn có lẫn máu trào ngược ra ngoài thường khiến mẹ bầu bị nghẹt thở, khó khăn khi nuốt thức ăn. Tình trạng này sẽ qua đi nhanh chóng. Trường hợp nó không thuyên giảm, mẹ cần báo cho bác sĩ.

Tình trạng nghẹt thở. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Căng thẳng, trầm cảm

Nôn nghén ra máu trong thai kỳ khiến nhiều mẹ bầu căng thẳng, lo lắng. Nếu mẹ không tìm ra nguyên nhân và khắc phục kịp thời, tình trạng này kéo dài có khả năng khiến mẹ trầm cảm. 

Mẹ có thể bị trầm cảm. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Do đó, mẹ hãy đến bệnh viện càng sớm càng tốt để kiểm tra y tế khi gặp bất cứ dấu hiệu biến chứng nào. Càng để lâu thì biến chứng sẽ càng nặng, nguy cơ cả mẹ và bé bị ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng cũng tăng cao.

Chẩn đoán khi bà bầu nôn ra máu

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng mẹ bầu bị nghén nôn ra máu. Khi đi thăm khám, bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng cũng như màu sắc của máu nôn. Thai phụ cũng cần báo cho bác sĩ biết về những triệu chứng mình gặp phải gần đây.

Để chẩn đoán bệnh, bác sĩ sẽ yêu cầu phụ nữ mang thai thực hiện một số xét nghiệm để xem xét có điều gì bất thường trong cơ thể hay không. Cụ thể một số xét nghiệm mẹ có thể được chỉ định là:

  • Chụp CT.

  • Siêu âm.

  • MRI.

  • Chụp X-quang.

  • Nội soi dạ dày và ruột.

Chẩn đoán bà bầu bị nôn ra máu. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Xem thêm: Mẹ bầu bị ốm nghén nặng: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách khắc phục

Mẹ bầu bị nôn ra máu cần làm gì?

Thai phụ bị ốm nghén nôn ra máu là dấu hiệu cảnh báo mẹ cần chú ý chăm sóc cơ thể cẩn thận. Bạn nên áp dụng một số phương pháp sau:

Phương pháp điều trị

Bác sĩ có thể chỉ định một số biện pháp điều trị nôn ra máu trong thai kỳ như:

  • Truyền máu.

  • Cho uống thuốc làm giảm lượng axit dạ dày.

  • Thở oxy.

  • Nội soi đường tiêu hóa trên, ứng dụng laser để ngăn ngừa chảy máu.

  • Tiêm tĩnh mạch

  • Trường hợp mẹ bầu bị xuất huyết hoặc viêm loét nặng thì bác sĩ sẽ chỉ định tiến hành phẫu thuật.

Bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Một số biện pháp giúp cơ thể hồi phục

Khi nôn ra máu, mẹ sẽ mất nhiều máu, cơ thể yếu đi. Điều này hoàn toàn không tốt cho sức khỏe thai nhi. Chưa kể, nghén nôn ra máu cũng khiến miệng thai phụ vô cùng khó chịu. Dưới đây là một số phương pháp giúp mẹ giảm tình trạng này:

  • Truyền nước biển và tiêm tĩnh mạch để bổ sung nước và giúp cơ thể hồi phục nhanh chóng.

  • Uống nước trái cây hoặc nước lọc thường xuyên để khôi phục sau khi mất nước.

  • Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, xây dựng một chế độ ăn cân đối để cung cấp khoáng chất quan trọng cùng năng lượng cho cơ thể.

  • Cung cấp đủ nước: Mẹ nên uống ít nhất 10 đến 12 ly nước hoặc nước trái cây tươi mỗi ngày nhằm tránh tình trạng mất nước, hồi phục cơ thể sau khi nôn nghén.

  • Chia thành nhiều bữa ăn nhỏ, mỗi bữa ăn cách nhau khoảng 2 giờ đồng hồ. Mỗi lần ăn, mẹ không nên ăn quá nhiều và cũng không được ăn nhiều trước khi đi ngủ.

  • Tập luyện điều độ với các bài tập nhẹ nhàng, điển hình như yoga để giúp mẹ hạn chế cảm giác buồn nôn.

  • Nghỉ ngơi hợp lý, không được để cơ thể quá căng thẳng nhằm tránh ảnh hưởng đến sự phát triển của bé.

Mẹ có thể phải truyền nước để hồi phục cơ thể. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Có rất nhiều tình trạng mẹ phải đối mặt khi mang thai đáng lưu ý. Mong rằng những chia sẻ trên đã giúp mẹ có thêm nhiều kiến thức hữu ích về vấn đề bị ốm nghén nôn ra máu. Ngay khi gặp phải triệu chứng này, mẹ hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được điều trị kịp thời!

What Does Vomiting Blood During Pregnancy Mean — and What Should You Do? - Truy cập ngày 06/05/2022

https://www.healthline.com/health/pregnancy/vomiting-blood-during-pregnancy

Vomiting Blood During Pregnancy: What Is Normal And When To See A Doctor - Truy cập ngày 06/05/2022

https://www.momjunction.com/articles/vomiting-blood-during-pregnancy_00376043/

Vomiting Blood During Pregnancy - Truy cập ngày 06/05/2022

https://parenting.firstcry.com/articles/vomiting-blood-during-pregnancy/

I'm seeing blood while vomiting. Is that normal? - Truy cập ngày 06/05/2022

https://www.parents.com/pregnancy/complications/im-seeing-blood-while-vomiting-is-that-normal/#:~:text=Seeing%20blood%20when%20you%20vomit,far%20the%20most%20common%20reason.

Thúy Anh
Thúy Anh

Với kinh nghiệm 3 năm viết bài đa lĩnh vực và thực hành nuôi dạy con thông qua ứng dụng Monkey hàng ngày. Tôi mong muốn chia sẻ những kiến thức dạy trẻ tốt nhất cho các phụ huynh đang đọc bài viết của mình

Bài viết liên quan

Trẻ em cần được trao cơ hội để có thể học tập và phát triển tốt hơn. Giúp con khai phá tiềm năng tư duy và ngôn ngữ ngay hôm nay.

Nhận tư vấn Monkey