zalo
Dị tật tim bẩm sinh thai nhi có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào?
Thai kỳ

Dị tật tim bẩm sinh thai nhi có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào?

Thúy Anh
Thúy Anh

25/03/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Theo nhiều cuộc nghiên cứu, dị tật tim bẩm sinh thai nhi có tỷ lệ 8 ca mắc bệnh trong 1000 ca sinh. Đa phần các trường hợp bị dị tật tim bẩm sinh đều có thể sống đến tuổi trưởng thành. Làm thế nào để cha mẹ phát hiện bệnh sớm và khắc phục kịp thời?

Bệnh tim bẩm sinh là gì?

Bệnh tim bẩm sinh hay dị tật tim bẩm sinh (tiếng Anh là Congenital Heart Disease) là các dị tật liên quan đến cấu trúc của tim, chủ yếu ở cơ tim, van tim, buồng tim dẫn đến các hoạt động và chức năng của tim bị ảnh hưởng. 

Nguyên nhân gây bệnh tim bẩm sinh ở thai nhi là do các yếu tố phổ biến sau:

  • Mẹ nhiễm virus trong những tuần đầu mới mang thai: Cúm, Rubella 

  • Tự ý dùng thuốc không có chỉ định của bác sĩ, nhất là các thuốc thuộc nhóm thalidomide, lithium, hydantoin,...

  • Phụ nữ lạm dụng rượu, thuốc lá, tiếp xúc với các hóa chất độc hại khi mang thai.

  • Một số đột biến về gen hoặc nhiễm sắc thể của thai: Ba nhiễm sắc thể 18, ba nhiễm sắc thể 2,...

Bệnh xuất hiện từ những tuần đầu mẹ mang thai, trong giai đoạn quả tim đang hình thành và tồn tại đến sau sinh. Thai nhi bị bệnh tim bẩm sinh ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ.

Mẹ tự ý uống thuốc có thể là nguyên nhân dẫn đến bệnh. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Các loại dị tật tim bẩm sinh ở thai nhi

Một số căn bệnh thai nhi bị tim bẩm sinh có thể kể đến là:

Dị tật gây tắc nghẽn

Dị tật tim bẩm sinh thai nhi thuộc dị tật gây tắc nghẽn bao gồm những loại sau:

Hẹp van động mạch chủ

Van động mạch chủ hẹp sẽ làm giảm dòng chảy của máu giàu oxy từ tim đi nuôi các cơ quan trong cơ thể, khiến các cơ tâm thất trái phải hoạt động nhiều hơn. Trẻ sơ sinh bị dị tật này sẽ có triệu chứng đau ngực, mệt mỏi, chóng mặt, ngất xỉu. 

Hẹp van động mạch phổi

Nếu van động mạch phổi bị hẹp, quá trình tim bơm máu từ tâm thất phải lên phổi trở nên khó khăn hơn. Bé bị bệnh tim bẩm sinh thai nhi này, da thường trở nên xanh hoặc xám, thở nhanh, khó thở, hay mệt, biếng ăn và đổ mồ hôi lạnh.

Van động mạch chủ 2 lá

Van động mạch chủ phát triển hoàn thiện phải có đủ 3 mảnh, nếu trẻ được sinh ra chỉ có 2 mảnh sẽ dẫn đến van bị hẹp, khiến máu bị đẩy ngược về lại tâm thất trái thay vì lên động mạch chủ. Triệu chứng của dị tật tim bẩm sinh thai nhi này rất ít thấy ở trẻ sơ sinh, chỉ một số ít sẽ nghe tiếng rì rào ở tim. Khi bé lớn lên mới phát bệnh rõ, thường đau ngực, thở nông, ngất xỉu do lưu lượng máu lên não không đủ.

Van động mạch chủ 2 lá. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Hẹp dưới van động mạch chủ

Khiếm khuyết ở tim này ở trẻ có thể do bẩm sinh hoặc các bệnh lý cơ tim như cơ tim phì đại. Lúc này, tâm thất trái ngay dưới van động mạch chủ bị thu hẹp, vì thế mà kích thước đường dẫn máu của thất trái bị giảm và làm dày thành tâm thất trái. Dấu hiệu tim bẩm sinh ở thai nhi trong trường hợp hẹp dưới van động mạch chủ bao gồm khó thở, chóng mặt, thiếu máu lên não, suy tim,... 

Hẹp eo động mạch chủ

Dị tật này khiến quá trình vận chuyển máu đến các phần dưới cơ thể trở nên khó khăn và làm tăng huyết áp trên chỗ hẹp. Bệnh thường được biểu hiện sớm nhất vào tuần đầu tiên sau sinh với các triệu chứng như chóng mặt, khó thở, đau ngực, lạnh chân và chảy máu mũi. Nếu động mạch chủ quá hẹp, máu sẽ chuyển hướng hoạt động sang các động mạch nhỏ hơn gần kề và khiến các mạch này lớn lên.

Dị tật vách ngăn

Thai nhi có thể mắc một số dị tật vách ngăn bẩm sinh khi có tình trạng máu lưu thông giữa buồng tim phải và trái qua lỗ thông trên vách ngăn hai buồng tim này. Các dị tật bệnh tim bẩm sinh ở thai nhi khi bị ở vách ngăn bao gồm:

Thông liên nhĩ 

Trên vách ngăn giữa nhĩ trái và nhĩ phải của tim xuất hiện một lỗ thông, làm máu lưu thông giữa hai tâm nhĩ thay vì lưu thông từ tâm nhĩ xuống tâm thất như bình thường. Nếu bị dị tật tim bẩm sinh thai nhi ở dạng thông liên nhĩ trẻ sẽ có biểu hiện khó thở, dễ mệt, nhất là sau khi vận động, bị sưng bàn chân và rối loạn nhịp tim. 

Thông liên thất

Trên vách ngăn giữa thất phải và thất trái có một lỗ thông, khiến dòng máu lưu thông từ thất trái qua thất phải và gia tăng lưu lượng máu từ thất phải lên phổi. Nếu để bệnh kéo dài sẽ làm tăng áp lực lên động mạch phổi, khiến thai nhi bị tim to, con hay bị mệt mỏi, khó thở, làn da trở nên xanh xao, nhịp tim bất thường và rất khó tăng cân. 

Thông liên thất. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Bệnh tim bẩm sinh có tím

Dị tật tim bẩm sinh thai nhi này là sự kết hợp của khuyết tật tim xuất hiện sau khi sinh. Các loại bệnh tim bẩm sinh có tím thường gặp gồm hoán vị đại động mạch, tứ chứng fallot, tĩnh mạch phổi đổ lạc chỗ hoàn toàn, teo van ba lá,...

  • Tứ chứng Fallot: Đây là dị tật với 4 đặc trưng: Động mạch chủ “cưỡi ngựa” trên vách liên thất, thông liên thất, hẹp động mạch phổi và thất phải dày. 

  • Teo van ba lá: Không có van 3 lá giữa tâm thất phải và tâm nhĩ phải nên không có máu từ tâm nhĩ phải xuống trực tiếp tâm thất phải. 

  • Chuyển vị đại động mạch: Động mạch phổi và động mạch chủ bị đảo ngược vị trí. Cụ thể là động mạch chủ bắt nguồn từ tâm thất phải thay vì tâm thất trái và động mạch phổi bắt nguồn từ tâm thất trái thay vì tâm thất phải.

  • Tĩnh mạch phổi đổ lạc chỗ hoàn toàn: Toàn bộ máu của tĩnh mạch hệ thống và tĩnh mạch phổi đều dồn vào tâm nhĩ phải, làm giãn các buồng phải tim và động mạch phổi.

Các dị tật tim bẩm sinh thai nhi trên khiến cấu trúc tim bị ảnh hưởng, làm máu được bơm ra để nuôi cơ thể chứa ít oxy. Trẻ bị bệnh này sẽ thường xuyên ho, thở khò khè, nghỉ liên tục khi bú, chậm phát triển, da xanh xao, môi và đầu các chi chuyển màu tím khi khóc,...

Dị tật tim ở thai nhi được chia thành nhiều loại. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Còn ống động mạch

Bình thường sau khi sinh, ống động mạch nối động mạch chủ và động mạch phổi sẽ đóng lại. Nếu ống động mạch không đóng, trẻ sơ sinh sẽ bị dị tật còn ống động mạch. Dị tật này làm máu động mạch chủ và động mạch phổi bị pha trộn, khiến lưu lượng máu lên phổi tăng lên, lâu ngày gây tăng áp phổi. 

Khuyến khuyết này thường xuất hiện ở trẻ sinh non, do ống động mạch chưa có đủ thời gian để hoàn thiện về cấu trúc. Bé sinh đủ tháng nhưng bị dị tật bẩm sinh nguyên phát ở thành động mạch cũng có thể bị. Ngoài ra, thai nhi mắc phải hội chứng suy hô hấp, rối loạn di truyền, do mẹ nhiễm vi rút Rubella trong 3 tháng đầu mang bầu,... cũng có nguy cơ cao.

Còn ống động mạch là dị tật tim bẩm sinh thai nhi có thể gây ra các triệu chứng cho em bé như sau: Không muốn bú nên chậm tăng cân, mệt mỏi, khó thở và đổ mồ hôi khi bú hay khi khóc, hay bị viêm phổi, tình trạng ho sốt tái phát nhiều lần,...

Xem thêm: Tim đập nhanh khi mang thai có nguy hiểm không? Khi nào cần gặp bác sĩ?

Dị tật Ebstein 

Ebstein xuất hiện khi có sự phát triển bất thường của van ba lá và tâm thất phải. Cụ thể, van 3 lá có sự dịch chuyển xuống dưới thay vì ở giữa tâm nhĩ và tâm thất phải khiến tâm nhĩ phải sẽ lớn hơn và thất phải sẽ nhỏ hơn so với bình thường. Không những thế, các lá van này thường dính vào thành tâm thất phải nên nó không mở và đóng theo nhịp bình thường. Tình trạng này có thể khiến tim căng thẳng và lâu dần dẫn đến bệnh tim to ở thai nhi.

Tùy thuộc mức độ nghiêm trọng của những bất thường trên, các triệu chứng của dị tật Ebstein có thể thay đổi rất nhiều. Nếu rối loạn chức năng của van ba lá bị nặng, trẻ sinh ra sẽ có triệu chứng tím tái, khó thở, yếu ớt và sưng phù. Nếu bị nhẹ thì có thể không có triệu chứng cả cuộc đời.

Phát hiện bệnh tim bẩm sinh ở thai nhi như thế nào?

Chẩn đoán sớm các bệnh tim bẩm sinh đóng vai trò rất quan trọng trong việc đưa ra giải pháp can thiệp kịp thời, giúp chăm sóc sức khỏe của thai nhi và trẻ sơ sinh được tốt hơn. Với sự hỗ trợ của y học hiện đại có thể chẩn đoán hầu hết các bệnh tim bẩm sinh. Trong đó, siêu âm tim bẩm sinh thai nhi có thể phát hiện đến 90% các dị tật ở tim. 

Bà bầu có tiền sử bị tiểu đường hoặc bệnh tim, lupus ban đỏ, sử dụng thuốc chống động kinh,... Thai nhi xuất hiện các khiếm khuyết cấu trúc trong các hệ thống khác, bị nhiễm trùng, tăng trưởng chậm trong 3 tháng đầu,... thuộc nhóm có nguy cơ cao khiến thai nhi bị tim bẩm sinh. Vì vậy, mẹ không nên bỏ qua việc siêu âm tầm soát dị tật tim thai khi có thai.

Thời điểm tiến hành siêu âm tim thai thường thực hiện từ tuần thứ 18 - 24 của thai kỳ. Tuy nhiên, nếu sử dụng thiết bị hiện đại như siêu âm màu 4D thì có thể phát hiện bệnh tim bẩm sinh ở thai nhi sớm hơn, khoảng vào tuần thai thứ 12. Từ những chẩn đoán, bác sĩ sẽ thảo luận, tư vấn cách can thiệp tốt nhất để giảm thiểu đáng kể tỷ lệ mắc bệnh và tử vong ở trẻ sau sinh. 

Bệnh có thể phát hiện sớm bằng siêu âm thai. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Điều trị dị tật tim bẩm sinh ở thai nhi

Nếu phát hiện bệnh tim bẩm sinh sớm, thai nhi có thể được chữa khỏi dứt điểm. Trong trường hợp bệnh tim bẩm sinh ở thai nhi quá nặng và có tiên lượng xấu, bác sĩ sẽ chỉ định mẹ bầu chấm dứt thai kỳ. Vì thế, mẹ cần thực hiện xét nghiệm tầm soát tim thai ngay khi được bác sĩ chỉ định nhằm bảo vệ sự an toàn cho bé.

Điều trị dị tật tim bẩm sinh ở thai nhi như thế nào? (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Việc siêu âm tim thai và thăm khám thai định kỳ sẽ giúp bác sĩ phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường trên thai nhi. Mong rằng những chia sẻ trên đã giúp mẹ có thêm kiến thức hữu ích về tình trạng dị tật tim bẩm sinh thai nhi. Một số bệnh tim bẩm sinh có thể được chữa khỏi hoàn toàn, nên mẹ hãy cố gắng tuân thủ lịch khám được chỉ định bởi bác sĩ nhé!

What are Congenital Heart Defects? - Truy cập ngày 28/06/2022

https://www.cdc.gov/ncbddd/heartdefects/facts.html

5 Things to Know About Heart Defects - Truy cập ngày 28/06/2022

https://www.cdc.gov/ncbddd/heartdefects/index.html

Congenital heart defects in children - Truy cập ngày 28/06/2022

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/congenital-heart-defects-children/symptoms-causes/syc-20350074

Thúy Anh
Thúy Anh

Với kinh nghiệm 3 năm viết bài đa lĩnh vực và thực hành nuôi dạy con thông qua ứng dụng Monkey hàng ngày. Tôi mong muốn chia sẻ những kiến thức dạy trẻ tốt nhất cho các phụ huynh đang đọc bài viết của mình

Bài viết liên quan
Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!