Tỷ lệ thai nhi sinh ra có tật đầu nhỏ chiếm tỉ lệ rất ít song không ít trường hợp khi siêu âm phát hiện ra bệnh khiến nhiều mẹ lo lắng. Vậy thai nhi đầu nhỏ có sao không? Nó ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển của trẻ? Những thông tin được đề cập dưới đây sẽ làm sáng tỏ vấn đề để chị em cùng nắm rõ.
Hiện tượng vòng đầu thai nhi nhỏ hơn so với tuổi thai
Hiện tượng vòng đầu thai nhi nhỏ chính là kích thước phần đầu của bé nhỏ hơn so với chu vi vòng đầu đạt chuẩn được quy định theo tháng tuổi. Đầu bé lớn dần qua các tháng của thai kỳ là do phần não của bé phát triển và to ra. Việc thai nhi đầu nhỏ chứng tỏ có sự bất bình thường trong quá trình phát triển của não bộ.
Giai đoạn 3 tháng đầu
Khi bé được 12 tháng thì chu vi vòng đầu của bé phải đạt được 70 mm. Nếu siêu âm ở giai đoạn này mẹ phát hiện vòng đầu bé nhỏ hơn hoặc to lớn con số 70 thì phải tham khảo ý kiến bác sĩ để xem xét có cần can thiệp sớm hay không.
Giai đoạn 3 tháng giữa
3 tháng giữa là lúc bé đã được 24 tuần tuổi. Vòng đầu của bé ở thời gian này tối thiểu là 221 mm. Khi có kết quả siêu âm mẹ nên đọc kỹ các thông tin sức khỏe của bé để an tâm hơn về sức khỏe của con.
Giai đoạn 3 tháng cuối
Tật đầu nhỏ được phát hiện vào 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối thai kỳ. Trong khoảng thời gian nước rút này, khi mẹ đi kiểm tra thai kỳ lần cuối thì số đo vòng đầu của bé phải đạt từ 324 - 344 mm. Số đo nằm trong khoảng đó xem như não bộ của bé phát triển đầy đủ và không có dị tật.
Trên thực tế, mỗi lần khám thai các bác sĩ sẽ tiến hành đo kích thước xác định dị tật ở thai nhi. Do đó, có thể phát hiện tật đầu nhỏ ở thai nhi trong mỗi lần thăm khám. Tuy nhiên, bé chỉ có thể mắc chứng đầu nhỏ khi kích thước đầu của bé lệch đi so với tiêu chuẩn thông thường là 2 độ. Vòng đầu thai nhi càng nhỏ chứng tỏ nguy cơ gặp các vấn đề liên quan đến hệ thần kinh càng cao.
Nguyên nhân dẫn đến đầu thai nhi hơi nhỏ
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến đầu thai nhi hơi nhỏ. Nếu được phát hiện sớm và can thiệp kịp thời thì sức khỏe của trẻ sẽ đảm bảo hơn. Một số nguyên nhân gây ra tật đầu nhỏ ở thai nhi có thể kể đến như:
-
Do sản phụ bị nhiễm một số virus nguy hiểm gây bệnh. Cụ thể là các các bệnh truyền nhiễm như: thủy đậu, rubella, zika,...
-
Có thể do xuất phát từ cơ thể trẻ. Thai nhi bị đầu nhỏ do não không phát triển, chết não, teo não,...
- Chế độ dinh dưỡng của thai phụ không đảm bảo. Ăn không đúng giờ, làm việc nặng nhọc. Ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi và đặc biệt dễ khiến trẻ kém thông minh.
Chu vi vòng đầu thai nhi nhỏ có sao không?
Tỉ lệ xảy ra của bệnh vô cùng thấp. Tuy nhiên, không phải tất cả các trường hợp đầu nhỏ đều gây nguy hiểm và ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Số đo vòng đầu thai nhi càng nhỏ thì chứng tỏ bé có nguy cơ cao mắc các bệnh liên quan đến hệ thần kinh. Ngoài ra còn gây ra một số hệ lụy cho sức khỏe của bé như:
- Sức đề kháng của bé kém không có khả năng chống đỡ với các tác nhân gây bệnh ở ngoài môi trường.
- Dễ động kinh khi ở một độ tuổi nhất định.
- Não phát triển chậm dẫn đến trí tuệ kém phát triển.
- Giác quan còn nhiều khuyết điểm chưa hoàn thiện. Mắt dễ bị cận bẩm sinh.
Xem thêm: Dị tật tim bẩm sinh thai nhi có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào?
Mẹ bầu cần làm gì nếu đầu thai nhi hơi nhỏ?
Mẹ bầu nên hiểu rằng, khi một đứa bé khi sinh ra mắc chứng đầu nhỏ thì đồng nghĩa với việc điều này sẽ gắn liền với bé suốt đời. Do đó, bên cạnh việc mẹ cần phải đi khám thai đúng thời gian, chú ý đến lời khuyên của bác sĩ. Về lối sống hằng ngày cũng cần được chăm sóc để thai nhi có đầy đủ chất dinh dưỡng để phát triển. Một số điều mẹ cần làm khi đầu thai nhi bị nhỏ như:
Chế độ dinh dưỡng
Bà bầu cần phải bổ sung vitamin B. Nguồn vitamin B dồi dào có trong: Bông cải xanh, sữa, cá hồi, các loại họ đậu,...Vì vitamin B chiếm một vai trò cực kỳ quan trọng trong việc giúp quá trình bé phát triển ngày càng hoàn thiện hơn.
Bổ sung DHA vì nó giúp thai nhi tăng cường trí nhớ, cải thiện thị giác chống cận, hạn chế dị tật bẩm sinh. Các nguồn cung cấp DHA bà bầu có thể tham khảo như: Hạt óc chó, cá ngừ, lòng đỏ trứng,...
Luyện tập thể dục thể thao
Thai phụ không cần tập những động tác có tính chất quá mạo hiểm. Chỉ cần luyện tập những động tác nhẹ nhàng giúp các cơ trong cơ thể thả lỏng. Kiên trì tập luyện mỗi ngày để cơ thể mẹ có độ dẻo dai nhất định.
Khám thai
Mẹ thường xuyên đi khám thai định kỳ 2 tuần/lần để kịp phát hiện ra các chỉ số sức khỏe bất thường của bé. Đi khám đúng ngày đúng giờ. Mạnh dạn chia sẻ những cảm nhận, thay đổi của bản thân để bác sĩ đưa ra lời khuyên đúng đắn nhất.
Với những thông tin được đề cập đến. Hy vọng chị em đã có câu trả lời cho vấn đề “Thai nhi đầu nhỏ có sao không?”. Bên cạnh đó, nhắc nhở mẹ bầu nên có lối sống lành mạnh, ăn uống đầy đủ, luyện tập thể dục thể thao thường xuyên. Đảm bảo rằng sức khỏe của bản thân và bé luôn ở trong trạng thái lý tưởng nhất.